Chủ nhà hàng "méo mặt" khi khách vào quán chỉ được... uống nước ngọt
Từ 28/10, thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phục vụ tại chỗ đảm bảo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 như thời gian hoạt động của nhà hàng, quán ăn sẽ kết thúc trước 21h hằng ngày; công suất hoạt động tối đa 50%; không bán, không để khách sử dụng đồ uống có cồn... khiến nhiều nhà hàng chuyên kinh doanh về đồ uống có cồn vẫn chưa thể mở lại.
Bên cạnh đó, các nhà hàng, quán ăn đã mở cửa lại cũng gặp không ít khó khăn.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại nhiều nhà hàng, quán ăn ở thành phố Hồ Chí Minh, thực khách dùng nước "ngọt" nhậu thay bia, rượu. Đa số chủ nhà hàng chia sẻ, hiện tình hình dịch bệnh đã giảm nhưng vẫn còn nhiều nguy cơ nên việc phòng chống dịch vẫn là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, họ cũng tha thiết có những thay đổi sau nhiều tháng giãn cách hoạt động kinh doanh đã bị tê liệt dẫn đến khó khăn trăm bề.
Nhiều nhà hàng chuyên về đồ uống có cồn vẫn chưa thể mở cửa vì quy định phòng dịch của Thành phố. |
Ông Hoàng Văn Thuận, chủ nhà hàng Nga Thịnh 5 (đường Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp) chia sẻ, từ nhiều tháng nay, nhà hàng của ông đã phải dừng hoạt động do dịch Covid-199 nên trước thông tin này ông rất phấn khởi. Tuy nhiên, ông mong muốn được phép bán bia, rượu ở mức độ vừa phải để có thể duy trì, phục hồi kinh doanh sau nhiều tháng trì trệ vì dịch.
Thực khách vào nhà hàng, quán ăn buộc phải chọn nước ngọt thay vì bia, rượu như trước đây. |
Ông Thuận cho biết, với tiền mặt bằng hơn 20 triệu đồng/tháng, từ nhiều tháng nay ông đã dùng hết số tiền tích lũy nhiều năm qua và vay mượn người thân để có thể duy trì quán chờ đến ngày mở cửa hoạt động. Dù rất vui mừng khi quán đã được bán tại chỗ, tuy nhiên, việc không được phép kinh doanh đồ uống có cồn cũng khiến quán của ông gặp khó khăn.
"Đầu tiên phải kể đến lao động, trước kia nhân viên tại quán là người đến từ ngoại tỉnh nhưng dịch người ta đều về quê hết nên hiện tại tôi phải huy động người nhà ra làm, vì vậy ngoài giới hạn lượng khách theo quy định tôi còn hạn chế số lượng khách để có thể đủ người phục vụ. Tiếp nữa là về vấn đề không được kinh doanh đồ uống có cồn. Thật ra trước giờ khách đến quán hầu hết là để nhậu, bây giờ không được bán bia rượu nên rất khó, nhiều khách năn nỉ tôi bán một vài chai để họ uống vui, có không khí nhưng như vậy là sai quy định nên tôi rất mong thành phố cho phép các nhà hàng, quán ăn được bán lại bia rượu ở mức độ vừa phải để có thể giúp những người kinh doanh sớm phục hồi kinh tế”, ông Thuận bộc bạch.
Ông Thuận cũng chia sẻ thêm, hiện tại, quán ông bán lẩu gà và các món ăn được làm từ gà, khi khách có nhu cầu uống bia ông sẽ thuyết phục khách chuyển qua nước ngọt.
Nhiều gia đình cũng chọn đến quán ăn sau nhiều tháng nấu ăn tại nhà do giãn cách xã hội. |
Anh Nguyễn Minh Cường, thực khách cho biết, đã rất lâu rồi anh mới được ra đường ngồi ăn với bạn bè nên cảm thấy rất vui. Tuy nhiên, thiếu một chút bia, rượu cũng khiến câu chuyện thiếu phần cao trào.
“Lâu rồi không được gặp bạn bè đồng nghiệp nên hôm nay được đi ăn với bạn tôi rất vui dù khá lo lắng về vấn đề dịch bệnh. Không có bia rượu cũng không sao chỉ là câu chuyện thiếu đi chất xúc tác, nếu có một chút đồ uống có cồn nữa có lẽ cuộc vui sẽ trọn vẹn hơn”, anh Cường nói.
Đại diện nhà hàng Tá Lả Quán (đường Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp) cho biết, quán hoạt động từ chiều ngày 28/10 với công suất tối đa 50%. Khách đến quán sẽ được yêu cầu dùng nước ngọt hoặc nước suối theo quy định.
Khách hàng tại nhà hàng Tá Lả Quán chọn nước ngọt thay rượu, bia. |
Đại diện nhà hàng Tá Lả Quán cho biết, hiện tại quán đang thiếu nhân viên trầm trọng vì diện tích quán là khá lớn nên số lượng khách đến đây cũng không phải là ít. Tại quán có trang bị xịt khuẩn và bố trí các bàn cách xa nhau để đảm bảo đúng theo quy định phòng chống dịch.
Về vấn đề không cho bán đồ uống có cồn và chỉ phục vụ tới 21h là khá khó khăn đối với nhà hàng nhất là về lợi nhuận kinh doanh, doanh nghiệp khó có thể hồi phục lại sau dịch.
"Bên cạnh đó, trước kia quán phục vụ khách đến 2h sáng vì thói quen của người Sài Gòn là ngồi ăn nói chuyện với bạn bè đến khuya, hiện tại đến gần 21h là nhân viên phải ra nhắc khách khiến nhiều khách tỏ ra không thoải mái, điều này cũng là một nỗi băn khoăn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng thành phố nới lỏng quy định đối với dịch vụ ăn uống, tập trung vào việc kiểm soát 5K, ngồi giãn cách và không giới hạn thời gian hoạt động và phục vụ thức uống”, đại diện nhà hàng Tá Lả Quán nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang
Tiêu dùng 20/12/2024 21:45
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm
Tiêu dùng 19/12/2024 17:39
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024
Tiêu dùng 14/12/2024 11:00
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Tiêu dùng 13/12/2024 11:52
Nóng trong người khi nỗ lực gấp đôi, gấp ba chạy deadline cuối năm
Tiêu dùng 10/12/2024 12:24
Khai mạc Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2024 tại Hà Nội
Tiêu dùng 06/12/2024 17:36
Những con số ấn tượng sau chương trình Online Friday 2024
Tiêu dùng 04/12/2024 16:14
Giá xăng ngày mai 5/12 sẽ giảm hơn 300 đồng/lít?
Tiêu dùng 04/12/2024 16:02
Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt”: Cơ hội mua sắm đậm chất Tết cổ truyền
Tiêu dùng 01/12/2024 07:00