Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số cần có tầm nhìn
Với các doanh nghiệp, chuyển đổi xanh đi từ chính đòi hỏi thị trường, người tiêu dùng, cam kết quốc tế, chính sách nhiều nước phát triển và cách thức thay đổi mô hình kinh doanh. Bên cạnh đó, dịch chuyển chuỗi cung ứng cần có tầm nhìn, năng lực nguồn nhân lực, văn hóa kinh doanh cũng như thương hiệu doanh nghiệp.
Tại hội thảo khoa học "Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định", Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh đã phân tích những biến động của kinh tế thế giới trong năm 2024 và những năm tiếp theo. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, tăng trưởng kinh tế thế giới dưới mức tiềm năng; nguy cơ phân mảng kinh tế lớn hơn nhiều đứt gãy chuỗi cung ứng, bao gồm phân mảng về công nghệ, tài chính, thanh toán.
Tuy nhiên, trong khó khăn vẫn có nhiều hy vọng kinh tế thế giới trong năm 2024 - 2025 có khả năng phục hồi tốt hơn; nguy cơ suy thoái giảm ở các nền kinh tế phát triển, nhất là đối tác thương mại đầu tư tài chính lớn của Việt Nam; tăng lãi suất chững lại.
Nhiều mô hình kinh tế hướng đến chuyển đổi xanh. (Ảnh minh họa: Phan Thanh) |
Về kinh tế toàn cầu năm 2024 và những năm tiếp theo, ông Võ Trí Thành cho rằng sẽ phụ thuộc vào một số xu hướng. Khác với những khủng hoảng trước, ở lần này, thách thức đan xen với cơ hội phát triển chưa từng có. Cơ hội phát triển đó gắn liền với 2 cuộc chuyển đổi xanh và chuyển đổi số mà các quốc gia đều phải theo, dù cuộc chuyển đổi này cũng đối mặt với nhiều khó khăn.
Xanh và số không chỉ còn là cam kết chính trị, là chiến lược chính sách của các quốc gia mà lớn hơn là đòi hỏi của người tiêu dùng, của thị trường, của tập đoàn và chuỗi cung ứng lớn. Đây cũng là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng. Một xu hướng khác đó là sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu gắn với đầu tư thương mại, thiết lập quan hệ đối tác của các tập đoàn lớn trên thế giới, đặc biệt là các ngành chip, bán dẫn, y tế, dược phẩm.
Chịu tác động của kinh tế thế giới đặt ra câu chuyện ứng xử của kinh tế Việt Nam trong việc tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế, của doanh nghiệp trước cú sốc, trước những kịch bản dù xấu nhất có thể với thúc đẩy phục hồi trong trước mắt và dài hơn là phát triển bền vững.
Ở thời điểm hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã và đang ghi nhận dấu hiệu tích cực: xuất khẩu phục hồi, trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo dần quay lại trở thành động lực chính cho tăng trưởng xuất khẩu. Đầu tư FDI tốt hơn, đầu tư công so với năm trước cũng khá hơn và hy vọng với chuyển động này sẽ tạo những tác động lan toả tốt hơn.
Bên cạnh những tín hiệu phục hồi, ông Võ Trí Thành cũng chỉ ra một số điểm quan ngại. Trong đó, lớn nhất là đầu tư tư nhân giảm, tín dụng tăng chậm, tiêu dùng trong nước - một trong những trụ cột tăng trưởng đã giảm nhanh từ quý 1 năm 2023 đến nay. Đằng sau những vấn đề này là niềm tin của thị trường, của các nhà đầu tư. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ tạm dừng hoạt động và rút lui khỏi thị trường trong quý 1 năm nay cao hơn số doanh nghiệp thành lập mới, quay lại thị trường.
Trước thực tế trên, chuyên gia Võ Trí Thành đề xuất 3 nhóm chính sách chính. Thứ nhất, chính sách tài chính tiền tệ ổn định, không chỉ lạm phát mà thị trường vốn, tài chính ngân hàng, cán cân thanh toán quốc tế. Thứ hai, chính sách kích cầu tiêu dùng đầu tư xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục thực hiện có thể kéo dài đến hết năm nay. Nhiều chuyên gia đề cập dư địa của chính sách tiền tệ, độ linh hoạt không còn nhiều, trong khi đó, dư địa chính sách tài khoá còn lớn nên có thể chấp nhận mức hỗ trợ mạnh mẽ hơn.
Thứ 3, tạo nền tảng mới cho phục hồi và mở rộng không gian phát triển cho nền kinh tế và doanh nghiệp. Đó là cơ chế đặc thù cho một số tỉnh, thành; xây dựng khuôn khổ chính sách đáp ứng yêu cầu của các xu thế như môi trường kinh doanh liên quan đến phát triển xanh, kinh tế số, thu hút các nhà đầu tư chiến lược. Những chính sách này gần như quyết định tăng trưởng kinh tế dài hạn của Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam đã làm nhưng còn chậm, triển khai gặp nhiều khó khăn.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam
Tin khác
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28
Ngày 19/12: Giá dầu thế giới giảm, trong nước giá xăng dự báo tăng chiều nay?
Thị trường 19/12/2024 08:11
Giá xăng dầu hôm nay (18/12): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm
Thị trường 18/12/2024 07:45