Chính phủ họp chuyên đề pháp luật, thảo luận Dự án Luật Đất đai sửa đổi
Lấy ý kiến cử tri về công tác quản lý đất đai và góp ý Luật Đất đai (sửa đổi) Tăng cường hợp tác pháp luật và tư pháp giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam và Lào |
Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Theo chương trình, tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2022, Chính phủ nghe tờ trình tóm tắt dự thảo các luật; cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định; nghe báo cáo thẩm tra; đồng thời dành thời gian thảo luật, đóng góp ý kiến, làm rõ các nội hàm, chỉnh sửa, bổ sung nội dung và các dự thảo luật 4 luật gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi).
Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, hoàn thiện thể chế, xây dựng pháp luật là một trong 3 đột phá mà các Đại hội Đảng gần đây đã chỉ ra. Chính phủ coi việc xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong những nhiệm vụ quan trọng, phải thực hiện thường xuyên, liên tục với quan điểm đầu tư cho xây dựng thể chế, thực hiện thể chế là đầu tư cho sự phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2022 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Thời gian qua, Chính phủ đã dành nhiều công sức, thời gian đầu tư cho việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Hằng tháng, Chính phủ dành một phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; chưa kể việc xây dựng các nghị định, nghị quyết, thông tư… trong đó có văn bản trình Bộ Chính trị, có văn bản trình Quốc hội và Chính phủ ban hành các nghị định, nghị quyết, thông tư… tạo chuyển biến tích cực trong quá trình vận hành bộ máy, chỉ đạo, điều hành.
Các thành viên Chính phủ đã dành nhiều thời gian công sức, bám sát vào chương trình xây dựng luật pháp của Bộ Chính trị, Quốc hội. Chính phủ, chủ động xây dựng các đề án luật được phân công.
Trong phiên họp tháng 8, Chính phủ thảo luận 4 đề án luật. Thủ tướng nêu rõ, 4 dự án luật được thảo luận tại phiên họp đều hết sức quan trọng, có phạm vi, đối tượng rộng, nhiều nội dung khó, phức tạp, nhạy cảm, còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực thi các quy định.
Đây là những dự án luật rất cần thiết trong thời điểm hiện nay để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cản trở sự phát triển, góp phần thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững kinh tế - xã hội sau đại dịch và trước những cú sốc từ bên ngoài do những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường trên thế giới.
Các bộ, ngành, cơ quan của Chính phủ đã phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị, trình các dự án luật một cách khẩn trương, nghiêm túc. Thủ tướng đề nghị các đại biểu tiếp tục cho ý kiến vào các dự án luật này trên tinh thần bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, phát biểu ý kiến ngắn gọn, tập trung thảo luận về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau, các nội dung mới, các vướng mắc trong thực tiễn, tiếp tục hoàn thiện các dự án luật bảo đảm tiến độ, chất lượng để trình các cấp có thẩm quyền trong thời gian tới.
Cùng với các ý kiến cụ thể vào từng nội dung của dự thảo luật, Chính phủ tập trung thảo luận đối với nhiều vấn đề còn ý kiến khác nhau, các nội dung mới, các nội dung còn vướng mắc trên thực tiễn trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) như: Các trường hợp Nhà nước thu hồi đất; về mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; về mở rộng đối tượng được nhận chuyển nhượng đất lúa cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp...
Cùng với các ý kiến cụ thể vào từng nội dung của dự thảo luật, kết luận nội dung thảo luận về Luật Đất đai (sửa đổi), Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định đây là luật khó, nhạy cảm, phạm vi rộng, liên quan nhiều đối tượng, liên quan nhiều luật và trên thực tế thực hiện đang gặp nhiều vướng mắc.
Thủ tướng yêu cầu bộ chủ trì soạn thảo Luật tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ và các chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng mà Luật tác động để hoàn thiện, trình Quốc hội vào tháng 9/2022.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Tin khác
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Tin mới 19/11/2024 14:25
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Tin mới 19/11/2024 11:50
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Tin mới 18/11/2024 17:42