Chung tay đẩy lùi dịch COVID-19 là ưu tiên hàng đầu của ASEAN

(LĐTĐ) Ngày 14/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, đã chủ trì Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 về ứng phó dịch bệnh COVID-19. Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao đổi với báo chí về một số kết quả quan trọng được các nhà lãnh đạo ASEAN thống nhất.
chung tay day lui dich covid 19 la uu tien hang dau cua asean Lãnh đạo các nước ASEAN+3 khẳng định tinh thần đoàn kết ứng phó với dịch bệnh Covid-19
chung tay day lui dich covid 19 la uu tien hang dau cua asean Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN ra Tuyên bố về ứng phó dịch bệnh Covid-19
chung tay day lui dich covid 19 la uu tien hang dau cua asean Quan chức cấp cao ASEAN - Mỹ họp trực tuyến về tình huống y tế công cộng khẩn cấp
chung tay day lui dich covid 19 la uu tien hang dau cua asean
Trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN, với sự tham dự của lãnh đạo 10 nước ASEAN. Ảnh: B.N.G

Xin Thủ tướng cho biết đại dịch COVID-19 đã đặt ra những thách thức gì cho ASEAN nói chung và Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam nói riêng?

- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đại dịch COVID-19 là thách thức nghiêm trọng nhất đối với nhân loại, là cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng có kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai và cũng là thử thách lớn nhất với ASEAN trong hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển. Chỉ sau hơn ba tháng, đại dịch COVID-19 đã tàn phá, gây ra những thiệt hại nặng nề cả về sức khoẻ, tính mạng con người cũng như về kinh tế - xã hội, dự đoán vượt xa mức độ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 hay khủng hoảng toàn cầu giai đoạn 2008-2009.

Đến thời điểm này, tất cả các quốc gia trong khu vực ASEAN chúng ta đều có người mắc bệnh COVID-19 với hơn 18.000 trường hợp nhiễm bệnh và hơn 740 trường hợp tử vong. Không chỉ gây thiệt hại lớn về người, đại dịch còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của các nước ASEAN và các hoạt động hợp tác, giao lưu giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN và các đối tác bên ngoài. Dự báo tăng trưởng của tất cả các nước ASEAN đều sẽ suy giảm mạnh, thậm chí một số nước có thể tăng trưởng âm. Về hợp tác ASEAN, theo thống kê của Ban Thư ký ASEAN, đến nay đã có hơn 200 cuộc họp của ASEAN buộc phải hoãn hoặc hủy.

Đến thời điểm này, tất cả các quốc gia trong khu vực ASEAN chúng ta đều có người mắc bệnh COVID-19 với hơn 18.000 trường hợp nhiễm bệnh và hơn 740 trường hợp tử vong. Không chỉ gây thiệt hại lớn về người, đại dịch còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của các nước ASEAN và các hoạt động hợp tác, giao lưu giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN và các đối tác bên ngoài.

Ngay từ đầu năm nay, với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam cùng các nước thành viên đã tích cực, khẩn trương chuẩn bị và sẵn sàng tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Năm Chủ tịch ASEAN 2020. Tuy nhiên, trước sự bùng phát bất ngờ và những hệ luỵ làm đảo lộn mọi mặt chưa từng có tiền lệ của đại dịch COVID-19, chúng ta buộc phải có những điều chỉnh cần thiết đối với kế hoạch tổ chức các hoạt động nói trên.

Với phương châm đặt tính mạng sức khỏe của người dân lên trên hết, duy trì kết nối, phối hợp chặt chẽ trong phòng, chống dịch, các nước thành viên ASEAN chúng ta đã linh hoạt tổ chức với hình thức trực tuyến nhiều cuộc họp cấp Bộ trưởng quan trọng trong các lĩnh vực y tế, kinh tế, quốc phòng…, cũng như các cuộc họp với các đối tác như Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ và với các tổ chức quốc tế quan trọng như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ, ứng phó hữu hiệu với dịch bệnh. Đồng thời, tiếp tục xem xét tổ chức các hội nghị quan trọng của ASEAN vào thời điểm dịch bệnh được kiểm soát.

Vậy theo Thủ tướng, ASEAN cần làm gì để cùng ứng phó với mối đe dọa chung này?

- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Từ khi đại dịch bùng phát đến nay, ASEAN chúng ta đã phản ứng nhanh chóng, kịp thời, tăng cường gắn kết trong phối hợp chính sách và hành động giữa các thành viên. Chúng ta đã sớm ra Tuyên bố Chủ tịch ASEAN về ứng phó chung của ASEAN đối với sự bùng phát của dịch COVID-19 (ngày 14/2/2020), đồng thời tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng giữa các thành viên cũng như với các đối tác nhằm bảo đảm sự phối hợp đồng bộ trong phòng, chống dịch, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ, ứng phó hữu hiệu với dịch bệnh.

Hơn bao giờ hết, đây là lúc mỗi nước thành viên ASEAN phải thực sự “tư duy Cộng đồng, hành động Cộng đồng”. Đứng riêng lẻ, không nước nào có thể tự mình đẩy lùi đại dịch; đoàn kết lại, không hiểm họa nào có thể khuất phục được chúng ta. Bên cạnh đó, ASEAN chính là mái nhà chung để chúng ta cùng nhau vượt qua cơn bão đại dịch này. Tôi cho rằng các nỗ lực đơn lẻ cần được gắn kết lại, vượt tầm quốc gia, trở thành hành động chung của cả Cộng đồng ASEAN. Phản ứng kịp thời và phối hợp chặt chẽ trong chính sách và hành động giữa 10 thành viên sẽ có ý nghĩa quyết định trong kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh.

Hơn bao giờ hết, đây là lúc mỗi nước thành viên ASEAN phải thực sự “tư duy Cộng đồng, hành động Cộng đồng”. Đứng riêng lẻ, không nước nào có thể tự mình đẩy lùi đại dịch; đoàn kết lại, không hiểm họa nào có thể khuất phục được chúng ta.

Song song với việc phòng, chống dịch, ASEAN cũng cần chú trọng đến công tác khắc phục hậu quả, giảm thiểu các tác động kinh tế - xã hội của đại dịch COVID-19. Cần đặt người dân ở vị trí trung tâm, bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau; tăng cường cổ vũ ý thức Cộng đồng, tương thân, tương ái, đùm bọc lẫn nhau, tinh thần đoàn kết quốc tế.

Trước mắt, kịp thời triển khai hỗ trợ những nhóm yếu thế trong xã hội và các gói hỗ trợ kinh tế, tài chính cho doanh nghiệp ổn định sản xuất – kinh doanh, duy trì các hoạt động giao thương. Trong dài hạn, ASEAN cần nâng cao sự tự cường, sức chống chịu và khả năng sẵn sàng ứng phó của mỗi quốc gia thành viên cũng như của cả Cộng đồng trước những cú sốc tương lai. Thúc đẩy kết nối, tăng đan xen lợi ích, giảm khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên sẽ là lời giải lâu dài cho những thách thức tương tự như COVID-19.

Tôi tin rằng ASEAN chúng ta sẽ sớm vượt qua đại dịch này. Thử thách này không thể khuất phục chúng ta, mà trái lại sẽ tạo động lực để chúng ta cùng nhau vươn lên mạnh mẽ hơn, thực sự là một Cộng đồng gắn kết và chủ động thích ứng trước bất cứ khó khăn, nghịch cảnh nào.

chung tay day lui dich covid 19 la uu tien hang dau cua asean
Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN đều thống nhất cao: Chung tay đẩy lùi dịch COVID-19 là ưu tiên hàng đầu hiện nay của ASEAN. Ảnh: B.N.G

Thưa Thủ tướng, trong bối cảnh này, Việt Nam đã phát huy vai trò Chủ tịch ASEAN như thế nào?

- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đại dịch COVID-19 đã cho thấy chủ đề “Gắn kết và chủ động thích ứng” mà Việt Nam đề ra cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020 là đúng lúc và hoàn toàn xác đáng. Những nỗ lực mà Việt Nam đã và đang triển khai trong vai trò Chủ tịch ASEAN thời gian qua đã thể hiện rõ tinh thần của chủ đề này, thực sự biến lời nói thành hành động cụ thể. Chung tay đẩy lùi dịch COVID-19 là ưu tiên hàng đầu hiện nay của ASEAN. Cách chúng ta cùng nhau vượt qua đại dịch này sẽ khẳng định rõ hơn nữa bản lĩnh và sức mạnh của ASEAN.

Đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN trong thời điểm đặc biệt khó khăn này, Việt Nam nhận thức rõ trách nhiệm của mình và quyết tâm vai kề vai sát cánh với các nước thành viên chèo lái con thuyền ASEAN vượt qua sóng gió. Ngay từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, Việt Nam đã chủ động, tích cực, hành động nhanh chóng, dẫn dắt và điều phối các nỗ lực chung của ASEAN cũng như hợp tác với các Đối tác kiểm soát, ngăn chặn lây lan, đồng thời giảm thiểu tác động kinh tế - xã hội của dịch bệnh. Có thể nhắc tới một số nội dung cụ thể sau:

Một là, chúng ta đã kịp thời ra Tuyên bố Chủ tịch ASEAN về ứng phó chung của ASEAN đối với sự bùng phát của dịch COVID-19 từ rất sớm cảnh báo nguy cơ dịch bệnh, kêu gọi hợp tác khu vực và quốc tế, nhấn mạnh tinh thần đoàn kết ASEAN, cam kết chung tay kiểm soát và ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, bảo đảm cuộc sống bình yên cho người dân.

Hai là, Việt Nam đã linh hoạt thúc đẩy tổ chức các hội nghị của ASEAN theo hình thức trực tuyến. Đây là một giải pháp và phù hợp, góp phần giúp chúng ta duy trì kết nối, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, phản ứng nhanh và kịp thời trước đại dịch COVID-19. Các hội nghị đã tập trung vào ba hướng hành động quan trọng là chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, điều phối chính sách và phối hợp hành động.

Ba là, trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã nỗ lực đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các quốc gia và tổ chức quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch; phối hợp tổ chức và tham dự nhiều cuộc họp quan trọng với các đối tác như Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, WHO và Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến G20 để trao đổi về hợp tác, sớm kiểm soát, khống chế, đẩy lùi dịch bệnh.

Những nỗ lực không mệt mỏi đó của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN đã mang lại những kết quả bước đầu trong kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh. Tôi tin tưởng rằng cùng với các quốc gia bạn bè, đối tác trong và ngoài ASEAN, những nỗ lực của Việt Nam sẽ góp phần nhân rộng những kinh nghiệm tốt, bài học hay để khu vực và quốc tế cùng sớm đẩy lùi đại dịch.

P.V thực hiện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra Chương trình khám sức khỏe sinh sản - truyền thông tư vấn - tầm soát phát hiện sớm ung thư, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…

Tin khác

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD).
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng.
Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tăng cường các hoạt động kiểm soát hàng hóa, bình ổn thị trường; tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Xem thêm
Phiên bản di động