Cần xử lý nghiêm việc kinh doanh trục lợi mùa dịch
Trục lợi mùa dịch bệnh, hành vi không thể dung thứ Ngăn chặn triệt để tình trạng trục lợi mùa dịch bệnh Covid-19 |
Nhiều hành vi trục lợi
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng liên tục phát hiện, thu giữ nhiều lô hàng vật tư y tế không có hóa đơn chứng từ, nguồn gốc rõ ràng, trị giá hàng tỷ đồng.
Hơn 70.000 chiếc khẩu trang không có nguồn gốc được Đội Cảnh sát Kinh tế Công an quận Bắc Từ Liêm thu giữ |
Theo Công an thành phố Hà Nội, ngày 24/5, đội Cảnh sát kinh tế phối hợp với đội Cảnh sát giao thông trật tự Công an quận Bắc Từ Liêm phát hiện 1 xe ô tô tại địa bàn phường Minh Khai có nhiều biểu hiện nghi vấn. Tổ công tác đã tiến hành kiểm tra, phát hiện trên xe ô tô có số lượng lớn khẩu trang y tế không có nguồn gốc xuất xứ. Qua đấu tranh khai thác, lái xe khai nhận được một đối tượng người Trung Quốc thuê để vận chuyển số khẩu trang từ Khu đô thị An Khánh, huyện Hoài Đức về quận Bắc Từ Liêm để tiêu thụ.
Từ thông tin này, đội Cảnh sát kinh tế đã tổ chức xác minh, xác định chủ lô hàng khẩu trang là Lin Xue Mei (sinh năm 1989, đang tạm trú tại phòng 08A08S106-Vinsmart City, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm) và tiến hành mời đối tượng về trụ sở cơ quan Công an để làm việc. Tại cơ quan Công an, đối tượng Lin Xue Mei khai nhận toàn bộ số khẩu trang trên được mua của một đối tượng trên mạng Internet, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, trị giá khoảng 40 triệu đồng. Nếu bán trót lọt số khẩu trang ra ngoài thị trường, có thể thu lời được gần 100 triệu đồng.
Trước đó, ngày 12/5, Công an quận Hai Bà Trưng phối hợp với Cục Quản lý thị trường Hà Nội tiến hành kiểm tra kho tại địa chỉ 61 An Dương Vương, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. Tại đây, lực lượng chức năng đã thu giữ 98 bao tải chứa găng tay y tế (trọng lượng 2,73 tấn) xuất xứ Trung Quốc, không có hoá đơn chứng từ. Giá trị lô hàng hơn 1 tỷ đồng. Chủ kho hàng là Đào Văn Tuyên (sinh năm 1987, trú tại xã Kim An, huyện Thanh Oai) khai nhận số hàng trên được mua trôi nổi trên thị trường để bán kiếm lời. Cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt hành chính chủ kho hàng 12 triệu đồng với lỗi buôn bán hàng hoá không có hoá đơn chứng từ.
Cần xử lý nghiêm
Trong khi cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe cho người dân, thì vẫn có không ít đối tượng lợi dụng dịch bệnh để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Việc lợi dụng dịch bệnh để trục lợi cá nhân khiến cho người dân không khỏi bức xúc và đòi hỏi phải có các biện pháp mạnh tay để xử lý.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11/CT-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội và ý kiến chỉ đạo tại văn bản số 4891/VP-KT về tăng cường công tác quản lý giá và thông tin giá cả thị trường trên địa bàn Thành phố, ngày 25/5/2021, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã ban hành công văn số 440/QLTTHN-NVTH yêu cầu Đội trưởng các Đội Quản lý thị trường thường xuyên theo dõi sát diễn biến tình hình giá cả thị trường hàng hóa, dịch vụ; chủ động phối hợp với cơ quan liên quan tăng cường công tác quản lý về giá, kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng, phải thực hiện kê khai giá, niêm yết giá nhất là đối với hàng hóa vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, hàng hóa thiết yếu trên địa bàn. Tránh để xảy ra những biến động bất thường về giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trên địa bàn Thành phố.
Ngày 3/4/2020, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao ban hành Chỉ thị Số: 03/CT-VKSTC về việc tăng cường công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong xử lý tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Theo đó, kẻ lợi dụng tình hình dịch bệnh để thực hiện hành vi trái pháp luật như: buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thiết bị, vật tư y tế cần thiết cho việc phòng, chống dịch bệnh có thể sẽ bị xử lý hình sự. |
Đối chiếu với các văn bản luật, Nghị định đã ban hành, luật sư Phạm Hải Long - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, cho biết, theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nếu trang thiết bị y tế thuộc một trong các nhóm hàng giả đó thì được xem là trang thiết bị y tế giả và hành vi buôn bán trang thiết bị y tế giả là hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 11 và Điều 13 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định: Tùy thuộc vào giá trị của số lượng hàng giả vi phạm (được tính dựa trên giá trị của số lượng hàng thật tương đương), người (cá nhân) có hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 1 - 100 triệu đồng đối với hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng và từ 400 ngàn đồng - 60 triệu đồng đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa. Trường hợp hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân.
“Nếu hành vi buôn bán trang thiết bị y tế giả nói riêng và hành vi buôn bán hàng giả nói chung đủ cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) về tội sản xuất buôn bán hàng giả, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Hình phạt chính đối với tội này có thể là phạt tiền hoặc phạt tù/đình chỉ hoạt động. Cụ thể: Mức phạt tiền là 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với cá nhân phạm tội và 1 - 9 tỷ đồng đối với pháp nhân phạm tội. Mức phạt tù đối với cá nhân phạm tội từ 1 - 15 năm tùy mức độ nguy hiểm của hành vi; pháp nhân phạm tội thì có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm hoặc vĩnh viễn”, luật sư Phạm Hải Long thông tin./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Khởi tố 8 bị can liên quan đến Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An
Tin nóng 02/11/2024 14:24
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng xây nhà trái phép tại Bình Dương
Tin nóng 02/11/2024 14:11
Truy tố nhân viên Ngân hàng Tiên Phong chiếm đoạt 246 lượng vàng SJC
Tin nóng 02/11/2024 07:31
"Nhận hối lộ", cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh lĩnh án 54 tháng tù
Pháp đình 01/11/2024 20:10
Công an Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng, chống ma túy tại các bến xe
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 31/10/2024 20:42
Công đoàn ngành NN&PTNT tuyên truyền Luật Công chức, Luật Viên chức và Luật Thủ đô sửa đổi
Pháp luật 31/10/2024 20:39
Tạm giữ gần 3.400 chiếc vợt Pickleball nhập lậu, vi phạm kinh doanh trên Facebook
Tin nóng 31/10/2024 20:37
Lừa 14 bị hại bằng chiêu trò đi xuất khẩu lao động tại Cộng hòa Ireland
Tin nóng 31/10/2024 15:30
Bắt nguyên Phó Giám đốc ngân hàng lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt hơn 50 tỷ đồng
Tin nóng 30/10/2024 19:27