Có cần thiết hình sự hóa việc sa thải lao động?

Từ ngày 1-7-2016, nếu sa thải người lao động trái pháp luật, người sử dụng lao động có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 162 Bộ luật Hình sự (sửa đổi) số 100/2015/QH13. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động, nhưng liệu có thực sự cần thiết trong xu thế doanh nghiệp phải cạnh tranh để thu hút và giữ lao động?
co can thiet hinh su hoa viec sa thai lao dong Băn khoăn với quy định phạt tù nếu sa thải người lao động trái luật
co can thiet hinh su hoa viec sa thai lao dong Quyền sa thải người lao động
co can thiet hinh su hoa viec sa thai lao dong Quy định bảo vệ việc làm chặt chẽ: Khó cho chủ sử dụng lao động!

Có cần thiết?

Trao đổi với TBKTSG, ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sản xuất - Thương mại May Sài Gòn, cho biết lao động là vấn đề sống còn đối với những công ty sử dụng nhiều lao động.

Theo ông Hùng, đối với những doanh nghiệp may mặc xuất khẩu có quy mô từ 1.000-2.000 công nhân, khách hàng của họ thường là công ty có tên tuổi nên đòi hỏi nhà cung ứng hàng hóa phải đảm bảo trách nhiệm xã hội. Do đó, nếu doanh nghiệp không chủ động chăm sóc lao động thì sẽ gặp khó khăn về khách hàng.

Cụ thể, dù có cung cấp hàng hóa chất lượng tốt, giá cả thấp đến đâu thì doanh nghiệp vẫn sẽ mất khách hàng nếu bị phát hiện vi phạm quy định về lao động, như sử dụng lao động cưỡng bức, lao động trẻ em (dưới 18 tuổi) hay vi phạm về thời gian làm việc đối với những công nhân đang mang thai...

Khách hàng ở nước ngoài đương nhiên sẽ không tự đứng ra thực hiện việc kiểm tra các vi phạm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, trong đó có vi phạm về lao động, mà họ thuê các công ty đánh giá độc lập để đến kiểm tra bất ngờ.

co can thiet hinh su hoa viec sa thai lao dong

Những công ty đánh giá độc lập có những cách kiểm tra để kết luận doanh nghiệp có thực hiện đúng quy định hay không. Họ thậm chí chọn từng công nhân và gặp riêng để hỏi thăm về mối quan hệ của doanh nghiệp với những lao động này để xem doanh nghiệp có đối xử tốt hay ức hiếp người lao động hay không. Thậm chí, có trường hợp công ty đi kiểm tra đột ngột đập vỡ kính hộp báo cháy khẩn cấp để xem công nhân có thực sự được doanh nghiệp tập huấn để đối phó với tình huống xảy ra hỏa hoạn hay không.

Nếu doanh nghiệp có những điểm sai sót, công ty đánh giá độc lập sẽ chỉ ra những điểm này để doanh nghiệp sửa chữa trong một thời gian nhất định và sẽ kiểm tra lại, nếu không khắc phục, doanh nghiệp sẽ bị điểm xấu về trách nhiệm xã hội, theo đó sẽ bị mất khách hàng, ông Hùng cho biết.

“Mối quan hệ giữa những người lao động và người sử dụng lao động, đặc biệt trong những ngành cần nhiều lao động, thì không cần Nhà nước phải thúc giục, lên tiếng răn đe, vì bản thân doanh nghiệp phải giữ mối quan hệ này vì sự sống còn của mình. Nếu có vi phạm trong việc sa thải lao động thì đây cũng chỉ là trường hợp cá biệt, mà đã là cá biệt thì liệu có nhất thiết phải hình sự hóa quan hệ lao động hay không?”, ông Hùng nói.

Tuy ủng hộ quy định mới này trong Bộ luật Hình sự, ông Phạm Xuân Trình, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Phong Phú, nêu ra thực tế hiện nay các doanh nghiệp (như Phong Phú) đều có giải pháp để tạo nên mối quan hệ hài hòa giữa người sử dụng lao động và lao động, tránh căng thẳng trong quan hệ này.

Theo ông Trình, trong thời gian tới, giữ chân người lao động sẽ là xu thế chung. Bởi vì lao động sẽ ngày càng khan hiếm nên doanh nghiệp phải đối xử với lao động ngày càng tốt hơn bằng những chương trình cụ thể để làm sao người công nhân cảm thấy họ đang được làm trong môi trường tốt.

Ngoài ra, Bộ luật Lao động đã ngày càng rõ ràng, và người lao động đã ngày càng hiểu rõ luật này hơn, doanh nghiệp ý thức càng công khai, minh bạch trong quan hệ lao động thì hoạt động của mình càng tốt hơn.

Liệu đã tính đến sự phức tạp khi thực hiện?

Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), điều 162 của Bộ Luật Hình sự mới khiến các chủ doanh nghiệp cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp trong những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày hết sức lo ngại.

Doanh nghiệp lo ngại hệ thống thực thi luật pháp của Việt Nam còn nhiều bất cập. Chỉ cần luận tội sai thì chủ doanh nghiệp phải đi tù, trường hợp này không chỉ có chủ doanh nghiệp bị ảnh hưởng mà thậm chí cả doanh nghiệp phải đóng cửa, ảnh hưởng đến nhiều người.

“Kể cả trong trường hợp chủ doanh nghiệp được xác định là có tội và phải đi tù, nhưng doanh nghiệp đó không có ai điều hành thì sẽ xử lý như thế nào? Phải đóng cửa hay có giải pháp nào khác?”, ông Kiệt đặt vấn đề.

Một điểm khác khiến doanh nghiệp lo ngại là với việc sa thải người lao động, đôi khi người chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện trước pháp luật (tổng giám đốc, giám đốc...) chưa hẳn là người trực tiếp ra quyết định mà thông thường là thông qua các ý kiến tham mưu như phòng quản lý nhân sự, hội đồng kỷ luật...

Trước đây, khi xảy ra vi phạm trong việc sa thải lao động, doanh nghiệp phải nộp tiền phạt hoặc bồi thường cho người lao động. Điều này chấp nhận được vì dù ai làm sai thì cũng đều phát sinh từ bộ máy của doanh nghiệp. Nhưng theo quy định của Bộ luật Hình sự mới, nếu phải đi tù thì không phải là doanh nghiệp đi tù chung chung mà phải cụ thể là một người nào đó trong doanh nghiệp.

Vậy ai sẽ là người đi tù?

“Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện trước pháp luật của doanh nghiệp phải ngồi tù với lý do rằng đó chính là người sử dụng lao động? Nếu vậy thì khả năng ngồi tù của bất kỳ chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện trước pháp luật nào cũng sẽ rất cao, đặc biệt là với doanh nghiệp sử dụng hàng ngàn hoặc thậm chí hàng chục ngàn lao động như ngành dệt may, da giày. Lúc này phải quay lại câu hỏi nêu trên: nếu không có người điều hành thì doanh nghiệp sẽ như thế nào?”, ông Kiệt đặt tình huống.

Theo ông Kiệt, “còn nếu như ai làm nấy chịu, ví dụ quyết định sa thải không đúng luật là do giám đốc của một bộ phận hay một chi nhánh thuộc công ty mà vị này đã được ủy quyền thì việc này xem chừng không ổn với quy định của luật vì luật quy định là người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm”.

Do vậy, theo ông Kiệt, khi Quốc hội thông qua điều luật này, có thể sự phức tạp của nó chưa được lường trước hết.

“Trong bối cảnh Chính phủ đang chủ trương khuyến khích khởi nghiệp và hạn chế tối đa việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, điều luật này có thể xem là một bước lùi, đi ngược với tinh thần trên”, ông Kiệt bình luận thêm.

Điều 162 (Bộ luật Hình sự 2015): Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật 1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây làm cho người bị thôi việc, người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công, thì bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm: a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức; b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động; c) Cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100-200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1-3 năm: a) Đối với 02 người trở lên; b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai; c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1-5 năm.
Thesaigontimes.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Du lịch Hà Nội - Khánh Hoà: Thêm kết nối, thêm cơ hội

Du lịch Hà Nội - Khánh Hoà: Thêm kết nối, thêm cơ hội

(LĐTĐ) Trong những năm qua, lượng du khách nội địa đến với Khánh Hoà từ Hà Nội đều tăng trưởng rất tốt. Ngành Du lịch Khánh Hoà xác định Hà Nội là cầu nối quan trọng giữa du khách và các địa phương
Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ  Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả

Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá cao sự phối hợp ngày càng khăng khít, chất lượng, hiệu quả giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và cho rằng, mối quan hệ phối hợp này đã đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước thời gian qua.
Thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triển Thủ đô

Thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Kết luận số 80-KL/TW của Bộ Chính trị về “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2024, tầm nhìn đến năm 2065” nhấn mạnh việc xác định giáo dục, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài là trụ cột mang tính nền tảng, nội dung cốt lỗi trong chiến lược xây dựng và phát triển Thủ đô.
Sôi nổi Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân

Sôi nổi Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân

(LĐTĐ) Ngày 26/5, tại Khu Công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố tổ chức Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024. Hoạt động đã thu hút sự tham gia của hơn 500 thanh niên và gia đình công nhân trên địa bàn thành phố.
Nỗ lực bảo vệ môi trường Thủ đô

Nỗ lực bảo vệ môi trường Thủ đô

(LĐTĐ) Tại kết luận số 80 của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, nêu rõ, một trong những yêu cầu cấp bách, cần thực hiện là bảo vệ môi trường.
Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

(LĐTĐ) Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, việc Quốc hội xem xét dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô đồng thời với nhau vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, trong đó có ít nhất là 25% tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách.

Tin khác

Hơn 1.600 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Gia Lâm

Hơn 1.600 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Ngày 25/5, tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Gia Lâm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm tổ chức Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Gia Lâm năm 2024.
Mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng cao hơn mức sống tối thiểu của người lao động

Mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng cao hơn mức sống tối thiểu của người lao động

Mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng cao hơn so với mức sống tối thiểu của người lao động dự kiến đến hết năm 2024 và cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025.
Người thầy hết lòng vì sự nghiệp giáo dục

Người thầy hết lòng vì sự nghiệp giáo dục

(LĐTĐ) Trong những năm qua, thầy giáo Phạm Trọng Bình - Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, luôn tận tụy, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục; có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác tổ chức Công đoàn, đạt nhiều hiệu quả rõ nét góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường.
Công nhân vẫn khó… có nhà!

Công nhân vẫn khó… có nhà!

(LĐTĐ) Khi hay tin từ Bắc tới Nam, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ triển khai hàng loạt nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, người lao động rất mừng. Nhưng đến nay, trong bối cảnh thu nhập giảm sút, giá nhà lại đang có xu hướng tăng cao… khiến giấc mơ có nhà để ở của công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiêp - chế xuất nói riêng, người lao động có thu nhập từ khá đến trung bình, thấp vẫn xa vời.
Chuyển đổi số phục vụ người dân hiệu quả

Chuyển đổi số phục vụ người dân hiệu quả

(LĐTĐ) Với quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, thời gian qua, song song với nỗ lực mở rộng lưới an sinh để ngày càng có nhiều người dân được đảm bảo cuộc sống và chăm sóc sức khỏe từ các chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), ngành BHXH đã không ngừng hiện đại hóa công tác quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động gắn với tăng chất lượng phục vụ và chỉ số hài lòng của người dân đối với chính sách BHXH, BHYT.
Người mang “luồng gió mới” trong công tác hoạt động của Hội Cựu chiến binh

Người mang “luồng gió mới” trong công tác hoạt động của Hội Cựu chiến binh

(LĐTĐ) Trách nhiệm, nhiệt tình, nhân ái, luôn hết lòng vì công việc và thể hiện tốt vai trò Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB)… Đó là cảm nhận chung của cán bộ, hội viên Hội CCB phường khi nhắc đến đồng chí Đoàn Viết Mạnh - Chủ tịch Hội CCB phường Đồng Mai (quận Hà Đông, Hà Nội). Người được ví như “luồng gió mới”, mang đến sức trẻ, sự nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm cao với hoạt động của Hội.
Hà Nội: Lao động giúp việc gia đình được trả lương cao hơn lương tối thiểu vùng

Hà Nội: Lao động giúp việc gia đình được trả lương cao hơn lương tối thiểu vùng

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, người sử dụng lao động trả tiền lương giúp việc gia đình cao hơn mức lương tối thiểu vùng trong khu vực, dao động từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.
Bình Dương: Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo người lao động trong Tháng Công nhân

Bình Dương: Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Cùng với các hoạt động chăm lo về vật chất lẫn tinh thần cho đoàn viên, người lao động (NLĐ), Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương còn tổ chức nhiều hoạt động tri ân, tôn vinh lao động giỏi, lao động sáng tạo...
Khi thực hiện cải cách tiền lương, đối tượng nào bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề?

Khi thực hiện cải cách tiền lương, đối tượng nào bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề?

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức, viên chức. Riêng đối tượng quân đội, công an, cơ yếu được giữ lại phụ cấp thâm niên nghề để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức.
Cần có căn cứ xác định mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương

Cần có căn cứ xác định mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương

(LĐTĐ) Theo quy định hiện hành, mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở (1,8 triệu đồng). Tuy nhiên, khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7 tới, cần có hướng dẫn để xác định mức hưởng lương hưu thấp nhất...
Xem thêm
Phiên bản di động