Chủ động phòng bệnh cho học sinh mùa tựu trường

(LĐTĐ) Hiện cả nước đang bước vào năm học mới, học sinh các cấp đang quay trở lại trường học. Nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là với một số bệnh như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Gia tăng ca sốt xuất huyết, ho gà trên địa bàn Hà Nội Hà Nội quyết liệt thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh dại

Gia tăng ca bệnh truyền nhiễm

Theo thông tin từ Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2024 đến nay, nhiều địa phương trên cả nước đã ghi nhận gia tăng các trường hợp mắc bệnh sởi, ho gà và một số bệnh truyền nhiễm khác. Cụ thể, so với cùng kỳ năm 2023, số ca mắc sởi tăng hơn 8 lần, số ca mắc ho gà tăng hơn 25 lần.

Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2024 đến ngày 14/8 ghi nhận 597 ca sốt phát ban nghi sởi; trong đó, số ca dương tính với sởi là 346 ca và đã có 3 ca tử vong. Trong khi đó, từ năm 2021 đến năm 2023, toàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 1 ca bệnh sởi. Còn tại Hà Nội, số ca bệnh sởi không ghi nhận nhiều, nhưng từ đầu năm 2024 đến ngày 16/8, đã có 222 ca mắc ho gà tại 29 quận, huyện, thị xã; trong khi cùng kỳ năm 2023 không có ca bệnh. Bệnh nhân chủ yếu là trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Chủ động phòng bệnh cho học sinh mùa tựu trường
Trẻ được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi - quai bị - rubella tại Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Đối với bệnh tay chân miệng, cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.818 ca mắc, tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2023. Dịch bệnh tay chân miệng phần lớn là ca bệnh tản phát, không ghi nhận ổ dịch phức tạp. Tuy nhiên, dự báo số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới khi các trường mầm non và tiểu học tiếp nhận trẻ đi học trở lại…

Trước thực tế đó, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo chính quyền các cấp và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, nhất là các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra trong mùa tựu trường.

Đặc biệt, Bộ Y tế yêu cầu tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, đôn đốc chỉ đạo các địa phương, đơn vị về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo Sở Y tế chịu trách nhiệm theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh; tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch tại cộng đồng và các cơ sở y tế. Thực hiện cách ly, kịp thời xử lý triệt để ổ dịch không để bùng phát dịch trong cộng đồng; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng dịch bệnh truyền nhiễm trước thềm năm học mới, Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế các địa phương thúc đẩy triển khai tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo an toàn, hiệu quả; rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, chưa tiêm đủ mũi… Với các bệnh có vắc xin thì khuyến cáo người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Chia sẻ với phóng viên, bác sĩ Bùi Thanh Phong, Quản lý Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC khuyến cáo: Trẻ đến trường sau kỳ nghỉ hè dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, bởi vậy, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiêm vắc xin ngừa các bệnh như: Cúm, sởi, bạch hầu - ho gà - uốn ván, não mô cầu, viêm não Nhật Bản...

“Mùa tựu trường đầu tháng 9 là lúc chuyển giao từ hè sang thu, thời tiết nóng lạnh thất thường, độ ẩm cao khiến loạt bệnh có tính chất theo mùa như sởi, ho gà, cúm, viêm phổi, viêm não diễn biến phức tạp, dễ lây nhiễm. Một trẻ nhiễm bệnh sẽ lây cho bạn cùng lớp, cùng trường, tạo ổ dịch khó kiểm soát. Bởi vậy, tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hàng đầu cho trẻ”- Bác sĩ Phong phân tích.

Điển hình, các chuyên gia cảnh báo năm 2024 là năm dịch sởi có nguy cơ bùng phát theo chu kỳ 4-5 năm/lần, cần tiêm bù, tiêm vét cho số trẻ chưa được tiêm vắc xin. Hai chu kỳ gần nhất là 2019 và 2014, cả nước đều ghi nhận số ca mắc sởi tăng cao, riêng năm 2014 có hơn 110 trẻ tử vong. Thai phụ mắc sởi ngoài gặp biến chứng có thể tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh, 90-100% người chưa tiêm vắc xin hoặc chưa từng mắc bệnh tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ bị mắc. Một người nhiễm bệnh có thể lây cho 20 người khỏe mạnh. Người nhiễm vi rút sởi có thể lây nhiễm cho người khác thông qua giọt bắn, dịch tiết từ niêm mạc mũi họng khi ho, hắt hơi, nói chuyện. Do vậy, bệnh sởi rất dễ lây lan ở những nơi đông người như: Khu dân cư, trường học, ký túc xá, bệnh viện…

Theo đó, sởi nguy hiểm khi có thể gây suy giảm miễn dịch, khiến trẻ dễ bị bội nhiễm các vi khuẩn khác và gặp nhiều biến chứng như: Viêm tai giữa cấp; viêm phổi nặng; viêm não; tiêu chảy; mờ hoặc loét giác mạc; suy dinh dưỡng... Ở thai phụ, bệnh sởi có thể gây biến chứng viêm phổi, viêm kết mạc, viêm màng não cấp tính và bùng phát lao tiềm ẩn. Nếu mắc sởi trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ có thể bị sảy thai. Nếu tuổi thai lớn, sởi có thể gây sinh non hoặc thai chết lưu.

Đáng lo ngại, trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh sởi do hệ miễn dịch non yếu và giảm dần kháng thể bảo vệ từ mẹ sau khi sinh ra. Việc tiêm chủng không đầy đủ có thể khiến dịch sởi bùng phát bất cứ lúc nào, tỷ lệ tiêm chủng bao phủ cần thiết để ngăn chặn sởi lây truyền trong cộng đồng là ít nhất phải đạt 95%.

Bởi vậy, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ em và người lớn là biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả, giảm nguy cơ mắc và biến chứng do bệnh gây ra. Vắc xin có thành phần sởi như sởi đơn, sởi - quai bị - rubella có thể tiêm được cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn. Tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng sởi có hiệu quả đến 98%. Bên cạnh đó, phụ nữ cần hoàn thành lịch tiêm sởi - quai bị - rubella trước mang thai 3 tháng để tránh mắc bệnh và truyền kháng thể bảo vệ thai nhi và con ở những tháng đầu đời khi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát động giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2024

Phát động giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024 là năm thứ 5 giải thưởng được tổ chức nhằm tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc, mang tự hào trí tuệ Việt Nam, tạo ra động lực mới để tăng trưởng kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh quốc gia và tăng năng suất lao động, đồng thời tôn vinh các sản phẩm công nghệ số Việt Nam chinh phục thế giới.
Lan tỏa tinh thần hiến máu tình nguyện tại Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam

Lan tỏa tinh thần hiến máu tình nguyện tại Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 22/8, Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tổ chức “Ngày hội Giọt máu hồng Meiko 2024” tại Nhà máy Meiko Việt Nam (Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội).
Người họa sĩ nặng lòng với văn hoá Mường

Người họa sĩ nặng lòng với văn hoá Mường

(LĐTĐ) Họa sĩ Vũ Đức Hiếu, người thường được biết đến với nghệ danh “Hiếu Mường” đã tạo dựng không gian văn hóa Mường tại Hòa Bình từ năm 2007 với quy mô một bảo tàng tư nhân đầu tiên, nhằm bảo tồn, giới thiệu không gian văn hóa dân tộc Mường tại Việt Nam. Cách đây ít ngày, họa sĩ Vũ Đức Hiếu tiếp tục đưa tinh hoa gốm Mường về Hà Nội trong một không gian đậm bản sắc văn hóa tại 85 Nhật Chiêu, quận Tây Hồ.
Chủ tịch Quốc hội: Thực hiện quyết liệt các nghị quyết về giám sát chuyên đề và chất vấn

Chủ tịch Quốc hội: Thực hiện quyết liệt các nghị quyết về giám sát chuyên đề và chất vấn

(LĐTĐ) Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, sau 1,5 ngày làm việc nghiêm túc, sôi nổi, với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao, đến thời điểm này, đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền

Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang chú trọng nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Qua đó, đội ngũ đoàn viên, CNVCLĐ trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã từng bước nâng cao nhận thức, nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật, không ngừng học tập, trau dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ.
Để phúc lợi gần hơn với đoàn viên, người lao động

Để phúc lợi gần hơn với đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Với mong muốn mang lại cho đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động nhiều sản phẩm với giá ưu đãi, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội phối hợp Công ty TNHH MTV Vườn Thú Hà nội tổ chức ra mắt Điểm phúc lợi đoàn viên đầu tiên. Đây là hoạt động thuộc Chương trình phúc lợi đoàn viên do Công đoàn ngành phối hợp đơn vị cung cấp các sản phẩm chăm sóc cuộc sống và phúc lợi cho đoàn viên, người lao động thực hiện.
Hy vọng sẽ không còn thiếu trường công

Hy vọng sẽ không còn thiếu trường công

(LĐTĐ) Năm học mới chuẩn bị bắt đầu, nhưng thực tế các cháu phải đi học thêm ở các trung tâm, ở trường cách đây vài tháng. Năm nay, thời tiết xem ra dễ chịu hơn mọi năm, song “sức nóng” về học hành thì vẫn không “hạ nhiệt” chút nào.

Tin khác

Kiểm tra chất lượng bánh trung thu tại Khách sạn JW Marriott Hà Nội

Kiểm tra chất lượng bánh trung thu tại Khách sạn JW Marriott Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 21/8, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu tại Khách sạn JW Marriott Hà Nội.
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa ban hành Công văn số 4849/BYT-DP gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur và các bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh truyền nhiễm về việc tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.
Sai lầm khi bôi mỡ trăn trị bỏng cho trẻ em

Sai lầm khi bôi mỡ trăn trị bỏng cho trẻ em

(LĐTĐ) Bỏng nước canh là một trong những tai nạn bỏng phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên việc sơ cứu ban đầu chậm trễ và không đúng cách vẫn thường xảy ra. Điều này không chỉ kéo dài thời gian điều trị mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chất lượng sống của trẻ.
Hà Nội ghi nhận thêm 274 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 274 ca sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Ngày 19/8, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9/8 đến ngày 16/8), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 274 ca sốt xuất huyết, tăng 86 trường hợp so với tuần trước.
Chương Mỹ: Chủ động các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết

Chương Mỹ: Chủ động các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Thời gian qua, huyện Chương Mỹ đã tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, đồng thời khuyến cáo người dân cần thực hiện một số biện pháp phòng, chống bệnh cho bản thân và các thành viên trong gia đình.
Cảnh báo nguy cơ ngộ độc khí CO từ những thiết bị hiện đại

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc khí CO từ những thiết bị hiện đại

(LĐTĐ) Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận liên tiếp các bệnh nhân có hiện tượng nôn trớ, hôn mê, suy hô hấp do ngộ độc khí CO (Carbon monoxide). trong đó, 3 ca ngộ độc từ một căn bếp ở Hà Nội và một gia đình 2 mẹ con ngộ độc do dùng máy phát điện.
Hà Nội khuyến khích hợp tác công - tư trong cung cấp, phát triển dịch vụ y tế

Hà Nội khuyến khích hợp tác công - tư trong cung cấp, phát triển dịch vụ y tế

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đang tập trung xây dựng các chính sách, quy định để triển khai và thực hiện có hiệu quả Luật Thủ đô năm 2024. Trong đó, Thành phố luôn khuyến khích đổi mới sáng tạo, hỗ trợ các dự án nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là những sáng kiến ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực y tế; khuyến khích hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư trong việc cung cấp dịch vụ y tế và phát triển các dự án y tế...
Phát hiện ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ tại Thụy Điển

Phát hiện ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ tại Thụy Điển

(LĐTĐ) Giới chức y tế Thụy Điển cho biết bệnh nhân đã bị nhiễm chủng virus gây bệnh đậu mùa khỉ thuộc nhánh Clade Ib (biến chủng mới của chủng đậu mùa khỉ đặc hữu Clade I) có liên quan đến đợt bùng phát dịch mới đây ở châu Phi.
Hiệu quả chuyển đổi số, góc nhìn từ Bệnh viện Việt Đức

Hiệu quả chuyển đổi số, góc nhìn từ Bệnh viện Việt Đức

(LĐTĐ) Năng lực đội ngũ y, bác sĩ có giỏi chuyên môn đến mấy, nhưng thiếu và yếu mảng số hóa (chuyển đổi số) thì việc khám, điều trị và cứu người của các bệnh viện coi như giảm đi một nửa. Vì vậy, chuyển đổi số đươc ngành Y tế được xem là một trong những trụ cột, nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả khám, chữa bệnh cho nhân dân. Bệnh viện Việt Đức là một trong những đơn vị tiên phong trong chuyển đổi số, thực tế đã, đang mang lại những hiệu quả rõ rệt.
Tích cực triển khai mô hình “Cung cấp dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn”

Tích cực triển khai mô hình “Cung cấp dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn”

(LĐTĐ) Nhằm phát hiện, phòng ngừa nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe sinh sản của nam nữ thanh niên, sức khỏe thai nhi, ngăn ngừa sinh con ra bị bệnh, tật bẩm sinh, Chi cục dân số Hà Nội đã tổ chức triển khai thí điểm mô hình “Cung cấp dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn” tại quận Bắc Từ Liêm năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động