Trục lợi mùa dịch bệnh, hành vi không thể dung thứ
Ngăn chặn triệt để tình trạng trục lợi mùa dịch bệnh Covid-19 | |
Dịch Covid-19: Cần ngăn chặn hành vi “thừa nước đục thả câu” để không thành “đại dịch” | |
Xử lý nghiêm, không dung túng |
Gia tăng tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Từ những ngày đầu khi dịch Covid-19 xuất hiện và có dấu hiệu bùng phát tại Việt Nam, Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân đã lập tức bắt tay vào công tác chống dịch, tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu để đảm bảo sản xuất, cung ứng vật tư y tế nói chung và mặt hàng khẩu trang y tế, nước sát khuẩn nói riêng. Tuy nhiên, vẫn có không ít đối tượng lại xem dịch bệnh là cơ hội tốt để lừa đảo, trục lợi cá nhân.
Công an quận Hoàng Mai thu giữ số nước rửa tay sát khuẩn khuẩn không rõ nguồn gốc xuất xứ. |
Theo Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) - Bộ Công an, từ đầu năm tới nay, Cục đã phối hợp với công an các đơn vị, địa phương xác minh, làm việc với 800 trường hợp đưa tin về dịch bệnh sai sự thật, gây hoang mang dư luận. Trong đó, xác định có khoảng 200 trường hợp trục lợi thông qua việc đầu cơ hàng hóa, kinh doanh làm giả các mặt hàng thiết bị y tế; làm vô hiệu hóa hơn 100 hội nhóm trên các trang mạng xã hội có hoạt động đầu cơ, găm hàng, bán khẩu trang, thuốc khử trùng với giá cao, số lượng lớn để trục lợi.
Điển hình nhất có thể kể tới vụ việc lừa đảo bán khẩu trang y tế của Nguyễn Thị Thu Hương (SN 1996, trú tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) vào đầu tháng 3. Với thủ đoạn mời chào bán khẩu trang với số lượng lớn, Hương đã thu hút được rất nhiều người có nhu cầu vào hỏi mua. Nếu khách hàng muốn mua, Hương yêu cầu phải chuyển khoản để đặt cọc trước. Mua với số lượng càng lớn thì số tiền đặt cọc càng cao. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền, Hương liền xóa facebook cũng như cắt đứt liên lạc với bị hại. Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, từ thời điểm cuối năm 2019 đến lúc bị bắt giữ, đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người với tổng số tiền lên tới 1,5 tỷ đồng.
Gần đây nhất, ngày 24/3, Công an quận Hoàng Mai đã ra quyết định khởi tố đối tượng Đỗ Thành Nam (SN 1990, trú tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo tài liệu điều tra, chị Lê Thị Xuyến được người quen giới thiệu rằng Nam có bán lô hàng nhiệt kế điện tử với giá 1.270.000 đồng/chiếc. Thấy giá rẻ và nhu cầu thị trường đang rất lớn nên vợ chồng chị Xuyến đã liên hệ gặp Nam và làm hợp đồng, chuyển khoản 350 triệu đồng để đặt cọc.
Sau đó Nam tiếp tục nói dối là lô hàng về thêm 2.300 chiếc nhiệt kế, cần huy động thêm vốn đầu tư nên nhờ chị Xuyến lên mạng internet đăng bài tìm người góp vốn cùng. Khi thấy chị Xuyến đăng thông tin, nhiều người đã liên hệ và gặp trực tiếp Nam để nghe đối tượng “chém gió” về lô hàng. Tin tưởng lời của Nam, vợ chồng anh Nguyễn Minh Oánh đã chuyển 250 triệu đồng cho Nam. Tuy nhiên đến ngày hẹn, Nam không giao hàng. Thấy có dấu hiệu lừa đảo, anh Oánh và chị Xuyến đã đến cơ quan Công an trình báo. Tại cơ quan điều tra, đối tượng đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Toàn bộ số tiền lấy được Nam đã dùng để chơi cờ bạc.
Không chỉ dừng lại ở việc lừa bán các thiết bị y tế, nhiều đối tượng còn chuyển sang hình thức tự pha chế, làm giả dung dịch nước rửa tay diệt khuẩn. Cụ thể, ngày 22/3,Công an quận Hoàng Mai phối hợp với phòng nghiệp vụ Công an thành phố Hà Nội đã phát hiện một ổ nhóm 7 đối tượng tự thu mua, sản xuất dung dịch rửa tay diệt khuẩn trên địa bàn.
Theo đó, đối tượng trong vụ án là Lê Văn Trung (SN 1991), thường trú tại xã Việt Hùng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định cùng các đồng phạm đã sản xuất hàng trăm chai nước rửa tay diệt khuẩn ở một căn phòng trong tòa chung cư trên địa bàn quận Hoàng Mai để bán ra thị trường. Toàn bộ số chai nước rửa tay diệt khuẩn không rõ nguồn gốc này đã bị Cơ quan Công an thu giữ. Ngoài số lượng chai nước rửa tay đã được đóng chai, còn hàng nghìn vỏ chai nhựa các loại dùng để đóng chai cũng bị thu giữ.
Cần xử lý nghiêm
Việc lợi dụng dịch bệnh để trục lợi cá nhân khiến cho người dân không khỏi bức xúc và đòi hỏi phải có các biện pháp mạnh tay để xử lý. Anh Đinh Văn Thanh (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Tình trạng lợi dụng bối cảnh xảy ra dịch bệnh để lừa đảo bán khẩu trang hay nước rửa tay nhằm trục lợi theo tôi cũng là một thứ virus gây nguy hại cho môi trường kinh doanh cần phải xử lý nghiêm. Hành vi như trên không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức kinh doanh. Nếu không xử lý nghiêm, kịp thời có thể sẽ lây lan từ đối tượng này sang đối tượng khác”.
Để kịp thời giải tỏa nỗi lo cho người dân, Cơ quan công an khẳng định sẽ tăng cường việc rà soát và triệt phá vụ việc liên quan tới lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trong mùa dịch. Đồng thời, cơ quan này cũng đưa ra khuyến cáo: Người dân có nhu cầu mua khẩu trang và nước rửa tay diệt khuẩn cần đến những cơ sở uy tín để mua, tránh mua bán qua mạng, nhất là với những đối tượng không quen biết, không nắm được nguồn gốc. Hiện, Nhà nước đang nỗ lực và bình ổn tất cả các mặt hàng nhất là những sản phẩm có liên quan đến công tác phòng dịch Covid-19, người dân không nên quá hoang mang lo lắng.
Mỗi người hãy nâng cao hiểu biết, trách nhiệm với bản thân và cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch, đeo khẩu trang nơi công cộng, hạn chế tụ tập đông người cũng như rửa tay diệt khuẩn, và đặc biệt là phải tuyệt đối cảnh giác trước những lời mời mua bán khẩu trang, nước rửa tay không rõ nguồn gốc, chất lượng... Nếu không may là nạn nhân của các vụ lừa đảo, người dân nên đến cơ quan công an để trình báo sự việc. Trường hợp người dân mua hàng nên lựa chọn các cơ sở, cửa hàng được cấp phép, có uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ... Nếu mua hàng online cần cảnh giác, tỉnh táo trước các thông tin chiêu trò mời mọc mua bán khẩu trang trên mạng; tránh bị kẻ xấu lợi dụng chiếm đoạt tài sản.
Kết hợp với lực lượng công an, để sớm chấm dứt tình trạng trục lợi cá nhân mùa dịch bệnh, mới đây Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 227/QLTTHN chỉ đạo các phòng, đội quản lý thị trường huy động 100% lực lượng tới địa bàn, tăng cường tuyên truyền và kiểm tra, kiểm soát thị trường, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn.
Theo đó, Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu đặc biệt chú trọng việc phát hiện kịp thời để xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng tình hình để sản xuất, kinh doanh, buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là các mặt hàng thiết yếu. Trường hợp phát hiện các hành vi có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật.
Lê Thắm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin nóng 22/11/2024 09:19
Bắt đối tượng lừa đảo nhiều người bằng chiêu đáo hạn thẻ tín dụng
Tin nóng 21/11/2024 13:03
Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án mới
Tin nóng 20/11/2024 16:09
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng
Tin nóng 20/11/2024 09:42
Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương
Tin nóng 19/11/2024 13:07
Không khoan nhượng với tội phạm ma túy
Tin nóng 19/11/2024 09:52
Khởi tố giám đốc sản xuất keo dán gạch giả nhãn hiệu "con cá sấu"
Tin nóng 19/11/2024 06:22
Triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô 2.000 tỷ đồng
Tin nóng 17/11/2024 23:14
Khởi tố nhiều cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
Tin nóng 17/11/2024 07:58
Bắt quả tang 2 đối tượng trong đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia
Tin nóng 17/11/2024 07:50