Chủ động ứng phó có hiệu quả với cơn bão số 9
Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão, Hà Nội và Bắc Bộ mưa rét | |
Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 9, đe dọa Nam Trung Bộ |
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, cơn bão số 9 dự báo sẽ rất đặc biệt. Về hướng, bão sẽ đi thẳng vào khu vực Nam Trung Bộ. Đây là nhận định được nhiều cơ quan dự báo quốc tế đưa ra. Đáng chú ý, đây là khu vực không thường xuyên xảy ra mưa bão.
Về diễn biến, dự báo càng gần bờ, tốc độ di chuyển của bão sẽ chậm lại, trong khi cường độ sẽ ngày càng cao. Cùng thời điểm bão đổ bộ sẽ có gió mùa Đông Bắc lệch Đông, do đó sẽ diễn ra hiện tượng phối trộn các hình thái thời tiết khiến diễn biến mưa bão sẽ rất phức tạp.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, Bộ NN&PTPT, các Bộ, ngành, các địa phương trong việc sớm triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 9.
Theo Phó Thủ tướng, các tỉnh Nam Trung Bộ cần tuyệt đối không được chủ quan với diễn biến bất thường của mưa bão, nếu không hậu quả sẽ rất nặng nề.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại cuộc họp (Ảnh: Chinhphu.vn) |
“Chỉ trong thời gian ngắn, hoàn lưu bão số 8 vừa qua đã gây mưa cực lớn, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của người dân, đến nay vẫn phải tập trung để khắc phục”, Phó Thủ tướng nói.
Thay mặt Thủ tướng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng gửi lời thăm hỏi đến người dân khu vực chịu thiệt hại của cơn bão, chia buồn với gia đình các nạn nhân chết, mất tích.
Trước những dự báo về cường độ, hướng đi, diễn biến của cơn bão số 9, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục nêu cao cảnh giác, chuẩn bị nghiêm túc các phương án ứng phó.
“Tất cả các bộ ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ của mình phải chủ động đề ra phương án, liên tục cập nhật, rà soát phương án tuỳ vào tình hình cụ thể của địa phương, của ngành mình để triển khai thực hiện có hiệu quả”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng yêu cầu một số Bộ, ngành liên quan phải sớm cử các đoàn công tác, chủ động phối hợp với địa phương triển khai tốt phương án bảo vệ an toàn các công trình hồ đập, các công trình hạ tầng, nhà ở của người dân theo phương châm 4 tại chỗ.
“Trước hết phải chuẩn bị sẵn lực lượng, phương tiện, vật tư. Chủ tịch UBND tỉnh phải trực tiếp chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó. Yêu cầu đầu tiên là phải đảm bảo an toàn cho người dân, không để tàu thuyền nào trên biển trong khu vực nguy hiểm; không để người dân còn trên các lồng bè nuôi trồng thuỷ sản”, Phó Thủ tướng yêu cầu. Kinh nghiệm bão số 12 năm 2017 vừa qua, tại Khánh Hoà, người dân vẫn ở lại bị mắc kẹt trên các lồng bè nuôi hải sản, do đó khi bão đổ bộ chịu thiệt hại lớn.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng nhấn mạnh yêu cầu phải khẩn trương rà soát lại, chủ động sơ tán, đảm bảo không để người dân ở lại các khu vực nguy hiểm, dễ xảy ra ngập úng hay sạt lở, trong các công trình, nhà xuống cấp, kém chất lượng.
Cùng với đó, phải chủ động kiểm tra an toàn của tất cả các hồ, đập trên địa bàn. Bộ NN&PTNT chủ trì cùng với các địa phương rà soát các hồ, đập thuỷ lợi, Bộ Công Thương rà soát các công trình thuỷ điện, đảm bảo vận hành an toàn tuyệt đối.
“Phải chủ động rà soát, kiểm tra tất cả các hồ, đập trên địa bàn để có phương án ứng phó. Quan trọng nhất là phải vận hành một cách phù hợp nhất, vừa đảm bảo an toàn cho hồ đập, cho hạ du, vừa giữ được nước cho mùa khô”, Phó Thủ tướng nói.
Các địa phương chủ động lên phương án đảm bảo an toàn cho nhà dân, các công trình, công sở, trụ sở, cơ sở sản xuất quan trọng. Cùng với đó, phải sẵn sàng lực lượng để hỗ trợ sơ tán dân khi cần thiết, kịp thời ứng phó với sự cố tìm kiếm cứu nạn.
Phó Thủ tướng giao Ủy ban Quốc gia Ứng phó với sự cố, thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn chủ động phối hợp lực lượng với các địa phương, các quân khu, các đơn vị quân đội, công an đứng chân trên địa bàn.
Cơ quan khí tượng thuỷ văn tiếp tục theo dõi chặt để dự báo một cách chính xác nhất diễn biến mưa bão. Các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương tiếp tục vào cuộc một cách mạnh mẽ, tích cực, một mặt hướng dẫn nhân dân chủ động ứng phó có hiệu quả với cơn bão số 9, giảm thiểu thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân và nhà nước; đồng thời cung cấp thông tin phục vụ công tác lãnh đạo chỉ đạo ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31