Chuyện về những “chiến binh” thầm lặng trong cuộc chiến chống dịch

(LĐTĐ) Trong những ngày cao điểm chống dịch, nhiều cán bộ phường phải làm việc với hơn 100% sức lực, ngất lịm phải truyền nước nhưng vừa rút kim tiêm lại lao vào công việc. Thậm chí, họ còn phải rời xa gia đình, người thân, đi sớm về khuya, không quản ngại gian khó sẵn sàng túc trực tại nơi nguy hiểm; vừa hoàn thành trách nhiệm, vừa đem theo niềm tin đất nước sẽ thắng giặc Covid-19.
Đánh giá cấp độ dịch theo kiểu mới, Hà Nội chỉ còn 13 xã phường cấp độ 3 Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết lực lượng tuyến đầu chống dịch LĐLĐ huyện Đan Phượng thăm, tặng quà các y, bác sĩ tuyến đầu phòng, chống dịch

Rút ống truyền lại lao vào công việc

Trong ký ức của chị Nguyễn Thị Hoa - cán bộ Văn hóa Thông tin phường Vĩnh Tuy, quận Ba Đình, Hà Nội, lần mà chị cấp cứu vì ngất xỉu, phải truyền nước tại Bệnh viện Dệt May cũng là khoảng thời gian mà chị nhớ mãi khi tham gia làm công tác phòng, chống dịch. Lúc đó khoảng đầu tháng 9/2021, khi mà người dân ra ngoài bắt buộc phải có giấy đi đường, chốt trực mà chị Hoa tham gia là một trong những điểm kiểm soát thuộc nút giao thông quan trọng Hà Nội liên các tỉnh.

Chuyện về những “chiến binh” thầm lặng trong cuộc chiến chống dịch

Chị Nguyễn Thị Hoa - Cán bộ Văn hóa Thông tin phường Vĩnh Tuy đang hỗ trợ nhập dữ liệu xét nghiệm trong KĐT Times city khi có ca F0.

Chốt kiểm soát dịch chị Hoa trực ban đầu chỉ có 6 người, gồm: 2 cán bộ Ủy ban phường, 2 công an, 2 dân quân, sau đó được bổ sung thêm các đồng chí trên quận Hoàng Mai về hỗ trợ. Theo sự chỉ đạo, chị Hoa chủ yếu trực ở 2 chốt chính nằm dưới chân cầu vượt Vĩnh Tuy và chốt còn lại ở Kim Ngưu. Thời điểm đó, Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, người đi làm giảm hẳn nhưng mật độ tham gia giao thông vẫn khá đông. Nhất là tuyến đường Minh Khai - Cầu vượt Vĩnh Tuy còn có cả lưu lượng xe ở các tỉnh khác để phục vụ vận chuyển lương thực, các nhu yếu phẩm.

Chị Hoa vẫn còn nhớ: "Cơ quan chúng tôi trực 24/7 và sẽ được phân công trực ở các chốt kiểm soát dịch. Bắt đầu vào ca trực là 6 giờ sáng, tôi đã phải rời khỏi nhà thật sớm từ lúc 5 giờ. Hầu như ngày nào cũng đi làm tờ mờ sáng đến tận đêm, có hôm về được nhà sớm cũng đã 12 rưỡi đêm, 1 giờ sáng; đợt cao điểm cấp giấy đi đường có hôm về lúc 2-3 giờ sáng. Công việc quá nhiều, đi tiêm, đi phục vụ xét nghiệm, đi trực chốt nên về muộn là không tránh khỏi".

Khi chúng tôi hỏi về lý do bị ngất xỉu trong lúc tham gia chống dịch, cán bộ Văn hóa Thông tin phường Vĩnh Tuy kể: "Dịch bệnh căng thẳng, chế độ ăn uống thất thường, đa phần sáng chưa kịp ăn thì đã phải làm việc quần quật đến đầu giờ chiều. Ngoài ra chúng tôi còn hỗ trợ cho đội tiêm phòng, phục vụ xét nghiệm ở các địa bàn đến 2-3h sáng, làm nhiều quá, sức khỏe cũng không được đảm bảo, ít thời gian nghỉ ngơi, tôi bị ngất và phải đi cấp cứu. Vài tiếng sau khi được truyền nước, truyền canxi và thở oxy thì khoảng 3-4 tiếng là tỉnh hẳn. Nhưng cũng chỉ dám nghỉ thêm một chút, rút ống truyền là tôi lại lao đầu vào công việc".

Được biết, ở phường chị Hoa còn làm phát thanh và nhiều công việc liên quan khác nên cô gái sinh năm 1993 này không muốn nghỉ ngơi ngay cả khi bị ngất xỉu nhập viện. Đến nay, chị vẫn tràn đầy nhiệt huyết và vẫn xung phong đi trực chốt nếu Thành phố cần: "Đi chống dịch nhiều lúc cũng rất vui, khi chúng tôi trực chốt giao thông, người dân xung quanh rất quý; ngày nắng nóng được mời uống nước chanh, ăn chè của người dân mang đến cũng đã là một điều hạnh phúc sau chuỗi ngày vất vả".

Gác lại việc riêng để đi chống dịch

Ngoài lực lượng bảo vệ trực chốt kiểm soát dịch, cán bộ đoàn thanh niên cũng góp sức không nhỏ vào công tác chống dịch trên địa bàn Thành phố. Anh Bùi Công Thành - Bí thư đoàn phường Phương Canh (quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội) vẫn chưa từng quên những ngày Thủ đô có chỉ thị giãn cách xã hội, gần như đêm nào anh cũng phải thức đến gần sáng, phối hợp với lực lượng công an để xử lý những trường hợp di chuyển sai quy định đến địa bàn của phường.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Thành nói: “Thời gian đó đi sớm về khuya gác tại nhiều chốt dịch. Vợ tôi là điều dưỡng của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và vẫn đang tiên phong đi một đợt chống dịch nữa mà chưa biết ngày trở về. Con tôi vừa vào Tiểu học, không có người để kèm cặp mà cả 2 vợ chồng cùng đi chống dịch cũng đã đem lại áp lực ít nhiều”.

Chuyện về những “chiến binh” thầm lặng trong cuộc chiến chống dịch
Anh Bùi Công Thành - Bí thư đoàn phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Theo anh Thành, trên địa bàn phường Phương Canh hiện nay cán bộ phường vẫn đang tập trung làm công tác truy vết, khoanh vùng và hướng dẫn cách ly, điều trị, không có nhiều công việc như đợt giãn cách xã hội; nhất là tập trung triển khai hoạt động của trạm y tế lưu động. Riêng đợt giãn cách, đội ngũ cán bộ cũng đã vận động hàng nghìn suất quà là các mặt hàng nhu yếu phẩm, phục vụ cho những người mắc kẹt tại Thành phố, nhất là những người không về được quê.

Anh Trần Văn Thắng - Chủ tịch Hội nông dân xã Trung Châu (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) cũng rất nhiệt tình tham gia hỗ trợ vận chuyển hơn 10 tấn rau củ quả, các nhu yếu phẩm cho nhiều hộ gia đình đang cách ly tại các chốt kiểm soát dịch trên địa bàn huyện Đan Phượng.

Chia sẻ về phần công việc của mình đã làm, anh Thắng chỉ cười và nói: “Lắm lúc về nhà tôi toàn phải ăn cơm sau vì công việc đi đêm về khuya, vận chuyển rau củ quả cho người dân, bán hàng hộ cho dân. Tôi vận động được hội viên và nhân dân ủng hộ rau củ quả và là người làm đầu tiên trong huyện thực hiện được ý tưởng này. Rau củ quả vận động cũng được mang lên huyện để tặng các xã khác, người dân còn thích ủng hộ nữa, nhờ đó mà tôi cảm thấy rất hạnh phúc và muốn tiếp tục với công việc hỗ trợ chống dịch”.

Cuộc chiến chống dịch Covid giờ bước sang một giai đoạn mới, nhưng những cán bộ phường vẫn làm công việc cũ là tham gia ngăn dịch Covid bùng phát. Họ là những “chiến binh” thầm lặng trong cuộc chiến này.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn ngành Giao thông Hà Nội: Triển khai Tháng công nhân thiết thực, hiệu quả

Công đoàn ngành Giao thông Hà Nội: Triển khai Tháng công nhân thiết thực, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Công đoàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức phát động Tháng Công nhân - Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động 2024. Đáng chú ý, bên cạnh việc đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên, người lao động, nhân dịp này Công đoàn ngành GTVT Hà Nội cũng tổ chức nhiều hoạt động hướng về đoàn viên, người lao động, trong đó quan tâm và triển khai mạnh công tác khám sức khỏe miễn phí cho người lao động ngành Giao thông Thủ đô.
Công đoàn thành phố Vinh sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, lan toả trong Tháng Công nhân

Công đoàn thành phố Vinh sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, lan toả trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Vinh tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

(LĐTĐ) Hoà 2-2 ở cả hai hiệp đấu chính và phụ, cả U23 Hàn Quốc lẫn U23 Indonesia phải đá luân lưu. Sau tận nửa tiếng đồng hồ với 11 lượt sút, U23 Indoensia đã có mặt ở bán kết.
Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

(LĐTĐ) Sau khi thị xã Bến Cát chính thức lên Thành phố, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện và 5 thành phố. Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương có nhiều thành phố nhất cả nước.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và tổng kết chuyên đề Văn hóa - Thể thao năm 2023.
Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

(LĐTĐ) Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy góp ý, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất là ở 3 chế độ: Thu nhập, nhà ở, vị trí việc làm phù hợp.

Tin khác

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

(LĐTĐ) Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tổ chức điều chuyển vắc xin giữa các địa phương và nỗ lực phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) để có thể sớm tiếp nhận vắc xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.
Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

(LĐTĐ) Chiều 26/8, theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 3.195 ca mắc Covid-19 (giảm 151 ca so với ngày trước đó). Ngoài ra, trong 24 giờ qua, số bệnh nhân nặng, phải thở ô xy tăng lên 162 ca (tăng 23 ca so với ngày trước đó) và không ghi nhận ca tử vong.
Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Công an tổ chức hội nghị về nhiệm vụ, giải pháp công tác phòng, chống dịch bệnh và đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong Công an nhân dân. Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Bộ Công an, chủ trì hội nghị.
Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam có những diễn biến mới phức tạp, gia tăng số ca mắc bệnh với sự xuất hiện của nhiều ca mắc biến chủng mới BA.04, BA.05… Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương, quyết liệt hơn nữa việc đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi.
Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mới đây đã ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND về việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19, liều nhắc lại lần 2 (mũi 4).
Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Quyết định số 1226/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn điều chỉnh một số quy định về sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và thu dung điều trị người mắc Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Y tế cho biết đã có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế nội địa (di chuyển nội địa, nơi công cộng, nhà hàng...) trong phòng, chống dịch Covid-19.
Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

(LĐTĐ) Theo Bộ Y tế, các cán bộ, nhân viên có liên quan đến công tác cấp "Hộ chiếu vắc xin" Covid-19, nếu để xảy ra các biểu hiện tiêu cực thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Dự kiến, đối tượng tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 là người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19, cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động