Cần xử lý nghiêm hành vi mua bán, làm giả giấy xét nghiệm Covid-19
Các bệnh viên không được yêu cầu người bệnh phải có giấy xét nghiệm Covid-19 mới tiếp nhận Tài xế xe chở hàng trong tỉnh đang thực hiện Chỉ thị 16 không cần giấy xét nghiệm Covid-19 |
Liên tiếp phát hiện các vụ sử dụng giấy xét nghiệm Covid-19 giả
Thời gian qua, lực lương chức năng các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương, Đồng Tháp… liên tiếp phát hiện các trường hợp sử dụng giấy xét nghiệm Covid-19 giả để “thông chốt”. Sự việc này khiến cho dư luận không khỏi hoang mang, lo lắng, bởi hậu quả nghiêm trọng trọng mà nó có thể gây ra đối với sự an toàn của xã hội và sức khỏe cộng đồng.
Mới đây nhất, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện một tài xế dùng giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính giả để qua chốt kiểm soát phòng, chống dịch. Cụ thể, sáng 19/8, tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch ở cầu Cửa Lấp (phường 12, thành phố Vũng Tàu), tổ công tác đặc biệt số 5 của Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Công an thành phố Vũng Tàu phát hiện tài xế Phùng M.B. (28 tuổi, trú thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) điều khiển xe tải từ thành phố Vũng Tàu sang huyện Long Điền.
Khi kiểm tra, tài xế B. xuất trình “giấy xác nhận đi lại” của một công ty cấp cho tài xế với nội dung là tài xế chở vật liệu xây dựng tại dự án lọc hóa dầu Long Sơn (thành phố Vũng Tàu).
Tài xế này cũng trình một giấy xác nhận kết quả xét nghiệm Covid-19 “âm tính” của một phòng khám tại Vũng Tàu. Tuy nhiên, qua kiểm tra, xác minh, lực lượng chức năng xác định tờ giấy xét nghiệm Covid-19 mà tài xế B. xuất trình là giả. Ngay sau đó, Công an thành phố Vũng Tàu đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với Phùng M.B. về hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đồng thời tiếp tục làm rõ hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức đối với tài xế này.
Đối tượng Trần Tấn Dương tại Cơ quan điều tra. (Ảnh: nguồn CABN) |
Được biết, tài xế B. không phải là trường hợp đầu tiên dùng giả giấy xét nghiệm giả để “thông chốt”. Trước đó, Công an thành phố Hải Dương cũng thông tin, tối 12/8, tổ liên ngành Covid-19 làm nhiệm vụ kiểm soát người và phương tiện trên Quốc lộ 37, đoạn quan địa phận phường Ái Quốc (thành phố Hải Dương). Tại đây, cảnh sát dừng xe ô tô nhãn hiệu Vinfast mang biển kiểm soát tỉnh Quảng Ninh do anh Mạc Văn H. (sinh năm 1978, trú tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) điều khiển.
Trên xe anh H. điều khiển còn có 3 người khác, gồm: Bùi Văn Q. (sinh năm 1979), Đoàn Giang N. (sinh năm 1988) và Nguyễn Thanh N. (sinh năm 1972), đều ở Quảng Ninh. Cả bốn người trên xe xuất trình giấy xét nghiệm Covid-19 kết quả âm tính do Phòng khám đa khoa 182 Lương Thế Vinh - Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội cấp. Tuy nhiên, tổ công tác liên ngành kiểm tra và phát hiện những giấy xét nghiệm này có dấu hiệu làm giả. Ngay sau đó, tổ công tác liên ngành đã bàn giao cả 4 người và các giấy xét nghiệm nghi làm giả cho Công an thành phố Hải Dương tiếp tục xác minh, làm rõ.
Tương tự, ngày 12/8, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, đơn vị đang điều tra mở rộng vụ Giám đốc Công ty TNHH Thiết kế in ấn quảng cáo Thiên Nhân là Trần Tấn Dương có hành vi làm giả, bán phiếu xét nghiệm Covid-19. Dương khai đã làm và bán khoảng 150 phiếu giả kết quả xét nghiệm Covid-19 với giá 150.000 đồng/phiếu xét nghiệm nhanh và 250.000 đồng/phiếu xét nghiệm PCR. Với hành vi nghiêm trọng trong bối cảnh cả nước đang gồng mình chống dịch, lực lượng chức năng đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Trần Tấn Dương.
Xử nghiêm, phạt nặng để tăng tính răn đe
Việc yêu cầu xét nghiệm và sử dụng giấy xét nghiệm để lưu thông tại các chốt kiểm dịch là việc làm hoàn toàn chính đáng và phù hợp với tình hình thực tiễn của của các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, sử dụng giấy xét nghiệm giả để phục vụ mục đích, nhu cầu cá nhân, cố tình không tuân thủ quy định là hành vi coi thường pháp luật, đáng lên án, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh phức tạp.
Thiết nghĩ nếu chỉ cần một F0 có giấy xét nghiệm “âm tính” Covid-19 giả có thể thuận lợi “thông chốt” thì khả năng bùng dịch tại một địa phương hoàn toàn có thể xảy ra. Điều ngày không chỉ gây ảnh hưởng lớn cho sức khỏe của người dân tại một địa phương nói riêng mà còn là của cả xã hội nói chung, bởi biến thể mới của Covid-19 có tốc độ lây lan lớn và nguy hiểm hơn trước nhiều. Chính điều này cũng sẽ tiếp tay cho dịch bệnh phát tán rộng hơn và phá vỡ những cố gắng bấy lâu của chính quyền cũng như người dân ở các địa phương.
Giấy xét nghiệm Covid-19 giả do Trần Tấn Dương sản xuất (Ảnh: S.T) |
Trước tình trạng trên, theo các chuyên gia y tế, hành vi mua bán, sử dụng hay làm giả giấy xét nghiệm khiến nguy cơ làm lây lan dịch bệnh trên diện rộng. Những người sản xuất, buôn bán giấy xét nghiệm giả đang trục lợi từ sức khỏe, sự an toàn của người khác; người mắc Covid-19 mà dùng giấy xét nghiệm giả để qua các cửa ngõ kiểm soát thành phố, tỉnh thành cần phải xử lý nghiêm.
Chia sẻ về vấn đề này, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối cho hay, hiện nay, Bộ Y tế đã có danh sách chính thức những bệnh viện, cơ sở khám bệnh được thực hiện hoạt động xét nghiệm và cấp giấy xét nghiệm Covid-19. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại những trường hợp làm giả và mua bán giấy xét nghiệm Covid-19.
Đối với hành vi vi phạm pháp luật này, luật pháp Việt Nam đã quy định rõ, người mua giấy xét nghiệm giả, tùy từng trường hợp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hành vi gian dối, không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của nhà nước tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, mức xử phạt là 5 - 10 triệu đồng hoặc hành vi che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định nêu trên, mức phạt từ 1 - 3 triệu đồng.
Trong trường hợp mua nhiều giấy xét nghiệm và gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo Điều 341 Bộ luật Hình sự, hình phạt cao nhất là 7 năm tù.
Còn đối với hành vi làm giấy xét nghiệm Covid-19 giả, luật sư Hùng cho biết, theo quy định tại Điều 359 Bộ luật hình sự năm 2015 về “Tội giả mạo trong công tác”: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện các hành vi như: Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ tài liệu; Làm, cấp giấy tờ giả; Giả mạo chữa ký của người có chức vụ quyền hạn thì sẽ bị phạt tù từ 1 - 20 năm tuỳ theo tính, chất mức độ của hành vi phạm tội.
Đối với cá nhân, tổ chức khác không phải là đơn vị có nhiệm vụ, chức năng xét nghiệm cung cấp Giấy xét nghiệm virus SARS-CoV-2 mà làm các giấy xét nghiệm giả thì cá nhân, người của tổ chức này sẽ bị xử lý về hành vi làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức. Theo Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm. Nếu số lượng giấy tờ bị làm giả và thu lợi bất chính nhiều, tuỳ thuộc mức độ sẽ có thể bị xử phạt tối đa đến 7 năm tù giam và phạt tiền đến 50 triệu đồng.
Bên cạnh đó, những cá nhân cố ý thực hiện hành vi mua bán giấy xét nghiệm giả dẫn tới lây lan dịch bệnh Covid-19 có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 Bộ luật Hình sự, tùy mức độ hậu quả xảy ra mà mức phạt cao nhất lên tới 12 năm tù.
Có thể thấy, việc làm giả giấy xét nghiệm Covid-19 là hành vi không thể chấp nhận được trong bối cảnh “nước sôi lửa bỏng” hiện nay. Các cơ quan chức năng cần phải xử phạt nghiêm minh đối với những đối tượng này để mang tính răn đe, đồng thời là bài học cảnh tỉnh đối với những trường hợp khác để không còn tình trạng tái diễn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22