Càng nới lỏng càng phải siết chặt kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm
Chủ động rà soát, xét nghiệm người liên quan đến Bệnh viện Việt Đức
Chiều 2/10, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng, Phó Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố chủ trì giao ban trực tuyến với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã để triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Báo cáo sơ bộ diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19, ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ 18h ngày 1/10 đến trưa hôm nay (2/10), trên địa bàn Thành phố có 19 ca mắc Covid-19 liên quan đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Như vậy, đã có 28 ca liên quan đến bệnh viện này (gồm: 22 ca mắc tại Hà Nội và 06 ca mắc tại các tỉnh thành khác).
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng phát biểu kết luận cuộc họp |
Ông Vũ Cao Cương cho biết, đã lấy được 7.260 mẫu những người liên quan đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Trong đó, 4.384 mẫu là nhân viên y tế, người bệnh, người chăm sóc; 1.385 mẫu tại khu dân cư xung quanh bệnh viện; 1.491 mẫu là những người về từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Hiện còn 200 mẫu đang chờ kết quả CDC.
Ông Trương Quang Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, các ca bệnh tập trung ở khu vực tầng 7, tầng 8 của bệnh viện. Ngoài ra, có 1 trường hợp là nhân viên nhà ăn bệnh viện; 1 trường hợp là hộ lý và nhân viên vệ sinh; 1 trường hợp là người ở hàng cơm đối diện bệnh viện… "Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện lớn, thu dung nhiều bệnh nhân đến từ nhiều nơi khác nhau cho nên đây là điểm dịch khá phức tạp", ông Việt nhận định và cho biết đã phối hợp với bệnh viện thành lập tổ phản ứng nhanh phòng, chống dịch tại bệnh viện…
Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cho biết, đã phối hợp với bệnh viện này lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan và đã sẵn sàng phương án để chuyển hơn 1.000 người nhà bệnh nhân đi cách ly tập trung ở Chương Mỹ, Thạch Thất để giảm mật độ người, nguy cơ lây nhiễm ở bệnh viện. Tuy nhiên, đến nay, bệnh viện vẫn chưa chuyển danh sách cụ thể nên việc di chuyển chưa thực hiện được.
Quận Hoàn Kiếm cũng làm việc với các đơn vị của Bộ Y tế, Sở Y tế và tạm thời quyết định Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ tạm thời dừng tiếp nhận bệnh nhân trừ các trường hợp cấp cứu, chạy thận nhân tạo sẽ được phân luồng riêng; bố trí cửa riêng, phân giờ tiếp nhận đồ thiết yếu, vật tư y tế… Ngày 3/10, các đơn vị sẽ lấy mẫu xét nghiệm lần 2 với nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân, cả các hộ dân xung quanh để có hướng xử lý ổ dịch tiếp theo.
Các doanh nghiệp đã tổ chức hoạt động trở lại. (Ảnh: NC) |
Về vấn đề này, ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã; các xã, phường, thị trấn, khẩn trương truy vết, tổ chức xét nghiệm nhanh nhất để sàng lọc, phát hiện kịp thời các ca bệnh. Sở Y tế, quận Hoàn Kiếm, Bộ Tư lệnh Thủ đô, các địa phương phối hợp giải quyết các đề nghị của bệnh viện như giảm mật độ người trong bệnh viện, chuyển người nhà bệnh nhân theo danh sách của bệnh viện đến khu cách ly tập trung.
"Các địa phương phải chủ động rà soát, lấy mẫu xét nghiệm người liên quan đến Bệnh viện Việt Đức. Địa phương nào lơ là, không thực hiện triệt để mà để dịch bệnh lây lan sẽ phải chịu trách nhiệm. Không được để sót trường hợp nào", ông Dũng nhấn mạnh.
Không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống
Tại cuộc họp, đại diện Sở Công Thương cho biết, các doanh nghiệp đã hoạt động trở lại, nhiều doanh nghiệp khôi phục từ 80-100% năng lực sản xuất… Theo Công an Thành phố và Sở Giao thông, những ngày qua lực lượng chức năng vẫn duy trì các chốt trực ra - vào cửa ngõ, bảo đảm an toàn, giao thông ổn định, không xảy ra tình trạng ùn tắc. Còn theo lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, tính đến 1/10, toàn Thành phố đã có 481.783 điểm quét mã QR. Tổng số lượt quét mã QR trên toàn Thành phố trung bình 7 ngày vừa qua là 329.667 lượt. Tình trạng các địa phương không có điểm quét mã QR đã được khắc phục…
Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng nêu, từ ngày 21 đến 30/9, số ca mắc trên địa bàn được kéo giảm đáng kể, với trung bình 5 ca mắc mỗi ngày, số ca mắc ngoài cộng đồng rất ít. Tuy nhiên từ ngày 1/10, xuất hiện chùm ca bệnh phức tạp ở bệnh viện Việt Đức, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Khi phát hiện ca dương tính chỉ điểm, các đơn vị như quận Hoàn Kiếm, Sở Y tế, đã triển khai kịp thời các giải pháp để kiểm soát chùm ca bệnh.
Ông Dũng nhận định, Hà Nội vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh. Bởi vì vẫn còn mầm bệnh ngoài cộng đồng; nguy cơ xâm nhập dịch bệnh từ bên ngoài khi các tỉnh phía nam kết thúc giãn cách, mở cửa giao thông; tâm lý chủ quan của một bộ phận người dân và cả các cơ quan quản lý cũng có dấu hiệu lơ là; thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi rút phát triển; biến chủng delta có tốc độ lây lan nhanh, chu kỳ ngắn. "Yêu cầu công tác phòng, chống dịch tiếp tục phải thực hiện tập trung cao nhất, không được lơ là. Việc nới lỏng phải kèm theo siết chặt quản lý, kiểm tra xử lý nghiêm vi phạm", Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng lưu ý.
Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm báo cáo tại cuộc họp |
Phó Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố yêu cầu, các sở ngành, quận, huyện, thị xã; các xã, phường, thị trấn tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng, Chỉ thị 22 của Chủ tịch UBND Thành phố với những đầu việc đã được nêu rất cụ thể. Trong đó lưu ý thực hiện nghiêm phương châm "5K + vaccine + thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân"…
Nêu rõ 6 nhóm vấn đề trọng tâm, ông Chử Xuân Dũng yêu cầu các địa phương khẩn trương chỉ đạo các trung tâm y tế triển khai ngay phần mềm xét nghiệm đã được tập huấn. "Hệ thống này khi có kết quả sẽ trả ngay về các ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh của người dân. Đây là những tính năng hữu hiệu, giảm thời gian việc lấy mẫu, tiện lợi cho người dân, không phải ghi chép bằng giấy rồi mới nhập vào hệ thống, rất dễ nhầm lẫn sai sót. Sở Y tế trong chiều nay có ngay văn bản chỉ đạo rõ việc này", ông Dũng nói.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng cũng đề nghị Sở Y tế hướng dẫn triển khai mô hình bác sĩ gia đình; đảm bảo thuốc, vật tư y tế; tin học hóa, từng bước số hóa các hoạt động của trạm y tế. Các địa phương, đơn vị tiếp tục kiểm soát tình hình dịch trên địa bàn mình phụ trách một cách chủ động, không lơ là; chủ động phương án "4 tại chỗ" để không bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Ông Chử Xuân Dũng cũng chỉ đạo các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh xét nghiệm cho người có triệu chứng ho, sốt; triển khai tiêm mũi 2 một cách khoa học, minh bạch, không để xảy ra tình huống xấu do chủ quan; tăng cường kiểm tra, đôn đốc cơ sở kinh doanh trong khu công nghiệp tổ chức xét nghiệm thường xuyên cho cán bộ, công nhân; xây dựng phương án Trạm y tế lưu động trong khu công nghiệp; tiếp tục triển khai công tác an sinh xã hội, đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng.
"Phải khẩn trương triển khai một cách thực chất nhất để kiểm soát dịch, phục hồi bền vững đảm bảo đời sống người dân", Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng nhấn mạnh.
Hãy cài đặt Ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia (PC-Covid) để khai báo y tế, bảo vệ mình và bảo vệ mọi người: Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn/ hoặc tải trực tiếp từ App Store hay CH Play. Bước 2: Sau khi tải về ứng dụng sẽ yêu cầu nhập số điện thoại để nhận mã OTP kích hoạt. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên. Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2 mét đã sử dụng PC-Covid, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc. Khai báo y tế khi có các dấu hiệu như ho, sốt, mất vị giác… hoặc có liên quan, tiếp xúc người nghi nhiễm Covid-19. Luôn luôn quét mã QR nơi bạn đến. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chương Mỹ: Đảm bảo sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân vùng lũ
Người khiếm thị quận Thanh Xuân chung tay ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ
Công đoàn EVNNPC: Thắm đượm nghĩa tình sau bão lũ
Làm gì khi Windows tích hợp ứng dụng Microsoft Photos làm chậm máy tính?
Tỷ giá USD hôm nay (15/9): Đồng USD thị trường tự do tăng mạnh
Người đứng đầu chịu trách nhiệm toàn diện về khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
Tin khác
Chương Mỹ: Đảm bảo sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân vùng lũ
Khắc phục bão số 3 & Khẩn trương ứng phó lũ, lụt 15/09/2024 12:42
Người đứng đầu chịu trách nhiệm toàn diện về khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Khắc phục bão số 3 & Khẩn trương ứng phó lũ, lụt 15/09/2024 10:50
Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ
Văn hóa 15/09/2024 06:43
Miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ
Giao thông 15/09/2024 06:28
Sơn Tây: Hỗ trợ nhiều gia đình bị thiệt hại nặng do bão số 3
Khắc phục bão số 3 & Khẩn trương ứng phó lũ, lụt 15/09/2024 06:26
Hà Nội: Hoàn thành thu dọn cây xanh gãy, đổ trước ngày 20/9
Chỉ đạo - Điều hành 15/09/2024 06:13
Hơn 1.000 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả bão lũ
Tin mới 14/09/2024 21:59
Cục Thuế Hà Nội triển khai gia hạn, miễn, giảm thuế trong trường hợp thiên tai
Chỉ đạo - Điều hành 14/09/2024 17:58
Cán bộ, nhân dân quận Hai Bà Trưng “tổng lực” vệ sinh môi trường sau bão số 3
Nhịp sống Thủ đô 14/09/2024 17:56
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tặng quà nhân dân huyện Sóc Sơn bị ảnh hưởng do cơn bão số 3
Khắc phục bão số 3 & Khẩn trương ứng phó lũ, lụt 14/09/2024 17:52