Chương Mỹ chủ động ứng phó với cơn bão số 3
Sơn Tây hoãn chương trình kỷ niệm 100 năm thành lập để tập trung ứng phó với bão Yagi Người dân cần làm gì khi siêu bão Yagi đổ bộ đất liền? Các phương án ứng phó siêu bão Yagi của Công an Hà Nội |
Theo các văn bản chỉ đạo đã ban hành, huyện Chương Mỹ đã tăng cường công tác thông tin về diễn biến và tính chất nguy hiểm, phức tạp của cơn bão số 3. Tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân nhận thức rõ mức độ nguy hiểm do bão số 3 gây ra, tập trung kêu gọi, vận động người dân khẩn trương về nơi cư trú an toàn; tránh tư tưởng phó mặc trong công tác phòng, chống bão cho cơ quan chức năng, đặc biệt là tư tưởng chủ quan, lơ là.
Cán bộ, nhân dân huyện Chương Mỹ chủ động ứng phó với với bão Yagi. |
Qua đó, đề cao cảnh giác, thường xuyên quan tâm, theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình của bão và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bão hiệu quả, đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra, nhất là tại các khu vực ven sông, bệnh viện, trường học, khu vực tập trung đông dân cư và các cơ quan, doanh nghiệp.
Huyện đã chủ động tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ” một cách thực chất theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ), không để bị động, bất ngờ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.
Các xã, thị trấn bị ảnh hưởng bởi lũ sông Bùi đã sẵn sàn cho phương án thực hiện biện pháp di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn, đối phó với “lũ rừng ngang” có thể xảy ra; chủ động phương án sẵn sàng hiệp đồng với lực lượng quân đội, công an để làm tốt công tác phòng, chống bão, lũ.
Tất cả hệ thống chính trị huyện đã vào cuộc, cấp ủy các cấp trực tiếp chỉ đạo, điều phối các lực lượng, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ, lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở. Tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó với tinh thần ở mức cao nhất.
Ban Chỉ huy quân sự; Công an huyện đã khẩn trương rà soát, cập nhật hương án ứng phó theo mức độ rủi ro của bão, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện phối hợp với các lực lượng có liên quan triển khai công tác phòng, chống bão, lũ, thiên tai, sự cố theo quy định. Triển khai các phương án đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn huyện; tăng cường triển khai các phương án phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại các cơ sở, công trình trọng điểm, các khu dân cư có nguy cơ mất an toàn do thiên tai, sự cố; hướng dẫn, phân luồng, điều tiết giao thông khi xảy ra thiên tai, sự cố.
Phòng Quản lý đô thị huyện đã triển khai hướng dẫn các xã, thị trấn các biện pháp gia cố công trình giao thông, cầu, nhà ở công trình... Đặc biệt là các xã, thị trấn thường xuyên có nguy cơ ngập, lụt, thiên tai như: Thị trấn Chúc Sơn, thị trấn Xuân Mai, các xã: Tiên Phương, Thủy Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tốt Động, Mỹ Lương, Hữu Văn, Hồng Phong, Đồng Lạc, Trần Phú... sẵn sàng triển khai phương án, chuẩn bị phương tiện đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho Nhân dân vùng bị ngập lụt, thiên tai.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh, cơ sở vật chất trường, lớp trên địa bàn huyện; đã thực hiện cho học sinh tất cả các cấp học nghỉ học để tránh bão.
Xí nghiệp Đầu tư phát triển thủy lợi Chương Mỹ đã kiểm tra thử tải đảm bảo 100% 22 trạm bơm tiêu và tưới tiêu kết hợp với tổng số 91 máy tiêu và nhân lực của đơn vị sẵn sàng tham gia chống úng. Hiện Xí nghiệp vẫn tiếp tục tiết giảm nước của 3 hồ chứa lớn và các trục tiêu trên hệ thống, phối hợp với các xã tiếp tục giảm nước đối với các diện tích nuôi trồng thủy sản để giảm áp lực tiêu.
Công ty Điện lực Chương Mỹ đã chủ động kiểm tra, rà soát đảm bảo an toàn vận hành hệ thống lưới điện; kịp thời khắc phục nhanh các sự cố đối với hệ thống điện, đảm bảo cung cấp điện phục vụ chống ngập úng và sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.
Trung tâm Văn hóa - Thông Tin và Thể thao huyện đã thường xuyên thông tin tuyên truyền về diễn biến của bão và các biện pháp phòng tránh trên các phương tiện thông tin như Website, facebook, zalo, ihanoi, truyền thanh... để người dân nắm bắt thông tin nhanh chóng.
Phòng Văn hóa - Thông tin huyện đã phối hợp với các đơn vị viễn thông đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa, lũ, úng ngập, sự cố thiên tai...
Kê cao bàn ghế, cơ sở vật chất tại trường, lớp phòng chống mưa ngập do cơn bão số 3. |
Các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện cũng đã nghiêm túc thực hiện văn bản chỉ đạo của Thành phố, của huyện về việc ứng phó với cơn bão số 3. Theo đó,100% các xã, thị trấn tổ chức trực 24/24h; sẵn sàng huy động 5.063 lực lượng xung kích và 357 phương tiện tham gia; dự trữ16.640m3 đất, cát; bao tải 100.000 cái; đã triển khai cắt tỉa cây xanh trên địa bàn, tháo dỡ pano, áp phích không đảm bảo an toàn, hỗ trợ nhân dân kê kích tài sản, di chuyển người, vật nuôi khu vực không an toàn đến nơi trú tránh.
Là xã sẽ ngập nặng nhất nếu mưa lũ tái diễn, ngay khi có thông tin về bão Yagi, 100% cán bộ xã Nam Phương Tiến đã ứng trực 24/24h. "Chính quyền xã đã thông báo, để người dân chủ động tích trữ lương thực, thực phẩm đủ dùng cho 15 ngày. Xã đã chuẩn bị sẵn 5.000 bao tải, hàng ngàn m3 đất đá, đề phòng đê điều sạt lở, sẵn sàng đắp vá. Rà soát toàn bộ hoạt động sản xuất nông nghiệp (rau màu, vật nuôi). Sẵn sàng di dời trạm y tế lên điểm cao, bố trí mỗi thôn 1 nhân viên y tế, để khám chữa bệnh cho người dân. Trường hợp ngập lụt trở lại, thầy cô ở các trường cũng đã chuẩn bị sẵn phương án dạy trực tuyến, không để việc học của các em bị gián đoạn", Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nam Phương Tiến Nguyễn Chiến Thắng thông tin.
Cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, để ứng phó với bão Yagi sắp đổ bộ vào miền Bắc, người dân huyện Chương Mỹ đã chuẩn bị nhiều loại thuyền trong nhà, đồng thời cắt tỉa, chặt bớt những cành cây có nguy cơ gãy, đổ cao, gia cố lại chuồng trại chăn nuôi... nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng khi bão về.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phường Tứ Liên đón nhận danh hiệu “Phường văn hóa”
Bản hùng ca phố: Âm nhạc và ký ức về một Thủ đô bất khuất
Thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi khi giá dầu giảm
LĐLĐ huyện và Phòng GD&ĐT huyện Phú Xuyên: Nâng cao hiệu quả phối hợp công tác
Nhận định, dự đoán tỷ số Australia và Trung Quốc vòng loại World Cup: Một chiến thắng đậm cho Australia?
Đội bóng đá Công đoàn Nghệ An đặt mục tiêu giành vé vòng chung kết
Hải Phòng đẩy nhanh khắc phục, ổn định sản xuất và đầu tư sau thiên tai
Tin khác
Phường Tứ Liên đón nhận danh hiệu “Phường văn hóa”
Nhịp sống Thủ đô 09/10/2024 09:44
Sôi nổi hội thi giữa những tổ hòa giải cơ sở quận Hà Đông
Nhịp sống Thủ đô 08/10/2024 21:54
Phác họa sinh động Thủ đô Anh hùng tiến vào kỷ nguyên vươn mình
Nhịp sống Thủ đô 08/10/2024 18:49
Danh sách 10 "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024
Infographic 08/10/2024 18:44
Báo Lao động Thủ đô đạt Giải C cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024
Thủ đô 08/10/2024 18:06
Quận Đống Đa đẩy mạnh triển khai ứng dụng iHanoi
Nhịp sống Thủ đô 08/10/2024 17:39
Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính ở quận Bắc Từ Liêm
Nhịp sống Thủ đô 08/10/2024 16:42
Hà Nội phát huy vai trò cực tăng trưởng, tạo động lực phát triển của vùng và cả nước
Thủ đô 08/10/2024 15:23
Đảm bảo công tác quản lý đô thị tại quận trung tâm Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 08/10/2024 14:37
Ngày hội văn hóa vì hòa bình: Nhịp cầu kết nối các thế hệ tương lai
Nhịp sống Thủ đô 08/10/2024 14:22