Tranh thủ "thời gian vàng" giãn cách xã hội để đẩy lùi dịch Covid-19:

Cần xử lý đơn vị cấp giấy không đúng người, đúng việc

(LĐTĐ) Sau 2 ngày ra quân, 6 Tổ công tác đặc biệt của Công an thành phố Hà Nội thực hiện tuần tra kiểm soát chặt người và phương tiện đi lại trong các quận nội thành. Tuy vậy, lượng người tham gia giao thông những ngày qua vẫn khá đông. Do đó, một số người đề nghị cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành văn bản xử lý thủ trưởng đơn vị cấp giấy đi đường không đúng người, đúng việc.
Thủ đô quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 6 tổ cơ động xử phạt 26 trường hợp vi phạm quy định giãn cách sau 3 giờ triển khai

Gần như ai cũng có giấy đi đường...

Dù đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để tận dụng “thời gian vàng” đẩy lùi dịch Covid-19 nhưng trên nhiều tuyến phố, lượng người và phương tiện lưu thông vẫn khá đông đúc. Điều này tiềm ẩn nguy cơ về sự lây lan dịch trong cộng đồng do việc giãn cách chưa được thực hiện triệt để.

Sáng 17/8, Tổ công tác số 7 gồm cán bộ chiến sĩ từ phòng Cảnh sát giao thông, Trung đoàn Cảnh sát cơ động, phòng Cảnh sát hình sự và phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy... cắm chốt tại khu vực đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) để kiểm soát người và phương tiện lưu thông từ quận Hà Đông đi ra.

Theo ghi nhận, trong khung giờ cao điểm từ 7h30 đến 8h30, trên tuyến đường Nguyễn Trãi, khá đông xe máy, ô tô lưu thông. Theo quan sát, đa số người đi đường đều cầm sẵn giấy đi đường trên tay để sẵn sàng xuất trình nếu bị kiểm tra.

Thiếu tá Đào Phan Anh, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, Tổ trưởng Tổ công tác số 7 cho biết, trong giờ cao điểm, để đảm bảo lưu thông trên đường thông suốt, tránh tụ tập đông người tại chốt, việc kiểm tra phải thực hiện rất khẩn trương.

Kiến nghị xử lý đơn vị cấp giấy không đúng người đúng việc
Tổ công tác số 7 cắm chốt tại khu vực đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) để kiểm soát người và phương tiện lưu thông từ quận Hà Đông đi ra.

Tuy nhiên, cũng theo Thiếu tá Đào Phan Anh, việc kiểm tra giấy đi đường cùng giấy tờ tùy thân hiện nay vẫn khó xác định ngay được trường hợp nào mang theo giấy đi đường hợp lệ. Theo phản ánh, nhiều cơ quan, đơn vị không thật sự cần thiết vẫn cấp giấy đi đường cho nhân viên.

Chị Thanh Hòa (phường Dương Nội, quận Hà Đông) cho biết: “Do đặc thù công việc làm trong công ty cung cấp thực phẩm nên tôi phải ra đường đi làm. Thực tình dịch dã thế này cũng muốn ở nhà cho an toàn, ra đường đông quá, không đảm bảo an toàn phòng dịch”.

Tương tự, chị Hương (phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân) chia sẻ, từ hôm giãn cách đến nay, giờ cao điểm trong ngày không lúc nào vắng người. “Chẳng hiểu sao ai cũng có giấy đi đường, mà chẳng biết là có thực sự cấp thiết hay không. Nên chăng các cơ quan chức năng cần siết chặt việc cấp giấy đi đường, hoặc phải có chế tài xử lý đơn vị cấp giấy không đúng người, đúng việc. Không thực sự cần thiết thì không được cấp”, chị Hương cho biết thêm.

Bắt đầu từ 15h ngày 16/8, Công an thành phố Hà Nội triển khai 6 Tổ công tác liên ngành gồm Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự và Công an địa bàn… kiểm soát chặt người ra đường không có lý do tại 12 quận nội thành.

Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, sau 3 tiếng triển khai 6 Tổ công tác đã kiểm soát 2.169 trường hợp, phát hiện 26 trường hợp ra đường không có lý do chính đáng, 8 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, 1 trường hợp tàng trữ vũ khí thô sơ.

Có thể thấy, trong số 2.169 trường hợp được kiểm soát, chỉ phát hiện 26 trường hợp ra đường không có lý do chính đáng, vậy hơn 2.000 trường hợp còn lại đều có giấy đi đường.

Có hiện tượng làm giả giấy đi đường

Đại tá Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, vài ngày gần đây có hiện tượng người dân ra đường tương đối đông. Công an thành phố Hà Nội bố trí 6 Tổ công tác làm nhiệm vụ nhằm giữ vững thành quả chống dịch đã đạt được, nhanh chóng đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường.

Mục đích của Tổ công tác là không để người không có lý do chính đáng ra khỏi nhà, tham gia giao thông vi phạm quy định về giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 17/CT-UBND. Đồng thời kiểm tra việc sử dụng giấy đi đường của cơ quan, doanh nghiệp cấp có đúng đối tượng, đối tượng ra đường có đúng mục đích không để từ đó kịp thời xử lý nghiêm và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đơn vị cấp giấy, tránh tình trạng lợi dụng việc cấp phép để ra đường không rõ lý do vi phạm giãn cách xã hội.

Kiến nghị xử lý đơn vị cấp giấy không đúng người đúng việc
Phát hiện nam thanh niên tự làm giấy đi đường định lưu thông qua chốt. (Ảnh: CAHN)

Ngay sau khi Công an thành phố Hà Nội triển khai 6 Tổ công tác đã phát hiện một trường hợp tự ý làm giấy đi đường với mục đích để đi qua các chốt kiểm dịch. Cụ thể, khoảng 9h50 ngày 17/8, Tổ công tác số 7, Công an thành phố Hà Nội làm nhiệm vụ kiểm soát người và phương tiện bảo đảm công tác phòng dịch tại quận Thanh Xuân đã phát hiện 1 trường hợp tự làm giấy đi đường để lưu thông trên đường.

Thiếu tá Đào Phan Anh cho biết, vào thời điểm trên, anh N.H.N (sinh năm 1993; ở xã Liên Bạt, huyện Ứng Hoà) điều khiển xe máy tham gia lưu thông trên đường Nguyễn Trãi đã xuất trình giấy đi đường do Công ty cổ phần chăm sóc sức khoẻ VG ở số 9 Đào Duy Anh (quận Đống Đa) ký để tham gia công việc là nhân viên kinh doanh.

Tuy nhiên bằng các biện pháp nghiệp vụ, qua chất vấn trực tiếp với người sử dụng giấy, Tổ công tác đã phát hiện giấy tờ trên là giả mạo. Tổ công tác đã bàn giao người và phương tiện cho Công an phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân) làm rõ.

Sau khi liên hệ với Công ty cổ phần chăm sóc sức khoẻ VG, đơn vị cũng xác nhận không có nhân viên kinh doanh nào tên N.H.N. Tại cơ quan Công an, anh N.H.N cũng thừa nhận tự làm giấy đi đường với mục đích để đi qua các chốt kiểm dịch.

Đáng chú ý, lợi dụng tâm lý của người tham gia thông cần giấy đi đường để di chuyển qua các chốt trên địa bàn Thành phố, đã xuất hiện tình trạng các đối tượng làm giả, mua bán, sử dụng các loại giấy tờ để “thông chốt” kiểm soát dịch.

Trước đó, ngày 6/8, chốt kiểm soát người và phương tiện tại đầu ngõ 214 Nguyễn Xiển (phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân) kiểm tra 3 thanh niên đi qua chốt. Họ trình với Tổ công tác giấy đi đường. Tuy nhiên, khi xem xét, lực lượng chức năng phát hiện nhiều điểm nghi vấn của tờ giấy này nên đưa cả 3 người về trụ sở Công an phường Hạ Đình.

Tại đây, Đ.H.T., T.Đ.L. (cùng sinh năm 1993, ở quận Hoàng Mai) và Đ.V.B. (sinh năm 1987, ở quận Long Biên) khai nhận đã mua các tờ giấy đi đường trên tại một tiệm cầm đồ ở quận Đống Đa. Tổng cộng, ba người đã mua 9 tờ với giá 12 triệu đồng.

Cần xử lý nghiêm cả người đi lẫn người cấp giấy không đúng người, đúng việc

Ngày 29/7, UBND thành phố Hà Nội ban hành mẫu giấy dùng cho một số trường hợp đủ điều kiện lưu thông trên địa bàn trong thời gian giãn cách xã hội. Mẫu giấy đi đường yêu cầu điền đầy đủ thông tin cá nhân (tên, tuổi, số căn cước công dân (chứng minh nhân dân), số điện thoại, nơi ở, nơi làm việc...), mục đích tham gia giao thông. Giấy có hiệu lực từ ngày ký và chỉ có giá trị trong thời gian giãn cách xã hội.

Ngoài ra, Giấy đi đường chỉ được cấp cho đúng đối tượng (cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức đó) và sử dụng đúng mục đích (chỉ được dùng để di chuyển từ nhà đến nơi làm việc hoặc nhằm thực hiện công việc chuyên môn được giao)...

Theo Luật sư Phạm Hải Long (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội), việc cơ quan, tổ chức, cá nhân cấp giấy đi đường không đúng quy định (cấp không đúng đối tượng, cấp sai mục đích) có thể bị xử lý hành chính về hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tại khoản 2 điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Mức phạt 5-10 triệu đồng áp dụng với cá nhân, tổ chức bị phạt gấp đôi.

Cá nhân làm giả giấy đi đường của cơ quan, tổ chức sẽ có dấu hiệu phạm tội Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức, theo điều 341 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt là phạt tiền 30-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.

Đối với trường hợp cố tình dùng giấy tờ đi đường được cấp khống sẽ bị xử lý hành chính về hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, theo khoản 2 điều 14 Nghị định 117/2020, mức phạt 5-10 triệu đồng.

Cần xử lý đơn vị cấp giấy không đúng người, đúng việc
Dù đang giãn cách xã hội, nhưng trên nhiều tuyến phố tại Hà Nội, lượng người và phương tiện lưu thông vẫn khá đông đúc. (Ảnh: L.N)

Trường hợp sử dụng con dấu hoặc giấy tờ đi đường giả với mục đích gian dối với cơ quan chức năng hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác có thể bị xử lý về tội Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, quy định tại điều 341 Bộ luật Hình sự.

Xử lý các đối tượng mua giấy đi đường một cách nghiêm khắc, để tạo răn đe. Cơ quan chức năng cũng cần xử lý mạnh tay với những trường hợp liên quan như cho mượn, bán giấy đi đường...

Việc cấp giấy đi đường cho cán bộ, người lao động để đi làm là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, sử dụng giấy đi đường giả để ra đường nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân, cố tình không tuân thủ quy định là hành vi coi thường pháp luật, đáng lên án trong thời điểm dịch bệnh phức tạp. Hệ lụy khôn lường, dịch bệnh sẽ lây lan, không kiểm soát nếu người dân vẫn cứ tìm mọi cách ra đường.

Bởi thế, bên cạnh xử phạt nghiêm minh những người đi đường lý do không chính đáng, sử dụng giấy đi đường giả, mua giấy giấy đi đường cũng cần xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị cấp giấy đi đường không đúng người, đúng việc.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động