Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 21/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trình Quốc hội dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Hợp đồng điện tử an toàn: Thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái số bền vững

Quy định nguyên tắc chung trong phát triển điện hạt nhân

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, sau gần 20 năm thi hành đến giai đoạn hiện nay còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung.

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, chuyển dịch năng lượng và các cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 trong thời kỳ mới.

Đồng thời, thể chế hóa đầy đủ các quy định của Đảng, chính sách của Nhà nước liên quan đến chính sách giá điện, áp dụng cơ chế giá điện phù hợp đối với các nhóm khách hàng sử dụng điện có mức tiêu thụ điện cao và phát thải cao, cơ sở lưu trú du lịch, các khách hàng sản xuất sản phẩm công nghiệp ưu tiên phát triển và trạm sạc điện phục vụ phương tiện giao thông xanh phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ, chủ trương của nhà nước.

Quy định nguyên tắc chung trong phát triển điện hạt nhân nhằm góp phần đảm bảo cung ứng điện, an ninh năng lượng và đáp ứng mục tiêu trung hoà các bon vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam tại COP 26; sửa đổi, bổ sung các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện để phù hợp với tình hình mới...

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Điện lực (sửa đổi)
Toàn cảnh Kỳ họp. Ảnh: Quốc hội.

Bên cạnh đó, bổ sung cơ chế đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nguồn điện, theo dõi tiến độ và cơ chế xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ nhằm quản lý tiến độ các dự án điện; quy định việc đầu tư, xây dựng công trình điện khẩn cấp nhằm bảo đảm an ninh cung cấp điện; bổ sung quy định về hợp đồng dự án đối với dự án nguồn điện đầu tư theo phương thức PPP áp dụng loại hợp đồng BOT...

Một trong những chính sách quan trọng tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) lần này là đề cập tới phát triển điện hạt nhân. Theo dự thảo Luật, Quy hoạch phát triển điện hạt nhân là một phần gắn liền và đồng bộ với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia để đảm bảo mục tiêu an ninh cung cấp điện.

Dự án điện hạt nhân là dự án quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, do Nhà nước đầu tư xây dựng và vận hành. Việc đầu tư xây dựng, vận hành, chấm dứt hoạt động và bảo đảm an toàn nhà máy điện hạt nhân phải tuân thủ quy định của Luật Năng lượng nguyên tử và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Tuỳ thuộc tình hình kinh tế, xã hội từng thời kỳ và dự án cụ thể, Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế đặc thù để đảm bảo triển khai đầu tư xây dựng, vận hành nhà máy điện hạt nhân có hiệu quả...

“Dự thảo Luật này không có nội dung trái Hiến pháp, các nội dung đề xuất công khai, minh bạch, không có chính sách trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết.

Hoàn thiện các cơ chế, chính sách ưu đãi

Trình bày báo cáo thẩm tra về Dự án Luật, ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi). Hồ sơ dự án Luật cơ bản đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản nhất trí với việc bổ sung các nội dung về chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực. Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh, cụ thể hóa trong Luật một số chính sách như hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Điện lực (sửa đổi)
Các đại biểu tại Kỳ họp. Ảnh: Quốc hội.

Về quy định về điện năng lượng tái tạo, năng lượng mở, Ủy ban thẩm tra đề nghị tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách ưu đãi và phân bổ các nguồn lực cho năng lượng tái tạo góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Đặc biệt, cần bổ sung nguyên tắc bảo vệ môi trường, xử lý các tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng. Việc khảo sát và phát triển năng lượng cần được điều chỉnh để đảm bảo tính đồng bộ với các luật liên quan. Các dự án tự sản, tự tiêu năng lượng tái tạo cần quy định rõ ràng về quy mô và thủ tục đăng ký. Ngoài ra, việc nâng cấp thiết bị và tháo dỡ dự án cũng cần quy định phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

Đồng thời, đề nghị đánh giá kỹ tác động và bổ sung quy định rõ trách nhiệm trong phát triển điện gió ngoài khơi, đặc biệt là điều kiện chuyển nhượng dự án để đảm bảo tính thống nhất pháp luật, vì đây là lĩnh vực mới, liên quan đến quốc phòng, an ninh và chủ quyền...

Về thời điểm thông qua dự án Luật Điện lực (sửa đổi), đa số thành viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và một số Ủy ban của Quốc hội thấy rằng nếu trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) theo quy trình một kỳ họp vào Kỳ họp thứ 8 theo đề nghị của Chính phủ là mục tiêu rất thách thức vì không đủ thời gian cần thiết để hoàn thiện, bảo đảm yêu cầu chất lượng, đáp ứng mục tiêu xây dựng Luật...

Do đó, Ủy ban thẩm tra đề nghị thông qua Luật tại 2 kỳ họp, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).

Trong trường hợp phạm vi sửa đổi chỉ tập trung vào những vấn đề cấp thiết, đã chín, đã rõ; chỉ luật hóa các nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội; đồng thời, dự án Luật được chuẩn bị tốt, giải trình, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan hữu quan; quá trình thảo luận tại Quốc hội đạt sự đồng thuận cao thì Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường kiến nghị Quốc hội xem xét, cho ý kiến thông qua dự thảo Luật tại Kỳ họp thứ 8 theo quy trình tại một kỳ họp.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phấn đấu tăng trưởng kinh tế Thủ đô đạt 2 con số ít nhất trong 10 năm liên tục

Phấn đấu tăng trưởng kinh tế Thủ đô đạt 2 con số ít nhất trong 10 năm liên tục

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho rằng, thu nhập của người dân Thủ đô hiện nay so với nhiều quốc gia trong khu vực vẫn còn xa. Mục tiêu của Hà Nội là phấn đấu ít nhất trong 10 năm liên tục kinh tế có thể tăng trưởng trên 2 con số. Điều này sẽ góp phần quan trọng tạo dựng vị thế và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân Thủ đô.
9 bí quyết ngăn ngừa tình trạng mất cơ khi về già

9 bí quyết ngăn ngừa tình trạng mất cơ khi về già

(LĐTĐ) Mất cơ là một hệ quả tự nhiên của quá trình lão hóa, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gia tăng nguy cơ té ngã và chấn thương. Để duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi, việc ngăn ngừa mất cơ là điều tối quan trọng.
Khen thưởng 140 nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp học mầm non

Khen thưởng 140 nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp học mầm non

(LĐTĐ) Ngày 21/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tổng kết Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp học mầm non năm học 2024 - 2025.
Tin bão mới nhất: Áp thấp nhiệt đới gió giật cấp 9 có khả năng di chuyển vào Biển Đông

Tin bão mới nhất: Áp thấp nhiệt đới gió giật cấp 9 có khả năng di chuyển vào Biển Đông

(LĐTĐ) Chiều 21/10, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, áp thấp nhiệt đới đang hoạt động ở khu vực phía Đông Philippines có khả năng mạnh lên thành bão. Dự báo, khoảng ngày 25/10, bão có khả năng di chuyển vào Biển Đông.
Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

(LĐTĐ) Chiều 21/10, sau khi được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026, tân Chủ tịch nước Lương Cường đã thực hiện nghi thức tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.
Đại tướng Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước

(LĐTĐ) Chiều 21/10, với 440/440 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Lương Cường.
Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 21/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trình Quốc hội dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Tin khác

Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

(LĐTĐ) Chiều 21/10, sau khi được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026, tân Chủ tịch nước Lương Cường đã thực hiện nghi thức tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.
Cử tri đề nghị điều chỉnh tăng lương hưu tương xứng với tăng lương cho cán bộ, công chức

Cử tri đề nghị điều chỉnh tăng lương hưu tương xứng với tăng lương cho cán bộ, công chức

(LĐTĐ) Cử tri và nhân dân mong muốn Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm chỉ đạo xử lý một số bất cập trong việc tăng lương đối với một số ngành nghề, tiếp tục điều chỉnh tăng lương hưu tương xứng với tăng lương cho cán bộ, công chức...
Thủ tướng Chính phủ: Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82%, ước cả năm đạt 6,8 - 7%

Thủ tướng Chính phủ: Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82%, ước cả năm đạt 6,8 - 7%

(LĐTĐ) Sáng nay (21/10), tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, sau phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân

Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân

(LĐTĐ) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng, Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội cần thống nhất cao, gương mẫu đi đầu, đóng góp tích cực, quan trọng trong xây dựng thể chế, phát triển đất nước, với tinh thần đổi mới, cải cách hết lòng, hết sức phục sự Tổ quốc, phụng vụ nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội: Không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong các luật, nghị quyết

Chủ tịch Quốc hội: Không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong các luật, nghị quyết

(LĐTĐ) “Không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong các luật, nghị quyết, đảm bảo khi các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua đạt chất lượng cao và tuổi thọ lâu”, là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8.
Sáng nay (21/10), Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8

Sáng nay (21/10), Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8

(LĐTĐ) Sáng nay (21/10), tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8. Trong ngày làm việc đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành công tác nhân sự Chủ tịch nước.
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để khuyến khích đổi mới sáng tạo

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để khuyến khích đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) “Phải chuyển từ nặng về quản lý sang vừa quản lý tốt, vừa khuyến khích đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn lực phát triển” là nhấn mạnh của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tại buổi họp báo diễn ra chiều 20/10 về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 13/11, Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao

Ngày 13/11, Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao

(LĐTĐ) Chiều 20/10, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Theo chương trình dự kiến, tại kỳ họp, Quốc hội sẽ cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Bộ trưởng Bộ Công an và Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam được thăng quân hàm Đại tướng

Bộ trưởng Bộ Công an và Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam được thăng quân hàm Đại tướng

(LĐTĐ) Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Thống lĩnh Lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, đã trao Quyết định thăng cấp bậc hàm Đại tướng đối với các đồng chí: Lương Tam Quang- Bộ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Tân Cương- Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

(LĐTĐ) Chiều 20/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì buổi họp báo.
Xem thêm
Phiên bản di động