Quy định bảo vệ việc làm chặt chẽ: Khó cho chủ sử dụng lao động!

Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, các quy định chặt chẽ về bảo vệ việc làm khiến chủ sử dụng lao động ở Việt Nam khó sa thải nhân viên làm việc không hiệu quả.
Sử dụng lao động cao tuổi
Dự luật ATVSLĐ: Cần làm rõ vai trò của giới chủ sử dụng lao động

Năng suất lao động tăng thấp

Theo bản báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam do WB vừa công bố, ngoài việc phân tích bối cảnh quốc tế cùng cập nhật tiến độ cải cách và các thách thức đặt ra cho nền kinh tế VN, báo cáo này cũng dành một phần quan trọng để phân tích về thị trường lao động (LĐ), các quy định và thể chế thị trường lao động hiện đại ở Việt Nam cũng như mô tả chi tiết những dịch chuyển mạnh mẽ trong bức tranh về việc làm trong vòng 25 năm qua.

Theo WB, 25 năm qua, Việt Nam nhanh chóng chuyển từ việc làm hoàn toàn mang tính chất nông nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sang công nghiệp, dịch vụ, ngoài nông nghiệp, DN tư nhân trong và ngoài nước. Với sự chuyển dịch mạnh mẽ này, hiện nay trong tổng số 52,6 triệu người LĐ ở Việt Nam, thì LĐ cá thể, hộ gia đình trong nông nghiệp chiếm 43%, ngoài nông nghiệp chiếm 21%, còn lại là LĐ làm công ăn lương chiếm 36% (tương đương 18,7 triệu người).

“Trong số LĐ làm công ăn lương có 11,3 triệu người có hợp đồng LĐ (chiếm 22%). Trong đó, tỷ lệ có hợp đồng cao nhất là tại cơ quan nhà nước với 4 triệu người (chiếm 7,6%), tiếp đó là LĐ tại DN tư nhân: 3,9 triệu người (7,5%), tại DN FDI 2 triệu người (3,8%) và tại DNNN 1,4 triệu người (2,6%). Các số liệu này cho thấy, cứ 10 người lao động (NLĐ) thì có 1 người làm công ăn lương tại khu vực tư nhân. Việc tăng LĐ làm công ăn lương ở khu vực tư nhân đóng vai trò nền tảng giúp cải thiện mức sống ở Việt Nam”, báo cáo nêu rõ.

Quy định bảo vệ việc làm chặt chẽ: Khó cho chủ sử dụng lao động!
NLĐ ngày càng được bảo vệ

Khi so sánh mức lương tối thiểu/mức lương trung bình của khối phi nhà nước, tỷ lệ tại Việt Nam cao hơn đa số các nước khác. Sau những lần tăng gần đây, các mức lương tối thiểu (khối phi nhà nước) là khoảng 1/2 mức lương trung bình. Lương tối thiểu đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2006, trong khi năng suất LĐ tăng thấp hơn nhiều. Theo nhận định của WB, lương tối thiểu đặc biệt cao nếu được thực hiện, sẽ có khả năng cắt giảm việc làm chính thức do “hiệu ứng hải đăng” nếu một số lao động được trả nhiều lương tối thiểu. Bởi Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) một phần là nhờ chi phí nhân công rẻ nên tồn tại rủi ro mức lương tối thiểu rất cao sẽ ngăn cản thu hút vốn đầu tư FDI và việc làm tạo ra nhờ FDI. Tăng mức lương tối thiểu góp phần làm giảm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các quốc gia như Băng-la-đét hoặc Căm-pu-chia, những nước có mức tiền lương thấp hơn Việt Nam.

Ngoài ra, một điểm đáng lưu ý nữa trong bản báo cáo của WB là mức lương tối thiểu chưa được thực hiện đầy đủ, đặc biệt đối với LĐ không có hợp đồng. Nhìn chung, 8% lao động toàn thời gian được trả thấp hơn lương tối thiểu. Trong khu vực chính phủ, DNNN và doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài, đa số LĐ có hợp đồng lao động và rất ít trong số họ nhận lương thấp hơn lương tối thiểu. Tại các doanh nghiệp tư nhân trong nước, 11% lao động không có hợp đồng được trả thấp hơn lương tối thiểu. Con số lao động nhận lương thấp hơn lương tối thiểu cao nhất trong nhóm lao động làm việc cho hộ kinh doanh không có hợp đồng lao động (17%). Theo báo cáo của các công ty may mặc tham gia chương trình Better Work Việt Nam, 7% không trả công ít nhất bằng lương tối thiểu cho số giờ làm việc bình thường.

Khó khăn trong sa thải nhân viên kém

Các quy định này có thể là rào cản với tăng trưởng việc làm được trả công trong tương lai. Đặc biệt, các quy định bảo đảm việc làm khá chặt chẽ đã làm khó khăn trong việc sa thải nhân viên làm việc không hiệu quả và cắt giảm việc làm tại những thời điểm ít nhu cầu. Việc này có thể khiến các Cty “kén” tuyển LĐ, làm giảm việc làm chính thức và năng suất LĐ nói chung.

Báo cáo của WB đánh giá cao quy định pháp luật về bảo vệ việc làm (EPL) ở Việt Nam, cho rằng các quy định bảo vệ người LĐ (nhất là những thay đổi của Bộ luật Lao động Việt Nam năm 2012 ) rất tốt, “khắt khe” hơn nhiều so với tiêu chuẩn toàn cầu và so với nhiều nước khác. Điều này có lợi cho NLĐ đang có việc làm, trong khi ít đem lại cơ hội mới cho “người ngoài cuộc” (là những người vẫn chưa có việc làm, đặc biệt là đối với lao động trẻ, phụ nữ, người mới tham gia thị trường lao động và lao động không có trình độ) và cũng khó cho chủ LĐ khi muốn sa thải nhân viên. Các quy định này có thể là rào cản với tăng trưởng việc làm được trả công trong tương lai. Đặc biệt, các quy định bảo đảm việc làm khá chặt chẽ đã làm khó khăn trong việc sa thải nhân viên làm việc không hiệu quả và cắt giảm việc làm tại những thời điểm ít nhu cầu. Việc này có thể khiến các Cty “kén” tuyển LĐ, làm giảm việc làm chính thức và năng suất LĐ nói chung.

Để khuyến khích sự tăng trưởng lâu dài của việc làm, ông Sandeep Mahajan, Chuyên gia Kinh tế trưởng của WB đã đưa ra những gợi ý về việc tiếp tục chuyển đổi thị trường LĐ của Việt Nam: “Nên điều hòa việc tăng lương tối thiểu trong tương lai đi liền với tăng năng suất LĐ. Cùng với đó, nới lỏng các quy định đối với các DN cho thuê lại LĐ và các hợp đồng tạm thời, hợp đồng thuê ngoài. Thúc đẩy sự đồng thuận trong thị trường LĐ bằng việc cải cách hệ thống quan hệ LĐ, giúp cho quyền lợi NLĐ được đại diện tốt hơn”.

Ngoài ra, WB cũng cho rằng, Việt Nam còn thiếu các thể chế thích hợp để đàm phán và giải quyết tranh chấp liên quan tới LĐ, đồng thời đưa ra một số gợi ý chính sách để giải quyết những điểm yếu này, nhằm khuyến khích phát triển một thị trường LĐ hiệu quả hơn.

K.Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024, ảnh hưởng và kỳ vọng của doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024, ảnh hưởng và kỳ vọng của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, nhiều người lao động đang chờ đợi sự thay đổi tích cực trong thu nhập của mình, với mức lương tối thiểu có thể tăng từ 200.000 đến 280.000 đồng/tháng, tùy theo vùng, kể từ ngày 1/7/2024.
Khánh thành tượng đài V.I Lênin ở trung tâm thành phố Vinh

Khánh thành tượng đài V.I Lênin ở trung tâm thành phố Vinh

(LĐTĐ) Sáng 16/4/2024, tại TP. Vinh, UBND tỉnh Nghệ An và chính quyền tỉnh U-li-a-nốp chính thức khánh thành tượng đài V.I.Lê-nin nhân dịp kỷ niệm 154 năm ngày sinh V.I. Lênin (22/4/1870 – 22/4/2024)
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD).
Bắt nhóm đối tượng cướp giật, trộm cắp tài sản

Bắt nhóm đối tượng cướp giật, trộm cắp tài sản

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Đinh Văn Tuân (sinh năm 2001; trú tại xã Phù Nham, huyện Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái), Nguyễn Trọng Chiến (sinh năm 2000; trú tại phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để điều tra làm rõ hành vi cướp giật tài sản, Lê Văn Nam (sinh năm 2001; trú tại phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm) về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
TP.HCM: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

TP.HCM: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

(LĐTĐ) Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò then chốt, xuyên suốt nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 trên tinh thần "từ sớm, từ xa", giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.

Tin khác

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại, như số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.
Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

(LĐTĐ) Qua 3 năm diễn ra thành công, năm 2024, Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” do báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức đã được nâng tầm thành Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” để tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thông điệp vì cộng đồng.
Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

(LĐTĐ) Đồng Tháp là một xã thuộc huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Nơi đây được coi là “thủ phủ” của hoa đồng tiền. Với trên 25ha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Hợp tác xã (HTX) Hoa Đồng Tháp đã mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân ở nơi đây.
Xem thêm
Phiên bản di động