Chuyển đổi hoạt động các phòng công chứng sang cơ chế tự bảo đảm chi thường xuyên
Ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành tư pháp Những điều cần lưu ý khi công chứng hợp đồng mua bán nhà đất |
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 2070/QĐ-TTg về Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Từng bước giảm dần sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước
Theo Quyết định này, mục tiêu chung là bố trí hợp lý nguồn lực ngân sách Nhà nước dành cho hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, đồng bộ, tạo đột phá trong quản lý, từng bước giảm dần sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước đối với hoạt động của đơn vị sự nghiệp.
Đồng thời, tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các đơn vị sự nghiệp công lập đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng, nhu cầu thị trường và trình độ quản lý nhằm thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp công phát triển lành mạnh, bền vững.
Nâng cao chất lượng dịch vụ công, đáp ứng tốt nhu cầu của các tổ chức, cá nhân. Đơn vị sự nghiệp công lập giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao…
Cụ thể, trong giai đoạn 2021-2025, thực hiện rà soát, sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý và đồng bộ, thống nhất, đảm bảo cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công phù hợp với danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành Tư pháp.
Một buổi đấu giá tài sản do Trung tâm đấu giá tài sản Thành phố tổ chức. (Ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19) |
Trong quá trình sắp xếp, đến năm 2025, phấn đấu giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp công lập (không bao gồm các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu) và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2021 theo Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, các đơn vị tăng dần mức độ tự chủ hàng năm theo lộ trình quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, phấn đấu đến hết năm 2025, có tối thiểu 20% số đơn vị tự chủ tài chính. Giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Giai đoạn 2026-2030, tiếp tục thực hiện việc giảm đầu mối, phấn đấu chỉ còn các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý Nhà nước và các đơn vị cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu.
Đến năm 2030, giảm bình quân cả nước ít nhất 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2025 và 15% chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu so với giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Chuyển các Phòng công chứng sang tự bảo đảm chi thường xuyên
Về quy hoạch cụ thể với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực công chứng, trong giai đoạn 2021-2025: Duy trì các Phòng công chứng tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và tại những nơi chưa có điều kiện xã hội hóa hoạt động công chứng; không thành lập mới Phòng công chứng đối với những nơi đã xã hội hóa được hoạt động này.
Đồng thời, tiếp tục chuyển đổi hoạt động của các Phòng công chứng sang cơ chế tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư. Các Phòng công chứng tăng dần mức độ tự chủ hàng năm theo lộ trình quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP; giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước so với giai đoạn 2016-2020; giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2021.
Riêng Trung tâm thông tin và tư vấn công chứng thuộc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì và hoạt động theo cơ chế tự bảo đảm chi thường xuyên.
Trong giai đoạn 2026-2030, tiếp tục duy trì các Phòng công chứng hoạt động theo cơ chế tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư để giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng dịch vụ công chứng và đẩy mạnh mức độ tự chủ tài chính hàng năm.
Duy trì các Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tự bảo đảm chi thường xuyên
Với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực đấu giá tài sản, trong giai đoạn 2021-2025: Duy trì các Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư để giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng dịch vụ đấu giá tài sản. Với những nơi chưa có điều kiện xã hội hóa hoạt động đấu giá tài sản thì duy trì các Trung tâm hiện có và không thành lập các Trung tâm mới.
Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi hoạt động của các Trung tâm sang cơ chế tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư. Các Trung tâm tăng dần mức độ tự chủ hàng năm theo lộ trình quy định Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước so với giai đoạn 2016-2020, giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2021.
Giai đoạn 2026-2030, tiếp tục duy trì các Trung tâm hoạt động theo cơ chế tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư để giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng dịch vụ đấu giá tài sản và đẩy mạnh mức độ tự chủ tài chính hàng năm. Phấn đấu chỉ còn Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu, phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý Nhà nước.
Riêng với lĩnh vực trợ giúp pháp lý, cho đến năm 2030, duy trì mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 1 Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước để cung ứng dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý và các Trung tâm này được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Nên xem
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31