Chăn nuôi những tháng cuối năm: Phát triển mô hình bền vững

Để ngành chăn nuôi phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong những tháng cuối năm, các trang trại phải tìm nguồn thức ăn sẵn có trong nước để hạ giá thành chăn nuôi, kiểm soát phòng, chống dịch tốt, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi; phát triển các mô hình chăn nuôi đảm bảo song hành yếu tố hiệu quả, bền vững.
Hà Nội sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngành chăn nuôi phát triển Từng bước nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi Giới thiệu Bộ giải pháp phụ gia toàn diện giúp tăng năng suất vật nuôi

Theo Tổng cục Thống kê, diễn biến của ngành chăn nuôi từ đầu năm đến nay khá phức tạp và gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên, những tháng gần đây, dịch tả lợn châu Phi dần được kiểm soát và nguồn cung thức ăn được khôi phục đã tạo sự kỳ vọng cho ngành chăn nuôi những tháng cuối năm.

Theo phân tích của Tổng cục Thống kê, sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Dịch tả lợn châu Phi tháng đầu năm vẫn còn ở nhiều địa phương: tính đến 23/1 cả nước vẫn còn 263 ổ dịch tại 35 địa phương bị còn dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày và đến 24/2 cả nước còn 160 ổ dịch tại 29 địa phương.

Bên cạnh đó, tuy giá lợn giống đầu vào dùng cho sản xuất và giá lợn hơi đầu ra đều giảm nhưng giá thức ăn chăn nuôi lại tăng liên tục khiến chi phí sản xuất vẫn ở mức cao, lợi nhuận của người chăn nuôi ở mức thấp, thậm chí đối với một số khu vực hộ nhỏ lẻ còn bị thua lỗ. Chăn nuôi trâu, bò bị ảnh hưởng bởi rét đậm, rét hại tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với nền nhiệt thấp (vùng núi cao có nơi dưới 0 độ) trong tháng 2 đã tác động tiêu cực đến đàn gia súc của người dân. Đặc biệt là tại nhiều khu vực, hàng nghìn con trâu, bò đã bị chết do giá rét.

Chăn nuôi những tháng cuối năm: Phát triển mô hình bền vững
Mô hình chăn nuôi gà thương phẩm theo hướng gắn với liên kết tiêu thụ đã tạo ra sản phẩm thịt gia cầm chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm (Ảnh: Lương Hằng)

Theo số liệu của Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, đợt rét đậm, rét hại tại các tỉnh khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã khiến 6.389 con gia súc bị chết, trong đó có 5.311 con trâu, bò; 1.078 con dê và gia súc khác.

Trong những tháng gần đây, dịch tả lợn châu Phi dần được kiểm soát, đến 24/7 cả nước chỉ còn 104 ổ dịch tại 14 địa phương có dịch chưa qua 21 ngày và đến 22/8 cả nước còn 93 ổ dịch tại 15 địa phương. Đàn trâu, bò cả nước phát triển ổn định, dịch viêm da nổi cục tiếp tục được kiểm soát. Ngành chăn nuôi đã phục hồi và phát triển trở lại.

Tổng đàn vật nuôi và sản lượng sản xuất tại các doanh nghiệp, trang trại, hộ chăn nuôi đang dần ổn định, đặc biệt là các đơn vị chủ động được nguồn con giống, liên kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra, đảm bảo vệ sinh, an toàn sinh học. Ước tính tổng số trâu của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 8/2022 chỉ giảm 0,6%; tổng số bò tăng 3,4% so với cùng thời điểm năm 2021.

Tuy giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao nhưng nguồn cung thịt lợn trong nước khôi phục trở lại cùng với giá lợn hơi tăng cao nên chăn nuôi lợn vẫn đem lại hiệu quả. Các nhà hàng, quán ăn, các khu du lịch hoạt động trở lại nên tiêu thụ thịt lợn cao hơn. Giá thịt lợn hơi trong nước tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 7/2022, giá thịt lợn hơi dao động ở mức từ 66.000-73.000 đồng/kg, cao hơn 10.000-21.000 đồng/kg so với tháng 7/2021. Sang đến tháng 8, giá thịt lợn hơi giữ ở mức tương đối ổn định so với tháng trước. Tính đến ngày 22/8/2022, giá thịt lợn hơi cả nước dao động trong khoảng 62.000 - 71.000 đồng/kg, thay đổi tùy từng địa phương. Giá lợn hơi tăng đẩy giá bán thịt lợn tăng ở mức 130.000-160.000 đồng/kg tuỳ loại mặc dù giá xăng dầu gần đây đã giảm. Dự báo trong thời gian tới, giá lợn hơi sẽ dao động quanh ngưỡng 70.000 đồng/kg, vào thời điểm cuối năm giá lợn hơi có thể sẽ tăng do nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng.

Bên cạnh đó, lượng thịt lợn nhập khẩu giảm cũng là cơ hội cho nguồn cung trong nước tăng lên. Lượng thịt lợn nhập khẩu 7 tháng năm 2022 đạt 55,21 nghìn tấn tương đương trị giá 117,5 triệu USD, giảm 42,1% về lượng và giảm 46,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Cùng với đó, người chăn nuôi tập trung tái đàn nên số lượng lợn tăng so với cùng kỳ năm trước. Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Tám năm 2022 tăng khoảng 6,8% so với cùng thời điểm năm 2021.

Chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định trong tháng 8, dịch bệnh được kiểm soát tốt. Mô hình chăn nuôi gà thương phẩm theo hướng gắn với liên kết tiêu thụ đã tạo ra sản phẩm thịt gia cầm chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đặc biệt, chuỗi liên kết đã giúp người chăn nuôi an tâm đầu tư và mang lại hiệu quả kinh tế cao.Hiện tại, người chăn nuôi bắt đầu tập trung tái đàn, tạo nguồn cung ứng thịt ra thị trường những tháng cuối năm và các kỳ lễ tết sắp tới. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 8/2022 tăng khoảng 3,6% so với cùng thời điểm năm 2021.

Theo các chuyên gia kinh tế, để ngành chăn nuôi phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong những tháng cuối năm, các trang trại phải tìm nguồn thức ăn sẵn có trong nước để hạ giá thành chăn nuôi, kiểm soát phòng chống dịch tốt, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi; phát triển các mô hình chăn nuôi đảm bảo song hành yếu tố hiệu quả, bền vững nhờ đầu vào chuẩn với con giống ưu việt, quy trình chăn nuôi hiện đại giúp tối ưu chi phí vận hành, đầu ra thương phẩm chất lượng cao, được bao tiêu với giá tốt, công nghệ xử lý thải bền vững.

Các cơ quan chức năng cũng cần kiểm soát xuất khẩu lợn tiểu ngạch sang các nước láng giềng, kiểm soát nguồn thịt nhập khẩu có chất lượng. Để ổn định thị trường sản xuất và tiêu thụ thịt lợn trong nước, cần thực hiện quyết liệt và đồng thời nhiều biện pháp, chính sách chống đầu cơ, thao túng giá, đảm bảo quyền lợi của người chăn nuôi và người tiêu dùng.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm với LĐLĐ quận Bình Tân và LĐLĐ Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

(LĐTĐ) 100 người lao động thuộc Công đoàn cơ sở khối Doanh nghiệp quận Ba Đình đã được khám sức khỏe sinh sản và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí.
Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

(LĐTĐ) Mới đây, Công an quận Nam Từ Liêm trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất và chào mừng 10 năm ngày thành lập Công an quận (1/4/2014 - 1/4/2024).
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công đoàn tại Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp (KCX&CN) Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.

Tin khác

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

(LĐTĐ) Hôm nay (29/3), giá vàng SJC nhích nhẹ, đưa giá vàng vượt mức 81 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng phi mã, vượt đỉnh lịch sử hơn 2.200 USD/ounce.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

(LĐTĐ) Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ 30/4, Quốc tế Lao động 1/5 và cao điểm hè, một số cảng hàng không, hãng bay đồng loạt điều chỉnh tăng slot, chuyến bay.
Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

(LĐTĐ) Việt Nam có lợi thế lớn để phát triển vận tải hàng hải và đường thủy nội địa. Thế nhưng thời gian qua, thị phần vận tải trong lĩnh vực này so với đường bộ chỉ chiếm chưa tới 20%. Điều này đang đặt ra bài toán phải gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải và đường thủy nội địa để khai thác hiệu quả kinh tế, cũng như “chia lửa” cho vận tải đường bộ đang trong tình trạng quá tải, mất cân đối như hiện nay.
Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử. Kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.
Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Trên cơ sở rà soát, kiểm tra 127 cơ sở kinh doanh vàng, trong thời gian hơn 1 tháng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện 12 cơ sở vi phạm, xử phạt gần 222 triệu đồng.
Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

(LĐTĐ) Sau khi Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đề nghị, đến hết 31/3, sẽ xem xét tạm dừng hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doan xăng dầu chưa thực hiện xuất hóa đơn bán lẻ, nhiều doanh nghiệp đã "chạy nước rút" để hoàn thành tiến độ trước "giờ G".
Nguyên nhân từ đâu?

Nguyên nhân từ đâu?

(LĐTĐ) Thời gian qua, các chuyên gia và giới truyền thông tốn không biết bao nhiêu giấy mực cho câu chuyện về bất cập giữa mặt bằng thu nhập chung của người dân hiện nay với giá cả... song thực tế, nó vẫn cứ diễn ra “nghịch lý”: Việc làm, thu nhập khó khăn, giá vẫn… cứ tăng!
Xem thêm
Phiên bản di động