Càng chung cư cao cấp, càng phải an toàn cháy nổ!

(LĐTĐ) Chiều 4/7, hàng trăm cư dân tại tòa R2B khu đô thị Royal City, quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã phải di chuyển khỏi căn hộ của mình sau khi hệ thống báo cháy phát tín hiệu cảnh báo. Vụ cháy nhỏ không gây thiệt hại về mặt tài sản, mức nguy hiểm cũng chưa cao do đã được xử lý kịp thời nhưng để lại nhiều bài học về công tác phòng, chống cháy nổ tại khu chung cư cao tầng.
Lực lượng phòng cháy, chữa cháy Thủ đô: Sẵn sàng đảm bảo cho ngày bầu cử an toàn An toàn cháy nổ tại các chung cư, nhà cao tầng: Đề cao ý thức của mỗi người dân

Nhiều bất cập về phòng cháy, chữa cháy tại chung cư

Theo Ban Quản lý khu đô thị Royal City, vụ cháy ngày 4/7 xuất phát từ tủ đựng công tơ điện tại tầng 23, tòa nhà R2B. Sau khoảng 5 phút kể từ khi khói bốc lên, lực lượng tại chỗ đã xử lý sự cố. Nếu chỉ điểm qua như vậy, có lẽ mọi việc đều diễn ra hết sức suôn sẻ, song trên thực tế đám cháy tuy nhỏ nhưng đã để lại nhiều bài học quý giá cho cả đơn vị quản lý và cộng đồng cư dân.

Một số cư dân cho biết, thời điểm đám cháy xảy ra, còi báo động cháy của tòa nhà vang lên, nhiều cư dân nhầm tưởng tòa nhà đang diễn tập phòng cháy, chữa cháy nên vẫn chủ quan. Chỉ đến khi mùi khét và khói bắt theo hốc thang máy lan sang các tầng khác mọi người mới “tá hỏa” gọi nhau và tìm hiểu các thông tin liên quan qua các trang mạng xã hội của tòa nhà và tổng đài chung cư. “Lúc đấy, nghe tiếng còi báo cháy rồi tiếng kêu la của hàng xóm nhưng không ai nghe thấy tiếng loa cảnh báo cả. Trong khi đó, tại các tình huống diễn tập, Ban quản lý đều phát loa thông báo cho người dân được biết để phòng tránh” - một cư dân cho hay.

Càng chung cư cao cấp, càng phải an toàn cháy nổ!
Kiểm tra phòng cháy, chữa cháy tại chung cư

Mặc dù đám cháy đã được dập tắt ngay sau đó nhưng vụ hỏa hoạn đã cho thấy một số bất cập trong công tác phòng, chống cháy nổ. Trước hết, cần phải nhắc đến đó là sự “bỡ ngỡ” của cộng đồng cư dân trong việc đảm bảo an ninh, an toàn phòng, chống cháy nổ tại nơi cư trú, một số cư dân còn “đổ lỗi” cho việc Ban quản lý không phát loa cảnh báo, hướng dẫn cư dân về vụ cháy.

Thực tế, công tác tập huấn, đảm bảo phòng cháy tại đây vẫn thường xuyên được tổ chức nhưng do một bộ phận không nhỏ người dân “thờ ơ” đã tạo thành những khó khăn nhất định khi sự cố không mong muốn xảy ra. Bên cạnh đó, bỏ qua các phương án cứu nạn khẩn cấp như đu dây, leo thang... hệ thống lối thoát khẩn cấp bằng thang bộ của tòa nhà là rất quan trọng khi sự cố xảy ra, tuy nhiên, trong sự cố ngày 4/7, hệ thống thang thoát hiểm không hiểu sao bị “rò rỉ” khiến mùi khét và khói tràn vào. Việc này là rất nguy hiểm, nhất là đối với các đám cháy tại tòa nhà chung cư. Thực tế từ nhiều vụ cháy cho thấy, hệ lụy từ khói ngạt còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với cháy nổ.

Bất cập nữa là về kênh thông tin cập nhật khi sự cố xảy ra. Nếu như trong phòng, chống cháy nổ, công tác phòng cháy bao giờ cũng được nhắc đến nhiều hơn, thì khi sự cố xảy ra, việc cảnh báo, cập nhật thông tin là rất quan trọng. Thực tế cho thấy, ngay cả trước, trong và sau khi sự cố chập cháy, bằng nhiều cách, các cư dân đều cố gắng cập nhật thông tin cho mình, tuy nhiên, do quá nhiều thông tin đã tạo ra tình trạng “nhiễu” thông tin, lực lượng tại chỗ thay vì chỉ tập trung xử lý sự cố đã phải mất rất nhiều thời gian để giải thích cho từng cư dân, từng căn hộ...

Không phủ nhận “hiệu quả” từ hệ thống phòng, chống cháy nổ tại chỗ trong sự cố ngày 4/7 tại R2B khu đô thị Royal City, tuy nhiên, bài học từ thực tế cho thấy, để hệ thống vận hành một cách trơn tru như lý thuyết vẫn còn cần một chặng đường dài phải đi. Điều quan trọng là từ sự cố này, cư dân chung cư đã có ý thức và nghiêm túc hơn trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng cho những sự cố, rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.

Đẩy mạnh xử lý vi phạm

Qua 2 năm thực hiện đề án “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các khu chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020”, số vụ cháy tại các công trình chung cư, nhà cao tầng năm 2020 trên địa bàn Thành phố đã giảm 60% so với cùng kỳ năm 2019, giảm 87% so với cùng kỳ năm 2018. Riêng 5 tháng đầu năm 2021, số vụ cháy ở loại hình công trình này cũng giảm 25% so với cùng kỳ năm 2020. Cùng với đó, năm 2020, số cơ sở bảo đảm các điều kiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã tăng 86,3% so với năm 2019; số chung cư, nhà cao tầng vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong đầu tư xây dựng cũng giảm 60% so với năm 2019…

Trong 2 năm triển khai đề án “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các khu chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020”, toàn Thành phố xảy ra 29 vụ cháy tại các tòa nhà chung cư, nhà cao tầng (chiếm 2,9% tổng số vụ cháy trên địa bàn Thành phố), trong đó, không có vụ cháy lớn hoặc vụ cháy lớn gây hậu quả nghiêm trọng, chủ yếu là các vụ cháy trung bình và cháy nhỏ. So với 2 năm (2017, 2018), số vụ cháy tại các công trình chung cư, nhà cao tầng giảm 76,98% (năm 2017 xảy ra 60 vụ, năm 2018 là 66 vụ).

Để có được những hiệu quả tích cực trên, các cơ quan chức năng đã tăng cường các biện pháp bảo đảm tuân thủ quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng chung cư, nhà cao tầng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Theo Thượng tá Ngô Thanh Lâm, Phó Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an thành phố Hà Nội, vẫn còn nhiều tồn tại, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy tại các khu chung cư, nhà cao tầng, phổ biến, như: Đưa công trình vào hoạt động khi chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy; chưa trang bị đầy đủ hệ thống, phương tiện phòng cháy, chữa cháy... Ngoài ra, vẫn còn chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở chưa thực hiện nghiêm trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy.

Theo thống kê của Công an thành phố Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô hiện còn 31 nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong đầu tư xây dựng, đưa công trình vào hoạt động khi chưa được nghiệm thu; 829 cơ sở còn tồn tại, vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong quá trình hoạt động có thể khắc phục được. “Trong khi đó, loại hình nhà cao tầng luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao, khi xảy ra sự cố có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản”, Thượng tá Ngô Thanh Lâm bày tỏ lo ngại.

Trước tình hình này, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã yêu cầu các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch xử lý dứt điểm, kiên quyết không để phát sinh các công trình chung cư, nhà cao tầng vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy trong đầu tư xây dựng. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân thành phố nếu để phát sinh các công trình chung cư, nhà cao tầng vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Trong thời gian tới, Công an thành phố sẽ đẩy mạnh kiểm tra, kiên quyết xử lý vi phạm về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Trong đó, tiến hành thu thập hồ sơ, tài liệu để nghiên cứu, đề nghị xử lý hình sự chủ đầu tư 9 công trình vi phạm, gồm: Tòa nhà CT4 - Văn Khê, các chung cư: CT5AB, CT6 - Văn Khê, 89 Phùng Hưng, CT1 Usilk City (quận Hà Đông); chung cư CT3A (quận Nam Từ Liêm); nhà ở nhiều hộ gia đình số 76 Cự Lộc (quận Thanh Xuân); các tòa nhà: Capital Garden (quận Đống Đa), Discovery Complex (quận Cầu Giấy)./.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.

Tin khác

Tăng cường công tác tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy cho người dân Thủ đô

Tăng cường công tác tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy cho người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao nhận thức cho người dân Thủ đô về công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC), ngày 12/7 vừa qua, tại quận Cầu Giấy (Hà Nội), Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức tuyên truyền kỹ năng PCCC đến người dân trên địa bàn Thành phố.
Cháy tại quán kinh doanh chân gà nướng trên phố Đê La Thành

Cháy tại quán kinh doanh chân gà nướng trên phố Đê La Thành

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra vào 9h30 ngày 15/7 tại cơ sở kinh doanh chân gà nướng số 683 Đê La Thành (phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội). Lực lượng chức năng đã khẩn trương đến hiện trường thực hiện các biện pháp chữa cháy...
Xem xét bổ sung thêm các trụ cấp nước chữa cháy tại quận Hoàn Kiếm

Xem xét bổ sung thêm các trụ cấp nước chữa cháy tại quận Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp. Mới đây, nhiều cử tri quận Hoàn Kiếm đã kiến nghị Thành phố xem xét có phương án bổ sung thêm các trụ cấp nước chữa cháy trên địa bàn quận.
Công an huyện Chương Mỹ rà soát, kiểm tra, khắc phục về phòng cháy, chữa cháy

Công an huyện Chương Mỹ rà soát, kiểm tra, khắc phục về phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Công an huyện Chương Mỹ đã tham mưu Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Chương Mỹ ban hành Kế hoạch khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đưa vào hoạt động trên địa bàn. Hiện tại Công an huyện đã đôn đốc, hướng dẫn 27 cơ sở khắc phục tồn tại, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC), trên địa bàn huyện còn 116 cơ sở, công trình chậm triển khai khắc phục.
Cháy gian hàng ở Big C Thăng Long

Cháy gian hàng ở Big C Thăng Long

(LĐTĐ) Khoảng 11h30 ngày 10/7, đã xảy ra vụ cháy tại gian hàng ở tầng 1 của Trung tâm thương mại Big C Thăng Long. Lực lượng chữa cháy cơ sở đã nhanh chóng phối hợp, hướng dẫn người dân thoát nạn và xử lý đám cháy. Vụ cháy không gây thiệt hại về người.
Ngõ nhỏ, phố nhỏ... và khi “bà hỏa” đến!

Ngõ nhỏ, phố nhỏ... và khi “bà hỏa” đến!

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác phòng, chống cháy, nổ trên địa bàn Hà Nội đã có chuyển biến tích cực so với trước, tuy nhiên, nguy cơ cháy nổ vẫn rất cao, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Đặc biệt, đối với những ngôi nhà nằm sâu trong các con đường ngõ nhõ chật hẹp thì nguy cơ cháy nổ lại càng gia tăng.
Giám đốc Công an thành phố Hà Nội: Đã rà soát, kiểm tra 193 cơ sở chung cư mini

Giám đốc Công an thành phố Hà Nội: Đã rà soát, kiểm tra 193 cơ sở chung cư mini

(LĐTĐ) Chiều 8/7, Bộ Công an tổ chức họp báo thông báo tình hình kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2024. Tại cuộc họp báo, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đã cung cấp thông tin về nội dung liên quan đến công tác tổng kiểm tra, rà soát các loại hình có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn Thành phố.
Nhanh chóng khống chế đám cháy ở Tứ Hiệp, Thanh Trì

Nhanh chóng khống chế đám cháy ở Tứ Hiệp, Thanh Trì

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 18h30 ngày 4/7, tại ngôi nhà dân cao 5 tầng ở thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì. Thời điểm xảy ra cháy, cột khói kèm lửa bốc ra ngùn ngụt từ tầng 3 của ngôi nhà. Do đám cháy xảy ra trong ngõ nhỏ đã khiến nhiều người hoảng hốt. Lực lượng chức năng đã khẩn trương tới hiện trường dập lửa, tìm kiếm cứu nạn.
Quyết tâm đảm bảo an toàn điện và an toàn phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thủ đô

Quyết tâm đảm bảo an toàn điện và an toàn phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng ngày 2/7 vừa qua, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức hội nghị triển khai công điện số 59/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch số 200/KH-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC).
Ứng dụng chuyển đổi số trong phòng ngừa cháy nổ

Ứng dụng chuyển đổi số trong phòng ngừa cháy nổ

(LĐTĐ) Cùng với việc tăng cường rà soát, kiểm tra đôn đốc khắc phục các tồn tại trong phòng cháy chữa cháy, một trong những giải pháp quan trọng đang được triển khai tại quận Đống Đa đó là thí điểm ứng dụng thiết bị cảnh báo sớm. Đây được coi là một trong những biện pháp nhằm nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy, đặc biệt tại các nhà ở hộ gia đình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; nhà nhiều căn hộ, nhà cho thuê để ở, nhà trọ, kho hàng hóa xen kẽ trong khu dân cư.
Xem thêm
Phiên bản di động