Chuyện những chiến sĩ áo trắng chia lửa trong tâm dịch

(LĐTĐ) Bắc Giang hiện đang là điểm nóng nhất cả nước với hơn 2.000 ca nhiễm Covid-19 được phát hiện trong gần 1 tháng qua. Với mong muốn giúp Bắc Giang khoanh vùng và xử lý kịp thời, không để dịch lan rộng, ngành Y tế Hà Nội đã hỗ trợ chi viện nhân lực cho Bắc Giang. Gần nửa tháng qua, với tinh thần trách nhiệm cao nhất, họ vẫn đang nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn, “chia lửa” cùng tỉnh bạn trên tuyến đầu chống dịch.
Thêm thỏa thuận phúc lợi cho những chiến sĩ áo trắng tuyến đầu chống dịch Ghi nhận thành tích của những chiến sĩ áo trắng trên mặt trận chống Covid-19

Sẵn sàng đi vào tâm dịch

Trong đợt dịch lần này, đoàn y bác sĩ Hà Nội được phân công hỗ trợ cho huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) chống dịch Covid-19. Nhiệm vụ chủ yếu của đoàn là thực hiện việc truy vết, xét nghiệm trong việc phòng, chống dịch Covid-19. Những ngày này, nắng nóng bao phủ hầu như khắp cả nước với nền nhiệt độ cao. Đây cũng là thời điểm làm việc cật lực của những chiến binh áo trắng. Họ đã làm việc giữa nắng nóng, oi bức, xuyên đêm không ngủ lấy mẫu xét nghiệm để truy tìm vi rút SARS-CoV-2.

Chuyện những chiến sĩ áo trắng chia lửa trong tâm dịch
Đoàn hỗ trợ y tế Hà Nội luôn đồng hành cùng Lạng Giang quyết tâm chống dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Ảnh: Đức Vân

Sinh ra và lớn lên tại huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang), bác sĩ Đặng Đình Huân đang công tác tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội nghe tin quê nhà dịch bệnh bùng phát đã xung phong lên đường về quê hương đóng góp sức mình chống “giặc” Covid-19. Có kinh nghiệm trong công tác truy vết, xét nghiệm từ trước, bác sĩ Huân đã trực tiếp “cầm tay chỉ việc”, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, tổ chức tập huấn nâng cao về kỹ năng điều tra, truy vết, khoanh vùng xử lý cho cán bộ dịch tễ tại 21 Trạm Y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lạng Giang.

Bác sĩ Huân chia sẻ: “Mục đích của truy vết là tìm người tiếp xúc gần với ca bệnh để cách ly kịp thời; đảm bảo yêu cầu thần tốc, triệt để, không để sót, lọt người tiếp xúc với ca bệnh. Việc truy vết phải được thực hiện càng sớm càng tốt, ngay khi có thông tin về ca bệnh. Từ đó, xác định các mốc dịch tễ, huy động nhiều lực lượng và áp dụng nhiều biện pháp để truy vết F1 trong thời gian sớm nhất, không để dịch bệnh Covid-19 lây lan”.

Tham gia cùng đoàn Hà Nội hỗ trợ Bắc Giang chống dịch, cán bộ Khoa Xét nghiệm, Trung tâm Y tế huyện Ba Vì Chu Thị Thu Hà cho biết, ngày đầu lên hỗ trợ tham gia chống dịch Covid-19 cùng huyện Lạng Giang, chị đã rất xúc động, thương, xót xa khi chứng kiến các cán bộ y tế nơi đây. Do dịch bệnh bùng phát nhanh, nhân lực mỏng, đối tượng lấy mẫu nhiều, nên công việc hơi rối ren, ngổn ngang.

Ngay khi đoàn Hà Nội lên hỗ trợ, cán bộ Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang đã phối hợp với cán bộ y tế đoàn phân ra làm 10 tổ lấy mẫu và tổ đáp ứng nhanh túc trực lại Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang. “Cũng trong thời gian này, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội nhanh chóng tổ chức tập huấn về an toàn sinh học trong quá trình đi lấy mẫu và trong thực địa. Đồng thời, các cán bộ y tế cũng thống nhất cách mã hóa, tiếp nhận để chuyển mẫu về Hà Nội thực hiện xét nghiệm và trả kết quả sớm nhất cho huyện Lạng Giang, góp phần tích cực vào công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại địa phương. Ngày đầu tiên tham gia hỗ trợ, đoàn đã gửi về Hà Nội 4.127 mẫu xét nghiệm”, chị Hà chia sẻ.

Là thành viên của đội phản ứng nhanh của Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội), Phó Trưởng khoa Xét nghiệm, Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa Trần Tiến Dũng cũng sẵn sàng đáp ứng công việc, lên đường bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu có dịch Covid-19 để bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trước đó, bác sĩ Dũng cũng đã từng xông pha vào các ổ dịch phức tạp, hỗ trợ truy vết lấy mẫu xét nghiệm cho các đối tượng liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, hỗ trợ lấy mẫu tại Hạ Lôi (huyện Mê Linh), hỗ trợ lấy mẫu tại sân bay Nội Bài…

Bác sĩ Trần Tiến Dũng chia sẻ: “Ở đâu có dịch Covid-19, ở đó có cán bộ y tế xông pha chiến đấu, bảo vệ sức khỏe, sự bình yên cho nhân dân. Tham gia cùng đoàn Hà Nội hỗ trợ Bắc Giang phòng, chống dịch bệnh lần này, Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội có 5 cán bộ y tế tham gia. Các cán bộ y tế đều có kinh nghiệm tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội nên muốn góp sức bé nhỏ của mình, chia lửa cùng với Bắc Giang quyết liệt chống dịch Covid-19”.

Nỗ lực vì sức khỏe nhân dân

Từ ngày lên hỗ trợ Bắc Giang chống dịch, các cán bộ y tế theo kế hoạch phân công hàng ngày phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang tham gia lấy mẫu cho tổ bầu cử; lấy mẫu cho các đối tượng liên quan đến ca bệnh; lấy mẫu cho các đối tượng trong khu cách ly tập trung; lấy mẫu cho các công nhân; thực hiện lấy mẫu test nhanh Covid-19 cho người có nguy cơ lây nhiễm... Bên cạnh đó, bác sĩ Nguyễn Ngọc Huy (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội) ngoài trực tiếp cùng cán bộ y tế chống dịch, còn tham gia tập huấn cho cán bộ y tế các kỹ thuật khử trùng cho cán bộ lấy mẫu đảm bảo an toàn sinh học và xử lý rác thải theo đúng quy định, đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Chuyện những chiến sĩ áo trắng chia lửa trong tâm dịch
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Huy cắt tóc cho bác sĩ Đinh Việt Anh “cắt trọc luôn cho mát”, tham gia chống dịch cho “tiện”. Ảnh: Đức Vân

“Là những người đã và đang ở tuyến đầu chống dịch, chúng tôi chắc chắn sẽ tiếp tục tập trung cao độ cho nhiệm vụ được giao, đảm bảo an toàn cho bản thân và đồng nghiệp. Cố gắng hết sức để điểm nóng Bắc Giang sớm khoanh vùng, dập dịch thành công. Cũng mong sao mỗi người dân Bắc Giang đều có ý thức, nhận thức rõ được mối nguy của dịch bệnh đang lây lan ngày một nhanh, diễn biến ngày càng phức tạp, để hợp tác, chung tay cùng các lực lượng chức năng sớm đẩy lùi dịch bệnh…”, bác sĩ Nguyễn Ngọc Huy chia sẻ.

Có thể thấy, chục ngày qua thực hiện nhiệm vụ ở Bắc Giang, để chạy đua với tốc độ lây lan cực nhanh của dịch, cùng với cán bộ y tế Bắc Giang, đội ngũ cán bộ y tế của Hà Nội cũng làm việc hết công sức, cả ngày, thậm chí xuyên đêm là chuyện bình thường. Cứ qua mỗi ngày, số lượng đối tượng phải lấy mẫu xét nghiệm càng tăng lên, mọi người cũng vì thế mà làm việc trong guồng quay không ngơi nghỉ. Những bộ quần áo ướt sũng mồ hôi sau khi cởi bỏ lớp bảo hộ; những đôi tay bợt màu sau nhiều giờ đeo găng cao su, thế nhưng, họ vẫn luôn sẵn sàng lên đường, vì Tổ quốc, vì đồng bào và vì niềm tin chiến thắng đại dịch.

Ngoài xung kích trên mặt trận chống chống “giặc” Coivd-19, cán bộ y tế còn điêu luyện, trở thành “thợ” cắt tóc lúc nào không hay. Bác sĩ trẻ Đinh Việt Anh (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội) bức bối với mái tóc dày, bất tiện, nhất là thời tiết nắng nóng như hiện nay đành quyết định “cắt trọc luôn cho mát”, tham gia chống dịch cho “tiện”. Thế nhưng đang trong khu vực cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các quán xá, dịch vụ đóng cửa, dừng hoạt động, bác sĩ Việt Anh đành phải nhờ đồng nghiệp của mình là bác sĩ Nguyễn Ngọc Huy cắt cho.

Họ vui đùa trong giây phút nghỉ ngơi buổi tối, cho rằng “cạo trọc rồi, chống được dịch Covid-19 là tóc sẽ mọc trở lại”. Hai bác sĩ vui đùa “Anh cẩm thận cắt vào da đầu em” - “Chú yên tâm, anh điêu luyện rồi, anh trực tiếp cắt tóc cho chú lái xe Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang rồi”. Những câu nói vui đùa tạo nên không khí vui nhộn, xua tan mệt mỏi của cả ngày dài chống dịch, lấn át không khí ảm đạm trong không gian vắng lặng thực hiện giãn cách “thời” Covid-19. /.

Kim Tiến - Đức Vân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

(LĐTĐ) Hội nghị Khoa học thường niên - Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024 với chủ đề "Tiếp cận đa chiều trong xu hướng điều trị mới các bệnh cơ xương khớp" vừa diễn ra tại Thái Nguyên.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội được tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng những công nghệ khảo thí tiên tiến, tiếp cận với các kỳ thi đánh giá tư duy hiện đại trên thế giới.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Xem thêm
Phiên bản di động