Chuyện về bộ quần áo giản dị Bác mặc ngày đọc Tuyên ngôn Độc lập

(LĐTĐ) Ngày 2/9/1945, trong bộ trang phục thể hiện phong cách giản dị của Người, Hồ Chủ Tịch đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cận cảnh ngôi nhà 48 Hàng Ngang, nơi Bác Hồ soạn thảo "Tuyên ngôn Độc lập"
Trở lại nơi ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập
“Địa chỉ đỏ” lưu giữ tinh thần cách mạng

Trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam trong chuyên đề “Ngày Độc lập 2/9”, bộ quần áo kaki được xếp trong phần nội dung “Sức mạnh dân tộc”. Chiếc áo được may bốn túi, đã bạc màu, sờn cổ, nhưng công chúng đến xem triển lãm đều cảm nhận rõ “sức mạnh dân tộc” trong di vật giản dị này.

Theo chân Phó Trưởng phòng Trưng bày Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Trần Thu Hà để nghe chị giới thiệu về chiếc áo của Bác, thì được biết: Năm 1958, trong thời gian xây dựng Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia), Bảo tàng đã tiếp nhận một bộ quần áo kaki màu vàng nhạt, trên cổ áo đã có chỗ bị sờn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bộ quần áo kaki này đã gắn bó với Bác trong suốt thời gian dài, từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Bác đã mặc trong các sự kiện quan trọng như Lễ ra mắt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 3/9/1945; chủ trì các cuộc họp của Chính phủ, của Quốc hội… đặc biệt là những cuộc gặp gỡ, nói chuyện với đồng bào Việt Nam cũng như Việt kiều ở nước ngoài.

Đến năm 2008, cán bộ của Bảo tàng đã đến gặp bà Hoàng Thị Minh Hồ - vợ của nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô để xác minh ngọn nguồn của hiện vật.

2306 by quyn ao cya bac yyyc tryng bay tyi btlsqg
Bộ quần áo của Bác được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Bà Hoàng Thị Minh Hồ kể lại: Ngày 24/8/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh về ở tại ngôi nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội. Đây là ngôi nhà của gia đình ông Trịnh Văn Bô nhưng đã được sử dụng làm cơ sở hoạt động cách mạng. Theo lời kể của bà Hoàng Thị Minh Hồ, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong ban Thường vụ Trung ương Đảng về ở tại 48 Hàng Ngang, Bác chỉ mặc chiếc áo nâu, quần sóc và vai đeo một chiếc túi dết bạc màu.

Vì sắp đến ngày ra mắt quốc dân đồng bào, nên bà Hoàng Thị Minh Hồ đã đề xuất với ông Nguyễn Lương Bằng: “Mỗi người cần có bộ quần áo trang trọng”. Khi đó vì vải hiếm, ông Trịnh Văn Bô lại có nhiều bộ quần áo đẹp, may chỉ để quảng cáo, chỉ mặc 1-2 lần nên bà Hồ đã nhờ hiệu may sửa chữa, nhuộm hấp để cắt vừa bộ trang phục cho đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh… Còn bà Hồ may cho Bác 2 bộ quần áo hàng kaki.

Bác đi đôi dép cao su từ chiến khu về, mặc chiếc quần soóc màu nâu, sơ mi ngắn tay, cùng chiếc mũ phớt bạc màu. Hàng đêm, Bác thức khuya ngồi đánh máy chữ. Sau này, vợ chồng ông Trịnh Văn Bô mới được biết, lúc đó, Bác Hồ đang ngồi soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bà Hoàng Thị Minh Hồ nhớ lại: "Lúc bấy giờ trong tủ của nhà chúng tôi có rất nhiều vải, tôi lấy ra mấy súc kaki để may cho anh em. Ngoài ra, trong tủ cũng có hàng chục bộ quần áo khá sang trọng may sẵn mà nhà tôi chưa dùng nên tôi lấy ra cho các anh mặc tạm, ai mặc vừa bộ nào thì dùng bộ nấy, ông Phạm Văn Đồng, rồi ông Võ Nguyên Giáp... nhưng tầm người như Ông Cụ (Bác Hồ) thì không hợp bộ nào cả...".

Gần sát ngày lễ, ông bà Trịnh Văn Bô đã chọn riêng một loại vải kaki của Anh rồi đưa ông Vũ Đình Huỳnh - nguyên là thư ký lễ tân mang đến xin ý kiến Bác. Bác nói: “Tôi mặc xuềnh xoàng thôi. Không len, dạ đắt tiền làm gì, cốt tươm tất giản dị, không phải cà vạt cổ cồn là tốt...”.

Ông Vũ Đình Huỳnh chợt nhớ tới một bức ảnh của một lãnh tụ Liên Xô nên ướm thử với Bác may theo kiểu áo đó cũng không có cà vạt mà vẫn trang trọng. Bác mỉm cười nói: “Nhưng mình có phải là người Nga đâu”. Cuối cùng ông Vũ Đình Huỳnh mời ông Phú Thịnh là chủ hiệu may có tiếng ở phố Hàng Quạt tới và trình bày: “Tôi có người nhà là cụ lý ở quê ra thăm Thủ đô, tôi muốn cắt vài bộ đồ cho cụ, nhờ anh cắt may kiểu áo bốn túi, mặc kín cổ khi có việc quan trọng, lúc thường nhật thì mở khuy áo thoải mái, đi giày đi dép đều hợp với cụ lý nhà tôi”.

Ông Phú Thịnh ngẫm nghĩ một lúc và dè dặt nói: “Tôi đã mường tượng ra kiểu áo ấy cho cụ lý rồi. Chỉ cần tính toán cái ve áo nhọn hay tù? Thôi được tôi sẽ lo liệu để có bộ áo hợp ý với cụ lý”.

Chiếc áo may cho Bác không cần cầu kỳ, dùng bằng vải dễ mặc, có thể cài khuy kín cổ hoặc mở ra đều tiện. Qua gợi ý của Bác, có thể thấy Người luôn muốn học hỏi tinh hoa nhưng vẫn có ý tưởng mới, không nhất thiết rập theo khuôn mẫu có sẵn.

Hai hôm sau, ông Phú Thịnh đem hai bộ quân áo đến, cười ý nhị nói: "Tôi trộm nghĩ cụ lý này không phải là lý trưởng mà có lẽ là một cụ lý... khác thường" - ông Vũ Đình Huỳnh cười đáp lại tình cảm tinh tế của ông thợ may.

Ngày 30/8, chiếc áo được hoàn thành để Bác thử. Khi Bác ướm thử, ngắm kỹ cổ áo và mỉm cười: “Được, thế này là hợp với mình. Một chiếc áo vừa toát lên vẻ trang trọng nhưng không làm giảm đi sự gần gũi với đông đảo dân chúng”.

Ông Vũ Đình Huỳnh lúc đó đã rất vui, và thầm mỉm cười nghĩ, chỉ trong vài ngày nữa, ông Phú Thịnh sẽ vô cùng sung sướng và ngạc nhiên khi biết "cụ lý" mà mình may quần áo cho lại chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đọc Tuyên ngôn độc lập tại vườn hoa Ba Đình để khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chiếc áo kaki màu vàng ấy đã được Bác mặc trong ngày lịch sử 2/9/1945.

Phong cách ăn mặc giản dị, gần gũi với dân chúng của vị Lãnh tụ vĩ đại từ bấy lâu nay đã trở thành huyền thoại. Gần 70 năm trước, nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị/ Màu quê hương bền bỉ đậm đà” trong bài thơ “Sáng tháng năm”. Rồi trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu lại viết: “Nhớ ông cụ mắt sáng ngời/Áo nâu túi vải đẹo tươi lạ thường”.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn bình dị, gần gũi như thế qua cách ăn mặc của Người.

Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè.

Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".
Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Chiều 16/7, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Hiệp Hội Điều dưỡng Việt Nam tổ chức chương trình Tôn vinh Điều dưỡng viên tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch giai đoạn 2020 - 2023; phát động cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành Y tế; trao giải chạy Vì sức khỏe Việt Nam lần thứ hai, chặng 2.
Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Tin khác

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi tại các xã Thượng Lâm, Tuy Lai, Hương Sơn, An Tiến.
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

(LĐTĐ) Công an quận Thanh Xuân đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) 11 phường trên địa bàn duy trì hoạt động 7 mô hình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).
Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

(LĐTĐ) Được mệnh danh là mảnh đất “rồng thiêng hội tụ”, quận Tây Hồ có rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Để phát triển xứng đáng với lợi thế, tiềm năng, quận cần hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành, người dân, khi đó, những giá trị truyền thống đặc sắc mới được bảo vệ và tạo đòn bẩy cho du lịch ngày càng phát triển.
Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Xác định sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, tồn tại, diễn biến còn tiếp tục phức tạp trên địa bàn quận. Để cùng chung tay phòng ngừa dịch bệnh bùng phát trên địa bàn, quận Bắc Từ Liêm tổ chức lễ phát động đợt cao điểm về tổng vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết năm 2024.
Cục Thuế thành phố Hà Nội: Xây dựng “cơ quan thuế số” tiến tới “cơ quan thuế thông minh”

Cục Thuế thành phố Hà Nội: Xây dựng “cơ quan thuế số” tiến tới “cơ quan thuế thông minh”

(LĐTĐ) Cục Thuế thành phố Hà Nội vừa tổ chức hội nghị sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Dự Hội nghị có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành.
Hà Nội: Hơn 200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu phong trào "Ba sẵn sàng"

Hà Nội: Hơn 200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu phong trào "Ba sẵn sàng"

(LĐTĐ) Sau 2 tuần triển khai với 4 buổi thi trực tuyến, Cuộc thi tìm hiểu lịch sử 60 năm phong trào “Ba sẵn sàng” đã thu hút hơn 200.000 lượt tương tác và hơn 30.000 lượt bình luận tham gia trả lời câu hỏi trên Fanpage Thành đoàn Hà Nội.
Hội Cựu chiến binh huyện Đông Anh phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”

Hội Cựu chiến binh huyện Đông Anh phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”

(LĐTĐ) Mới đây, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Đông Anh tổ chức Đại hội thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động