Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Hy Lạp
Tổng thống Katerina Sakellaropoulou đánh giá cao những thành tựu quan trọng về mọi mặt mà Việt Nam đã đạt được trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập trước đây cũng như công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ngày nay; khẳng định Hy Lạp coi trọng vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam tại khu vực và trên thế giới, mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực.
![]() |
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou (Ảnh: Anh Sơn) |
Trao đổi về quan hệ song phương, hai bên vui mừng nhận thấy quan hệ hợp tác giữa hai nước đã có bước phát triển tốt đẹp kể từ chuyến thăm Hy Lạp của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hy Lạp Karolos Papoulias (Ka -rô-lốt Pa-pu-li-át) trong năm 2008, cũng như các chuyến thăm gần đây của Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp Nikos Kozias (Ni-Cốt Cốt-di-at) tới Việt Nam (2017); của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (2018) và Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tới Hy Lạp (11/2021).
Hai bên đã trao đổi và thống nhất các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước và nhất trí tăng cường tiếp xúc, trao đổi đoàn các cấp, không chỉ ở cấp cao mà còn ở cấp các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước. Hai nhà lãnh đạo nhất trí giao cho hai Bộ Ngoại giao làm đầu mối rà soát, kết nối, thúc đẩy hợp tác hai nước. Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Hy Lạp trong việc viện trợ vắc xin cho Việt Nam phòng, chống dịch Covid-19.
![]() |
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou (Ảnh: Anh Sơn) |
Hai nhà lãnh đạo vui mừng nhận thấy mặc dù chịu tác động của dịch bệnh Covid-19, trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Hy Lạp vẫn đạt mức tăng trưởng, năm 2021 đạt 447 triệu USD, tăng 33% so với năm 2020, cao gấp đôi mức tăng trưởng 15% của thương mại Việt Nam - EU.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Katerina Sakellaropoulou nhất trí cùng nỗ lực thúc đẩy quan hệ kinh tế có lợi cho cả hai bên, khuyến khích và tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm và kết nối đối tác, tập trung vào một số lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu và Hy Lạp có thể mạnh như đóng tàu, sửa chữa tàu, cung ứng dịch vụ vận tải biển, năng lượng, nông nghiệp...
Để tạo khuôn khổ cho hợp tác kinh tế hai nước trong thời gian tới, hai bên nhất trí thúc đẩy đàm phán để hoàn tất khuôn khổ pháp lý Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Hiệp định vận tải hàng hải.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực song phương khác như hợp tác quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục, thể thao, du lịch và giao lưu nhân dân. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn lãnh đạo và cơ quan chức năng Hy Lạp đã tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam tại Hy Lạp sinh sống, làm ăn và học tập ổn định tại Hy Lạp, góp phần làm cầu nối giữa nhân dân hai nước.
![]() |
Hai lãnh đạo gặp gỡ báo chí thông báo những kết quả chính trong cuộc hội đàm (Ảnh: Anh Sơn) |
Trên tinh thần hiểu biết, thẳng thắn và tin cậy lẫn nhau, hai bên nhất trí sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là trong ứng phó các thách thức phi truyền thống như dịch bệnh, biến đổi khí hậu trong các khuôn khổ Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), hợp tác ASEAN - EU.
Tổng thống Katerina Sakellaropoulou khẳng định Hy Lạp ủng hộ Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện với EU, khai thác các tiềm năng to lớn của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã đi vào hiệu lực, góp phần tăng trưởng thương mại mạnh mẽ giữa Việt Nam và Hy Lạp.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Hy Lạp đã sớm phê chuẩn Hiệp định đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) và đề nghị Hy Lạp ủng hộ và thúc đẩy EU gỡ bỏ thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam (IUU).
Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề duy trì hoà bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải ở các khu vực trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Sau hội đàm, hai lãnh đạo đã có cuộc gặp gỡ báo chí chung, thông báo những kết quả chính trong cuộc hội đàm, nhấn mạnh việc hai bên nhất trí cùng nhau phối hợp chặt chẽ đưa quan hệ Việt Nam - Hy Lạp lên tầm cao mới, đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, phát huy những thế mạnh bổ sung cho nhau giữa hai nước, quan tâm thúc đẩy hợp tác kinh tế, đồng thời hợp tác chặt chẽ, cùng đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khai mạc hội thi thợ giỏi huyện Đan Phượng năm 2022

Tạo mọi điều kiện để người dân làm hộ chiếu theo mẫu mới

Ngủ gật khi xem tivi có thể gây… tử vong sớm, béo phì

Giá SGK tăng cao, giáo viên vùng cao khổ vì bị hiểu lầm “ăn chặn” tiền học sinh

85,4% dòng thuế trong ACFTA dự kiến được xóa bỏ thuế quan tới năm 2027

Séc khởi động chuỗi sự kiện trong nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng EU

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội: Triển khai tích cực các hoạt động Tháng Công nhân
Tin khác

Hàng vạn người thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam

Phó Cục trưởng Cục An ninh đối nội làm Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh

Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Quang làm Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai

Chủ tịch Quốc hội dự Diễn đàn hợp tác giáo dục Việt Nam - Vương quốc Anh

Chỉ thí điểm đấu giá với biển số nền trắng, áp dụng với ô tô trên toàn quốc

Huy động sức mạnh nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Xây dựng cho được cơ chế phòng ngừa để "không thể tham nhũng", "không dám tham nhũng", "không cần tham nhũng"

Việt Nam đề nghị Jordan hỗ trợ bảo hộ công dân gặp nạn trong vụ nổ khí độc tại cảng Aqaba

Khẩn trương sửa đổi chế độ phụ cấp ưu đãi với công chức, viên chức tại các cơ sở y tế công lập
