Chặn phá “bẫy” vay tiền núp bóng công nghệ
Vay tiền qua app: Loại bỏ hình thức “tín dụng đen” trên không gian mạng Ngăn ngừa “tín dụng đen” ẩn náu trên không gian mạng! |
Liều lĩnh, manh động
Mới đây, gần 300 đối tượng liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” đã bị đưa về trụ sở cơ quan Công an để điều tra. Hàng loạt các tài liệu, chứng cứ chứng minh hoạt động phi pháp của đường dây này bị thu giữ. Theo đó, ngày 24/5, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ của Công an thành phố Hà Nội chia làm nhiều mũi đã đồng loạt bao vây 7 trụ sở chính của đường dây cho vay lãi nặng, đòi nợ dưới hình thức “tín dụng đen” tại Hà Nội, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc.
Các đối tượng chuyên phụ trách đòi nợ, khủng bố tinh thần nạn nhân. |
Qua công tác nắm tình hình, cơ quan Công an đã phát hiện ổ nhóm này cho vay lãi nặng qua app, đòi nợ dưới nhiều hình thức, nhưng chủ yếu là nhắn tin, gọi điện đe dọa, khủng bố tinh thần “con nợ” và người nhà, bạn bè của “con nợ”. Những người này sau đó đã trở thành nạn nhân của các chiêu đòi nợ “bẩn” như cắt ghép ảnh “nóng” rồi tung lên mạng xã hội; nhắn tin đe dọa hòng gây áp lực, để những người này yêu cầu khách hàng của chúng trả nợ.
Thủ tục vay qua app rất đơn giản, người vay chỉ cần chụp ảnh chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và thế chấp bằng danh bạ điện thoại là có thể vay số tiền từ 20-30 triệu đồng mà không cần gặp mặt hay ký kết bất cứ một giấy tờ vay nợ nào. Sau đó, các đối tượng sẽ thẩm định danh bạ điện thoại của người vay để xác định tính chính xác, lấy căn cứ cho việc đòi nợ sau này nếu “con nợ” không thanh toán được khoản vay, từ đó giải ngân bằng việc chuyển tiền vào tài khoản cho “con nợ”. Nếu người vay không thanh toán được trong vòng từ 3 - 5 ngày, số tiền sẽ được nhân lên, “lãi mẹ đẻ lãi con” lên tới 1.570% - 2.190%/năm.
Đại tá Nguyễn Thế Hùng - Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, đây là một chuyên án rất phức tạp. Đối tượng cầm đầu là người Trung Quốc và chủ yếu nắm tình hình từ nước ngoài, chỉ đạo các đối tượng ở Việt Nam mượn danh người khác để thành lập các công ty con. Do vậy, quá trình điều tra gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định nhân thân lai lịch đối tượng chủ chốt vì thông tin hoàn toàn mờ mịt, không dấu vết. Không chỉ mượn danh, ngay cả công ty trung gian nhận nhiệm vụ chi hộ, thu hộ cũng do đối tượng tên Li (người Trung Quốc) cầm đầu. Người vay tiền chỉ biết vay qua 3 app của chúng gồm “cashvn”, “ovay” và “vaynhanhpro”, còn toàn bộ việc thu, chi là qua công ty Yopay. Các đối tượng không cần phải gặp khách hàng nên việc lần theo dấu vết tội phạm gặp rất nhiều trở ngại…
Cần xử lý nghiêm
Theo Chỉ huy Phòng Cảnh sát hình sự, khó khăn lớn nhất chính là nạn nhân của những vụ cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê này lại không hề trình báo. Bởi lẽ, vay tiền mà không trả được nên bản thân họ cũng cảm thấy rất xấu hổ. Chỉ có những nạn nhân là người thân, bạn bè của người vay khi bị nhắn tin chửi bới, “khủng bố” tinh thần, đe dọa, thậm chí bị phát tán thông tin cá nhân bôi nhọ trên mạng xã hội mới làm đơn cầu cứu cơ quan Công an. Ngay cả những nạn nhân không may bị vạ lây này cũng không biết vì đâu mình bị liên quan, ai là người vay tiền, bởi chúng chỉ lần theo danh bạ, chứ cũng không hề quan tâm tới mối quan hệ giữa “con nợ” và nạn nhân. Chính vì vậy, có những lá đơn trình báo rồi lại đi vào… ngõ cụt.
“Trong quá trình điều tra, phá án, các trinh sát đã lần tìm được nhiều trụ sở hoạt động đều được chúng thuê bí mật, rải rác. Người cho thuê cũng không biết khách hàng của mình hoạt động gì. Đáng nói hơn, chúng chuyển hầu hết các bộ phận đòi nợ ra ngoại tỉnh như ở Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, nhằm chia nhỏ để tránh sự phát hiện của cơ quan Công an. “Tinh vi hơn, tất cả các điểm hoạt động của chúng sau một thời gian lại đăng ký đổi tên công ty. Do vậy, thông tin mỗi lúc một nhiễu loạn khiến việc điều tra không ít lần gián đoạn”, Trung tá Lý Hoài Nam, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm cho biết.
Thượng tá Đặng Việt Quảng, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự (Công an thành phố Hà Nội) khuyến cáo, các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” thường núp dưới vỏ bọc là các cơ sở kinh doanh, hội nhóm như: Các cơ sở cầm đồ, cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê, công ty tài chính... Các tổ chức tín dụng hoạt động biến tướng dưới mọi hình thức, huy động vốn để đầu tư, ủy thác đầu tư trái phiếu với lãi suất cao, thậm chí các cơ sở, cá nhân có biểu hiện huy động vốn với lãi xuất cao bất thường, chơi hụi, họ, phường hoặc góp vốn dưới hình thức kinh doanh đa cấp.Ngoài ra, một số đối tượng, cơ sở lợi dụng hình thức cho vay trực tuyến, vay online thông qua các trang mạng, mạng xã hội, ứng dụng di động để quảng cáo mời chào người có nhu cầu vay để cho vay với lãi suất rất cao.
Luật sư Phạm Hải Long, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, cho rằng, hành lang pháp lý về hoạt động trên không gian mạng đã có tương đối đầy đủ, các cơ quan chức năng quản lý, đấu tranh với tội phạm trên không gian mạng đã có. Vì vậy, khi xuất hiện những trang web, những tổ chức núp bóng công ty nhưng có dấu hiệu tội phạm, các hội nhóm hoạt động liên quan đến tài chính, cầm cố tài sản cho vay… cơ quan chức năng cần vào cuộc điều tra để ngăn chặn sớm. Đồng thời, phải xử lý thật nghiêm tội cho vay nặng lãi kèm hình thức “phi đạo đức” (chụp thẻ căn cước công dân, bắt chụp ảnh nóng - để làm tin)./.
Tại Khoản 1 Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu, người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Theo Khoản 2 Điều 201, nếu phạm tội thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Tại Khoản 3, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. Đối với hành vi gọi điện đe dọa, tung tin sai, bôi nhọ người vay chưa trả đúng hạn lên mạng xã hội… có thể bị truy tố theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 về tội làm nhục người khác. Nếu hành vi đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự cá nhân thì có thể làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan Công an kèm theo các tài liệu chứng minh để cơ quan Công an xác minh, điều tra, xử lý. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
Tin nóng 23/12/2024 17:26
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Tin nóng 22/12/2024 13:22
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Tin nóng 22/12/2024 10:19
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
Tin nóng 20/12/2024 21:43
Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin nóng 19/12/2024 10:35
Bình Dương: Triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy có nhiều tiền án
Tin nóng 19/12/2024 08:28
TP.HCM: Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42kg ma túy các loại
Tin nóng 16/12/2024 16:48
Bình Dương: Khởi tố các đối tượng mua bán hoá đơn trái phép
Tin nóng 14/12/2024 07:44
Nhập khẩu "khí cười" nhưng khai báo là phụ gia thực phẩm với trị giá hơn 5 triệu USD
Tin nóng 11/12/2024 11:04
Cách thức lừa đảo của "Mr Pips" Phó Đức Nam và "Mr Hunter" Lê Khắc Ngọ
Tin nóng 11/12/2024 06:41