Chất lượng dịch vụ công chứng, trọng tài chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu
Chuyển đổi hoạt động các phòng công chứng sang cơ chế tự bảo đảm chi thường xuyên |
Phiên thảo luận được tổ chức nhằm mục đích chia sẻ thông tin, kết quả công tác bổ trợ tư pháp, trọng tâm là hoạt động công chứng, trọng tài và hòa giải thương mại, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả các công tác này, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong thời gian tới.
Tham dự hội thảo có bà Đặng Hoàng Oanh - Thứ trưởng Bộ Tư pháp; ông Giorgio Aliberti - Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam; bà Caitlin Wiesen - Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, cùng đại diện nhiều cơ quan, ban, ngành, các tổ chức hành nghề hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
Phát biểu khai mạc Phiên thảo luận, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh nhấn mạnh, bổ trợ tư pháp là hoạt động không thể thiếu trong việc bảo đảm công lý, quyền con người, quyền lợi hợp pháp của công dân. Vì vậy, tăng cường hiệu quả cung cấp dịch vụ bổ trợ tư pháp là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Việt Nam nhằm xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh.
![]() |
Toàn cảnh Phiên thảo luận |
Các phương thức giải quyết tranh chấp như công chứng, trọng tài và hoà giải thương mại có nhiều ưu thế so với thủ tục tố tụng truyền thống tại toà án với việc tiết kiệm chi phí và thời gian.
Với định hướng xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp, Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020 xác định: Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó.
Đồng thời, hoàn thiện chế định công chứng, xác định rõ phạm vi của công chứng và chứng thực, giá trị pháp lý của văn bản công chứng; xây dựng mô hình quản lý Nhà nước về công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích hợp, có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa công việc này.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, trong thời gian qua, các quy định pháp luật về các lĩnh vực công chứng, trọng tài và hòa giải thương mại đã từng bước được hoàn thiện, trực tiếp là Luật Công chứng năm 2014, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành. Qua đó, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc cung cấp dịch vụ, tăng cường năng lực cho các tổ chức và cán bộ bổ trợ tư pháp đáp ứng với nhu cầu của người dân và xã hội.
Trên cơ sở các quy định pháp luật được hoàn thiện, hoạt động công chứng, hòa giải và trọng tài thương mại đã có bước phát triển mạnh mẽ. Công tác quản lý Nhà nước cũng ngày càng đi và chiều sâu, có sự phối hợp giữa các cơ quan để triển khai thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong thực thi các quan hệ dân sự, kinh tế, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thúc đẩy các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại.
Mặc dù vậy, vì cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, các hoạt động công chứng, trọng tài và hòa giải thương mại ở Việt Nam cũng đang đứng trước những khó khăn và thách thức như: Chất lượng cung cấp dịch vụ và tính chuyên nghiệp chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người dân và xã hội, hòa giải và trọng tài thương mại còn chưa được người dân sử dụng như những biện pháp hiệu quả trong giải quyết các tranh chấp...
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả các dịch vụ bổ trợ tư pháp, trọng tâm là công chứng, trọng tài và hòa giải thương mại, đòi hỏi trách nhiệm và sự tham gia các cơ quan, tổ chức có liên quan và của cả các tổ chức hành nghề cung cấp các dịch vụ trong những lĩnh vực này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn

Công đoàn Trường THCS Đông Sơn tích cực xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa

Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Cựu Tổng Giám đốc Công ty Chè Việt Nam nhận sai khi bán đất chưa qua đấu giá
Tin khác

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc
Tin mới 15/04/2025 17:55

Chuyển đổi số và lợi thế vốn là chìa khóa để doanh nghiệp Nhà nước bứt tốc
Tin mới 15/04/2025 16:15

Ban Bí thư chỉ định ông Trần Quang Lâm tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025
Tin mới 15/04/2025 16:04

Chi tiết diện tích và quy mô dân số của 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập
Tin mới 15/04/2025 14:39

Doanh nghiệp Nhà nước cần phải lớn mạnh hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tin mới 15/04/2025 11:30

Bộ Chính trị hướng dẫn cách chọn nhân sự cấp tỉnh và xã khi sáp nhập
Tin mới 15/04/2025 09:45

Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Tin mới 15/04/2025 00:14

Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân
Tin mới 14/04/2025 23:15

Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp
Tin mới 14/04/2025 23:14

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Tin mới 14/04/2025 22:07