Cầu nối bền chặt giữa cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân

(LĐTĐ) Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”, hệ thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp toàn thành phố Hà Nội đã và đang phát huy hiệu quả vai trò chủ trì phối hợp trong xây dựng, triển khai thực hiện chương trình thống nhất hành động, tập hợp, vận động nhân dân tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.
Lần đầu tiên Hà Nội tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cấp Thành phố Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thành phố Hà Nội năm 2023 Nhân lên nét đẹp Ngày hội Đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội

Ngày 1/8/2008, thực hiện Nghị quyết số 15 Quốc hội khóa XII về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, bộ máy MTTQ của thành phố Hà Nội mở rộng chính thức đi vào hoạt động. Trong không gian mới, hoạt động của MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tiếp thu những nguồn lực phong phú về truyền thống, đa dạng về nguồn lực vật chất và tinh thần, nắm bắt thời cơ và những thách thức mới, tham gia tích cực và hiệu quả vào công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô.

Đến nay, trải qua 17 kỳ Đại hội, bám sát nhiệm vụ chính trị của Thành phố trong từng giai đoạn cách mạng, với cách làm luôn đổi mới, sáng tạo, MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã phát huy vai trò, trọng trách của mình trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội, làm tốt vai trò “cầu nối” bền chặt giữa cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân.

Cầu nối bền chặt giữa cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân
Trong 20 năm tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, toàn Thành phố đã có 89.485 khu dân cư tổ chức ngày hội, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong cộng đồng dân cư.

Nhờ củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, MTTQ Việt Nam các cấp đã có nhiều đóng góp quan trọng tạo nên những thành tựu và kết quả nổi bật của Thủ đô. Đó là, trong 20 năm tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, toàn Thành phố có 4.385 công trình dân sinh được xây dựng trong dịp tổ chức ngày hội, 9.978 nhà Đại đoàn kết được xây mới, 3.940 nhà Đại đoàn kết được sửa chữa, 5.878 nhà Đại đoàn kết được trao tặng dịp ngày hội.

Toàn Thành phố đã có 89.485 khu dân cư tổ chức ngày hội, trong đó, 78.903 khu dân cư tổ chức cả phần lễ và phần hội (đạt tỷ lệ 88%), có 23.992 khu dân cư tổ chức “Bữa cơm đại đoàn kết”.

Đặc biệt, trước sự bùng phát của đại dịch Covid-19 chưa có trong tiền lệ, MTTQ Việt Nam thành phố đã tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia ủng hộ công tác phòng, chống dịch; đã tiếp nhận ủng hộ tổng số tiền và hàng hóa trị giá 916,8 tỷ đồng; tiếp nhận, ủng hộ Quỹ "Vắc xin phòng Covid-19" của Trung ương 556,3 tỷ đồng; tiếp nhận 14 tỷ đồng ủng hộ chương trình “Sóng và máy tính cho em” và các thiết bị học trực tuyến trị giá hàng chục tỷ đồng; chuyển hỗ trợ công tác phòng, chống dịch gần 846,6 tỷ đồng…

Cầu nối bền chặt giữa cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố kịp thời thăm hỏi, động viên nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Đình, Thanh Xuân.

Chia sẻ về các hoạt động, phong trào ý nghĩa của Mặt trận các cấp Thành phố đã triển khai trong thời gian qua, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương cho biết: Mặt trận Thành phố đã tuyên truyền, vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, phát huy vai trò của các cá nhân tiêu biểu trong các dân tộc, tôn giáo, nhân sĩ, trí thức, người Việt Nam ở nước ngoài cùng chung sức, đồng lòng thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, thi đua lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa; triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phong trào “Đoàn kết sáng tạo”, các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Cứu trợ”, “Vì biển, đảo Việt Nam”…

Cùng với đó, các hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền được đẩy mạnh ở các cấp; trong đó đặc biệt chú trọng thúc đẩy các nội dung công tác liên quan đến vai trò đại diện quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân trong tình hình mới, nỗ lực đồng hành cùng chính quyền trong việc tham gia hoàn thiện các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.

Cầu nối bền chặt giữa cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân
Các hoạt động giám sát, phản biện xã hội được Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố chú trọng triển khai.

"Mặt trận luôn lắng nghe ý kiến, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền, bảo đảm thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, giữ gìn mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân", Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương khẳng định.

Tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong triển khai thực hiện nhiệm vụ

Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố, năm 2024 là năm có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; năm tổ chức Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam các cấp, Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ 18, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ 10, nhiệm kỳ 2024 - 2029; kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô…

Do đó, đòi hỏi hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp Thành phố nỗ lực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đoàn kết, tập hợp, huy động mọi tiềm năng, nguồn lực, sức sáng tạo trong các tầng lớp nhân dân, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Thành phố, xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, ngày 18/11, thay mặt Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương đã phát động đợt thi đua đặc biệt tới các cấp Mặt trận Thành phố với 5 nội dung trọng tâm, trong đó tập trung: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, tạo sự đồng thuận cao, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 17, Nghị quyết Đại hội MTTQ Việt Nam; đổi mới phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, đa dạng hoá các hình thức tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc, tôn giáo, người tiêu biểu, nhân sĩ, trí thức, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng khối đại đoàn kết vững chắc, góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô.

Cầu nối bền chặt giữa cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân
Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam 7 quận, huyện - nơi có tuyến đường Vành đai 4 đi qua - ký giao ước thi đua, phấn đấu góp phần đảm bảo tiến độ thực hiện Dự án.

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua, đặc biệt là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, giảm nghèo bền vững; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”… nhằm khơi dậy và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố năm 2024; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội 17 Đảng bộ Thành phố và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, chào mừng Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam các cấp, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đoàn kết, chăm lo đồng bào các dân tộc, tôn giáo; đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, vun đắp niềm tin yêu, niềm tự hào dân tộc, hướng về quê hương, cùng nhau chung sức xây dựng Thủ đô, đất nước.

Cầu nối bền chặt giữa cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân
Sự tâm huyết, trách nhiệm của người cán bộ Mặt trận được thể hiện sinh động thông qua Hội thi Trưởng ban công tác Mặt trận giỏi thành phố Hà Nội năm 2023.

"Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đề nghị Mặt trận các cấp tập trung củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp; thi đua mỗi đơn vị MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp xã có ít nhất 1 công trình, dự án, phần việc thể hiện sự đổi mới, sáng tạo trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp gắn với thực hiện Chỉ thị số 24 của Thành ủy về việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội.

Trước mắt, tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức thành công Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam các cấp, Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ 18, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ 10, nhiệm kỳ 2024 - 2029", Chủ tịch Nguyễn Lan Hương đề nghị.

Cách đây 93 năm, ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị về việc thành lập Hội Phản đế đồng minh - hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, với những hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, nay là MTTQ Việt Nam luôn làm tròn sứ mệnh của mình, đóng góp vào sự nghiệp vĩ đại của Đảng, của dân tộc.

Tại Hà Nội, trải qua các thời kỳ lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội và các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây, MTTQ Việt Nam Thành phố và các tỉnh đã tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, cùng cả nước đánh thắng kẻ thù xâm lược, giữ vững non sông đất nước, thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước.

B.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Đoàn đại biểu ngành Y tế đi dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam gồm 34 công đoàn viên tiêu biểu thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn ngành y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường, công ty dược.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.

Tin khác

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
Dữ liệu số là tài nguyên để xây dựng thành phố thông minh

Dữ liệu số là tài nguyên để xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023, sáng 29/11 đã diễn ra tọa đàm với chủ đề Khai thác dữ liệu - xây dựng thành phố thông minh phát triển bền vững. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải tham dự tọa đàm.
Bàn giải pháp để Hà Nội xây dựng thành phố thông minh bền vững

Bàn giải pháp để Hà Nội xây dựng thành phố thông minh bền vững

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, một thành phố phát triển bền vững là thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh, được thể hiện thông qua những lựa chọn “thông minh”, giải pháp “thông minh”, công nghệ “thông minh”.
Hà Nội hướng tới xây dựng thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh

Hà Nội hướng tới xây dựng thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, mô hình thành phố thông minh bền vững mà thành phố Hà Nội hướng tới sẽ mang lại môi trường sống thực sự chất lượng, tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân; xây dựng chính quyền phục vụ vì sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp…
Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

(LĐTĐ) "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", nên trong chiến lược phát triển Thủ đô không thể thiếu chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như một khâu đột phá bảo đảm cho sự thành công. Vì vậy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần xây dựng các cơ chế đặc thù tương xứng, cụ thể và khả thi về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ông Nguyễn Hữu Tuyên được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm

Ông Nguyễn Hữu Tuyên được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Kỳ họp lần thứ 13 Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm đã thực hiện quy trình bầu chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) và Chủ tịch HĐND quận. Theo đó, 100% đại biểu bầu ông Nguyễn Hữu Tuyên, Phó Bí thư Quận ủy giữ chức vụ Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm, nhiệm kỳ 2021-2026.
Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 14

Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 14

(LĐTĐ) Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố (khóa XVII) họp trong hai ngày 23 và 24/11/2023.
Ưu tiên đầu tư văn hóa, giáo dục để hiện thực hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến- Văn minh- Hiện đại

Ưu tiên đầu tư văn hóa, giáo dục để hiện thực hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến- Văn minh- Hiện đại

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội mong muốn lãnh đạo Thủ đô nên ưu tiên lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ hơn là lĩnh vực kinh tế. Tập trung bảo tồn các di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội, các giá trị văn hóa người Hà Nội...
Khi Thành phố được phân quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án quy mô đến 20.000 tỷ đồng

Khi Thành phố được phân quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án quy mô đến 20.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ngoài thẩm quyền đầu tư theo quy định của pháp luật, Điều 43 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đẩy mạnh phân quyền cho Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Trong đó, phân quyền cho Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công tối đa 20 nghìn tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động