Chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, giảm thiểu tối đa thiệt hại
Nhiều địa phương bị ảnh hưởng
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục qua Bắc Bộ kết hợp với xoáy thấp phát triển lên đến 5000m đang dịch dần sang phía Tây, từ sáng đến đêm 3/8 thành phố Hà Nội có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Tổng lượng mưa phổ biến ở khu vực các huyện phía Bắc và trung tâm Thành phố là 10 - 30mm, có nơi trên 40mm; khu vực các huyện phía Nam và phía Tây Thành phố là 20 - 40mm, có nơi trên 50mm.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài kiểm tra công tác chuẩn bị y tế cho người dân vùng lũ tại thôn Tân Tiến (xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ) ngày 29/7. |
Qua ghi nhận, đến 7h ngày 3/8, mực nước tại một số sông và các trục tiêu lớn trên địa bàn Thành phố đang rút. Cụ thể: Mực nước sông Bùi đang xuống, tại Trạm thủy văn Yên Duyệt dưới báo động II là 3cm. Mực nước sông Tích đang xuống, Tại trạm thủy văn Kim Quan trên báo động II là 41cm. Mực nước sông Tích đang xuống, tại Trạm thủy văn Vĩnh Phúc trên báo động II là 49cm. Mực nước sông Cầu đang xuống, tại Trạm thủy văn Lương Phúc đang dưới mức báo động II là 10cm. Mực nước sông Cà Lồ đang xuống, Tại trạm thủy văn Mạnh Tân đang trên mức báo động I là 49cm. Tuy nhiên, hầu hết các hồ chứa vẫn đang ở mức cao, vượt ngưỡng tràn.
Thời điểm hiện tại, Công ty Thủy điện Sơn La đã mở 3 cửa xả đáy hồ thủy điện Sơn La, Công ty Thủy điện Tuyên Quang mở 3 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang, Công ty Thủy điện Hòa Bình mở 2 cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình.
Khu vực nội thành không có điểm úng ngập. Còn tại khu vực ngoại thành, theo báo cáo của Công ty Thủy lợi sông Tích: Diện tích ngập úng là 411 ha (Ba Vì 216,5 ha, Thạch Thất 33,5 ha, Quốc Oai 146 ha, Phúc Thọ 7 ha, Sơn Tây 8 ha), trong đó có: 321ha lúa; 70ha lúa, cá và 20ha màu. Công ty Thủy lợi sông Đáy: Diện tích ngập úng huyện Chương Mỹ là 703,1ha (347ha lúa đầy nước; 46,4ha lúa ngập sâu, trắng; 169,7ha thủy sản đầy nước; 19ha hoa cây ăn quả đầy nước; 121ha rau màu).
Tại huyện Chương Mỹ, chiều dài kênh mương bị hư hỏng là 721m; đê hữu Bùi tại vị trí tường kè thôn Đừn, xã Tốt Động xuất hiện hiện tượng rò rỉ qua chân tường kè dài khoảng 200 m; đoạn đê ở xã Quảng Bị bị sạt lở 30m; cầu, cống, đập bị hư hỏng 103 cái; đường giao thông nội đồng bị ngập 89.300m; đường giao thông nội đồng bị sạt lở 407m; đường giao thông nông thôn bị ngập 14.990m; 19 công trình công cộng, di tích bị ngập. Toàn huyện còn 13 thôn, xóm bị ngập; 733 hộ dân bị ảnh hưởng; 4.990 khẩu ngập cần cứu trợ; 1.637 khẩu đang sơ tán…
Tại huyện Thạch Thất, tính đến 6h ngày 3/8, tổng diện tích còn bị ngập sâu là 21,4ha, trong đó có 13,6ha lúa và 7,8ha rau màu (không tính diện tích ngập trắng không có khả năng phục hồi). Thiệt hại về lúa, hoa màu, tính đến 16h ngày 2/8, tổng diện tích ngập trắng không có khả năng phục hồi là 138,3ha (Lúa 93,5ha, rau màu 30,8ha, cây ăn quả 14ha); 1,9ha lúa bị mất trắng ở xã Chàng Sơn.
Còn tại huyện Quốc Oai, đến nay, cơ bản 5 xã bị ngập úng (Cấn Hữu, Phú Cát, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa, Đông Yên) đã ổn định, người dân quay trở lại đời sống sinh hoạt bình thường. Còn lại 50 hộ bị ảnh hưởng với số khẩu 212 người. Diện tích ngập đến 16h ngày 2/8 là 988,7ha (588ha lúa, 110 ha cây màu, 50,7 ha cây ăn quả và 240ha thủy sản).
Huyện Đông Anh ngập 10ha lúa vùng bãi sông. Huyện Sóc Sơn ngập 180ha gieo trồng vụ mùa ở bờ bãi sông.
Tiếp tục khắc phục, chủ động ứng phó
Qua ghi nhận, tại khu vực nội thành, để đảm bảo thoát nước, Thành phố tiếp tục mở cửa phai các hồ điều hòa và vận hành trạm bơm đầu mối Yên Sở (vận hành 4/20 tổ máy) và các Trạm bơm Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, Cổ Nhuế… để hạ mức nước trên hệ thống theo quy định; triển khai công tác ứng trực, giải quyết thoát nước, tua vớt rác tại miệng thu trên toàn địa bàn.
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho người lao động huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. |
Tại khu vực ngoại thành, trong những ngày qua, huyện Quốc Oai đã huy động 3.890 người và 156 phương tiện tham gia ứng phó. Về công tác khắc phục, ngày 30/7, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện đã ban hành Kế hoạch 296/KH-UBND về việc tổng vệ sinh môi trường trong mùa mưa bão trên địa bàn. Ngày 1/8/2024 UBND huyện đã huy động trên 400 người làm nhiệm vụ khơi thông cống rãnh, trục vớt rác trôi nổi tại các điểm ngập trũng, đọng nước, thu gom rác thải, phế thải tới điểm tập kết. Đồng thời, lực lượng cán bộ y tế tổ chức phun tiêu độc khử trùng, rắc vôi bột phòng, chống dịch bệnh…
Hiện nay, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện đang tiếp tục chỉ đạo thực hiện tổng vệ sinh môi trường sau khi nước rút trên phương châm nước rút đến đâu sẽ thực hiện vệ sinh, thu gom rác, vệ sinh tiêu độc đến đó cộng với phun thuốc khử trùng để đảm bảo vệ sinh môi trường cho nhân dân.
Toàn huyện Chương Mỹ đã huy động 4.721 người và 199 phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả; Xí nghiệp Thủy lợi Chương Mỹ đã vận hành 9 trạm với 24 máy bơm; tổ chức tiếp nhận và cấp phát hỗ trợ đến các hộ trong vùng ngập úng...
Tại huyện Thạch Thất, hiện tại Xí nghiệp Thuỷ lợi Thạch Thất vẫn vận hành 6 trạm bơm tiêu úng đầu mối với tổng số 13 tổ máy bơm. Cụ thể: Trạm bơm Phú Thụ 3 máy, Trạm bơm Săn 2 máy, Trạm bơm Bình Phú 1 máy, Trạm bơm Lim 2 máy, Trạm bơm Thuỵ Đức 3 máy và Trạm bơm Hạ Bằng 2 máy.
Liên quan đến công tác khắc phục hậu quả mưa lũ lớn, úng ngập tại các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, tại cuộc họp của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội diễn ra chiều 31/7, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trước diễn biến phức tạp của thời tiết, thiên tai tại một số huyện, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã đi kiểm tra, yêu cầu các cấp chính quyền phải khẩn trương triển khai giải pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ lớn tại các địa phương.
Hướng dẫn người dân vệ sinh môi trường, xử lý nguồn nước tại xã Tuyết Nghĩa (huyện Quốc Oai). |
Thực hiện chỉ đạo trên, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thành phố đã yêu cầu các thành viên bám sát cơ sở, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, cung cấp thông tin, báo cáo về Thường trực Ban Chỉ huy Thành phố trước 16h hằng ngày để tổng hợp báo cáo Thường trực Thành ủy chỉ đạo ngay.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, mặc dù các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất đã rất chủ động triển khai các phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” nhưng cần phải kết nối báo cáo thường xuyên để Thành phố tăng cường, chi viện nếu những vùng lũ, nơi xung yếu đang cần.
Ngay từ đầu năm 2024, Thành phố đã phê duyệt các phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Các huyện: Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất… cũng xây dựng và phê duyệt phương án của mình. Tuy nhiên, ở mỗi phương án, kịch bản về phòng chống thiên tai lại dựa trên kinh nghiệm và tình hình mưa lũ hằng năm để xây dựng. Vì vậy, khi phát sinh tình huống thiên tai vượt dự báo, thiết kế thì hậu quả khó lường. Do vậy, các sở, ngành, địa phương phải linh hoạt, chủ động, sáng tạo để ứng phó sát với thực tế nhất là khi lũ lụt đang diễn ra ở từng thời điểm.
Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương rà soát, nắm bắt nhu cầu đời sống nhân dân để sớm trình thành phố các cơ chế, chính sách giúp người dân vùng lũ, đặc biệt là các hộ khó khăn, hộ nghèo, neo đơn. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các cấp phát huy truyền thống đoàn kết, đẩy mạnh phong trào vận động, quyên góp để ủng hộ nhân dân nhu yếu phẩm thiết yếu…
Ngoài việc bảo đảm đời sống cho nhân dân, canh giữ chắc chắn đê kè, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, địa phương đặc biệt lưu ý công tác bảo đảm an ninh trật tự, không để các thành phần xấu lợi dụng, trục lợi, trộm cắp tài sản của nhân dân vùng lũ lụt. Công an thành phố Hà Nội phải nắm tình hình an ninh chính trị, tập trung tình hình an ninh nông thôn…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59