Chuyện doanh nghiệp “ngược dòng” mùa Covid-19

(LĐTĐ) Dịch bệnh Covid-19 đã làm cả thế giới chao đảo. Nền kinh tế toàn cầu cũng vì thế mà xuống dốc không phanh. Việt Nam không nằm ngoài hiện tượng này, khi nhiều doanh nghiệp bị sụt giảm thu nhập, thậm chí rơi vào tình cảnh phá sản. Tuy nhiên, chính trong những ngày tháng chồng chất khó khăn, không ít người tìm được đường đi để “ngược dòng” Covid-19 một cách ngoạn mục nhất có thể…
Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp Việt nỗ lực hồi phục kinh tế sau đại dịch
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó

Từ giải cứu đến… quân bài chiến lược

Gặp Nguyễn Thanh Huyền - Giám đốc Marketing của Công ty TNHH Hoàng Anh Maca (HAM) trong một buổi trưng bày những thành tựu về phát triển thương mại miền núi, hải đảo do Bộ Công Thương tổ chức. Để có thể lọt được vào danh sách trưng bày này, trước đó HAM đã “xới tung” những địa bàn khó khăn của Lâm Đồng như Lâm Hà, Di Linh… lên và cùng bà con nông dân bắt tay nâng cao giá trị của cây macca.

Chuyện doanh nghiệp “ngược dòng” mùa Covid-19
Nhiều doanh nghiệp đã tìm được hướng đi mới để vượt qua giai đoạn khó khăn Covid-19 một cách ngoạn mục.

Để hiện thực hóa giấc mơ với macca, cuối năm 2016, HAM bắt đầu xây dựng nhà máy chế biến đầu tiên tại xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng). Tuy nhiên, như nhiều doanh nghiệp khác, HAM cũng gặp khó trong vấn đề thu mua nguyên liệu đầu vào, bởi tư duy “gặp hời là bán” của bà con nông dân. Theo Thanh Huyền, Công ty của cô đã ký hợp đồng bao tiêu đầu ra cho bà con ở mức giá ổn định, nhưng những nỗ lực gây dựng uy tín để có chuỗi macca bền vững của HAM gặp phải khó khăn khi… vướng đội thương lái, khiến công ty vừa không mua được nguyên liệu đầu vào vừa khiến giá cả thị trường macca không ổn định.

Khó khăn chồng chất khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, khách du lịch không có… macca bán ngoài chợ ế ẩm khiến cho đội ngũ thương lái mua gom không còn thị trường tiêu thụ. Bà con nông dân lo đứng lo ngồi vì nếu không kịp hái, quả macca chín rụng xuống sẽ bị ra dầu, biến đổi phẩm chất ngay lập tức. Đúng lúc này, HAM xuất hiện, trực tiếp thương lượng với bà con, sẵn sàng bao tiêu sản phẩm với giá hợp lý để đôi bên cùng có lợi, chứ không tìm cách ép giá.

Thị trường đầu ra ế ẩm do Covid-19 nhưng HAM vẫn thu mua hết sản phẩm cho bà con, mỗi ngày lên đến hàng tấn quả. Gom xong của bà con, lại phải lo tìm cách bảo quản sản phẩm ở các kho đông lạnh. Vài tháng Covid-19 xuất hiện là từng ấy thời gian HAM thong thả thu mua và thực hiện công tác dân vận để bà con đồng thuận, cùng công ty xây dựng chuỗi macca bền vững…

“Trong cái rủi (Covid-19) lại có cái may” - Huyền chia sẻ. Cô không ngần ngại khẳng định, Covid-19 chính là cơ hội cho HAM sắp xếp lại thị trường thu mua và yên tâm hơn khi có thể “cầm trịch” được nguồn nguyên liệu đầu vào, để chuẩn bị cho kế hoạch xuất khẩu dài hơi hơn.

Cũng giống như Thanh Huyền, Lê Duy Toàn, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thực phẩm Duy Anh (Duy Anh Foods) đã bước qua dịch Covid-19 với những thành công ngoài tưởng tượng. Bún dưa hấu và bánh tráng thanh long, một trong những dòng sản phẩm mới của Duy Anh Food được phát triển sau những thương vụ giải cứu nông sản.

Phát triển sản phẩm mới không phải chuyện đơi giản, sau 10 ngày thử nghiệm sản phẩm bún dưa hấu không thành công đã khiến ông chủ của Duy Anh Food chán nản, muốn buông xuôi. Nhưng khao khát muốn mở thêm một cánh cửa tiêu thụ nông sản Việt lại lớn hơn, nên Lê Duy Toàn vẫn quyết tâm thực hiện và thành công. Để có được thị trường, sau khi sản phẩm mới ra đời, Toàn đã gửi cho đối tác ở Hàn Quốc để chào hàng. “Không ngờ nhận được đơn đặt hàng lên đến 4 tấn bún dưa hấu, ngay trong lần xuất hàng đầu tiên của sản phẩm này”, Toàn chia sẻ.

Thành công ngoài mong đợi, thậm chí ngay bản thân Duy Toàn cũng tỏ ra ngạc nhiên khi thị trường quốc tế lại đón nhận rất nhanh dòng sản phẩm mới này. Hầu hết các đối tác đã từng nhập sản phẩm bún, mì truyền thống từ Duy Anh Food đều không ngần ngại “OK” ngay khi Toàn đặt vấn đề. “Khó khăn duy nhất tôi gặp phải là chuẩn bị giấy tờ để sản phẩm có thể qua được cửa khẩu hải quan của các nước, phải trình bày thế nào để họ hiểu được ngay độ an toàn của dòng sản phẩm này và cho thông quan”, Toàn nói.

Hiện tại, sản phẩm bún dưa hấu của Duy Anh Food mới xuất hiện ở 12 nước, những tín hiệu hồi âm đều rất tốt. Hiện Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga đã nhập lô hàng thứ 3 và dòng sản phẩm này đã chính thức lên kệ trên trang thương mại điện tử lớn nhất toàn cầu Amazon…Đáng chú ý, khi Covid -19 đang khiến các doanh nghiệp chìm dần thì Duy Anh Food lại nổi lên như một hiện tượng lạ. Chỉ vài tháng chống dịch Covid-19, Duy Anh Food đã mở rộng được địa bàn tiêu thụ lên đến 35 tỉnh thành trong nước.

Thương mại điện tử lên ngôi

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lần đầu tiên, vải thiều được tổ chức bán trực tuyến một cách quy mô trên ví điện tử Mo-mo. Theo số liệu đưa ra cho thấy, sau 20 ngày mở bán, 75 tấn vải thiều với tổng trị giá trên 2,08 tỉ đồng được bán ra tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Kết quả đạt được đã trên "mức kỳ vọng" của những người thực hiện chương trình và cho thấy xu hướng mua sắm thương mại điện tử hoàn toàn có thể đến với bất kỳ ngành hàng nào. Mới đây nhất, café pha chế sẵn của Công ty TNHH MTV Cà-phê Mayaca cũng đã có được lượng hàng ổn định khi quyết định tấn công vào thị trường online với mức giảm giá 10-15%.

Ngoài những mặt hàng mới xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử, những mặt hàng vẫn được giao bán trên thương mại điện tử cũng đã đẩy mạnh hơn kênh phân phối này. Một báo cáo mới đây cho thấy, trong thời gian dịch bệnh bùng phát, doanh số bán lẻ truyền thống giảm đã trở thành đòn bẩy cho lĩnh vực thương mại điện tử và kinh doanh mua sắm trực tuyến tăng trưởng, hỗ trợ các hoạt động buôn bán của nhiều cửa hàng.

Tại thị trường Việt Nam, trong số những tên tuổi lớn ở lĩnh vực thương mại điện tử, Tiki phát triển với tốc độ nhanh nhất và đạt kỷ lục 4.000 đơn hàng/phút, SpeedL (app bán hàng của Lotte) và Saigon Co.op có sự gia tăng theo cấp số nhân trong kênh bán hàng trực tuyến. Grab cũng đã kích hoạt một nền tảng mới GrabMart để phục vụ nhu cầu mua sắm thực phẩm tại nhà của khách hàng…

Theo bà Vũ Thị Ánh Tuyết, Chánh Văn phòng Lazada Việt Nam cho biết Covid-19 thực chất mang đến nhiều khởi sắc cho các sàn thương mại điện tử. Số lượng người tiêu dùng mua sắm trên môi trường mạng tăng rõ rệt. Những người chưa mua online thì trong dịch đã bắt đầu mua, còn nhóm khách hàng đã từng mua qua mạng trước đó thì sẵn sàng mua những món hàng mà trước đó họ chưa mua bao giờ. Thậm chí, các sàn thương mại điện tử cũng có thể cảm nhận được cú hích trong mùa dịch khi số lượng nhà bán hàng mới trong quý I/2020 tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Về việc phát triển thương mại điện tử trong thời gian Covid-19, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, khi tất cả các ngành nghề khác điêu đứng vì dịch Covid-19 thì thương mại điện tử đã có một bứt phá vô cùng ngoạn mục. Covid-19 đã nhanh chóng làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm. Người tiêu dùng ưa thích mua sắm trực tuyến hơn. Nhiều doanh nghiệp trước đây chưa từng bán trực tuyến nay đã bán trực tuyến, nhiều người chưa bao giờ mua hàng trực tuyến nay đã mua hàng trực tuyến. Trong giai đoạn cao điểm của làn sóng dịch Covid-19, thương mại điện tử là kênh duy nhất để tiếp cận tới một số hàng hoá và dịch vụ.

Đồng tình với quan điểm trên, các chuyên gia cũng đánh giá rằng tác động của dịch bệnh sẽ còn lan tỏa trong giai đoạn cuối năm, mở ra thêm cánh cửa mới cho các sàn thương mại điện tử. Đặc biệt, nhờ dịch Covid-19, thương mại điện tử đã có một đời sống vững chắc trong quá trình phát triển của mình. Trong tương lai gần, các nhà bán lẻ thương mại điện tử có thể nắm bắt nhóm khách hàng đang đẩy mạnh mua sắm online để tăng bán các mặt hàng có giá trị lớn hơn./.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.

Tin khác

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24.285 đồng.
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce, tăng ngày thứ 3 liên tiếp. Trong nước, giá vàng miếng tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11/2024, giá dầu thế giới giảm sau khi dự trữ dầu thô và xăng của Hoa Kỳ tăng cao hơn dự kiến ​​vào tuần trước, nhưng mức giảm bị hạn chế... Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 68,95 USD/thùng, giảm 0,63%, giá dầu Brent ở mốc 73,1 USD/thùng, giảm 0,29%
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (20/11) giá dầu thế giới tiếp đà tăng khi việc khởi động lại mỏ Sverdrup phản ánh những lo ngại của giới đầu tư. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,61 USD/thùng, tăng 0,65%; giá dầu Brent ở mốc 73,45 USD/thùng, tăng 0,22%.
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD

(LĐTĐ) Rạng sáng nay 20/11, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước niêm yết giữ 24.293 đồng/USD. Cùng thời điểm, các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ thay đổi giá mua và vẫn giữ giá bán ở 25.507 đồng. Chỉ số USD Index (DXY) đạt 106,37 điểm.
Xem thêm
Phiên bản di động