Cần sớm công bố kết luận thanh tra để lập lại trật tự xăng dầu
Bộ Công Thương chỉ đạo tăng cường hỗ trợ, cung ứng xăng, dầu cho các địa phương có hiện tượng thiếu cục bộ Bộ Công Thương mời doanh nghiệp xăng dầu họp khẩn |
Bộ Công Thương chậm công bố kết luận thanh tra xăng dầu. Ảnh: DMS |
Quá chậm trễ
Việc thanh tra được thực hiện bao gồm tất cả các nội dung liên quan đến quy định về hoạt động kinh doanh xăng dầu của những doanh nghiệp đầu mối, bao gồm cả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, điều kiện phòng cháy chữa cháy, quy định về sở hữu, đồng sở hữu về phương tiện, tàu, kho bể, hệ thống phân phối...
Tuy nhiên, kết quả thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu và thương nhân phân phối xăng dầu vẫn chưa có kết quả.
Trao đổi với Lao Động, PGS.TS kinh tế Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho biết, việc Bộ Công Thương sau gần một năm thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả là quá chậm trễ và cần phải công bố kết quả thanh tra ngay lập tức trong bối cảnh thị trường xăng dầu ngày càng “nóng” tái diễn tình trạng nhiều cửa hàng xăng dầu đóng cửa hoặc tạm ngưng bán hàng do thiếu nguồn cung.
“Việc quản lý thị trường xăng dầu của Bộ Công Thương đang có vấn đề khi thị trường thay đổi rất nhanh chóng nhưng Bộ quản lý, điều hành chưa theo kịp. Hiện cơ chế giữa doanh nghiệp đầu mối với doanh nghiệp phân phối và bán lẻ chưa rõ ràng, cụ thể. Tính độc lập (tương đối) và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp ở từng khâu chưa được đề cao và chưa mang tính độc lập. Vì lẽ đó, Bộ Công Thương càng cần phải sớm công bố kết luận thanh tra để lập lại trật tự xăng dầu”, ông Thịnh cho hay.
TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết, để xảy ra những xáo trộn trên thị trường xăng dầu thời gian qua, nguyên nhân căn bản là sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt trong điều hành và là bài học cần được rút ra cho các cơ quan quản lý trong thời gian tới.
Xáo trộn thị trường xăng dầu có phải do cấp phép tràn lan?
Trao đổi với Lao Động, giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu (đề nghị giấu tên) cho hay, nguyên nhân chính khiến thị trường xăng dầu “điêu đứng” trong thời gian qua là vấn đề cấp phép xuất nhập khẩu và phân phối xăng dầu tràn lan.
Theo quan điểm cá nhân của giám đốc này, trong 33 doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu, phân nửa doanh nghiệp không lấy mục đích kinh doanh xăng dầu, mà sử dụng hạn mức vay ngân hàng, ưu đãi được các doanh nghiệp nước ngoài cho nợ tiền hàng với lãi suất 0% để sử dụng vào mục đích kinh doanh khác như bất động sản, nông sản, tài chính...
“Những doanh nghiệp xuất nhập khẩu xăng dầu có hạn mức vay cao hơn bình thường, thế chấp lại ít hơn. Ví dụ, một doanh nghiệp phân bón muốn vay ngân hàng sẽ phải thế chấp 100% tài sản mới được vay; còn với doanh nghiệp xuất nhập khẩu xăng dầu, chỉ cần thế chấp 70% tài sản đã được ưu đãi vay rồi, còn lại 30% là tín chấp. Một doanh nghiệp xuất nhập khẩu xăng dầu có thể vay đến 2.000 - 3.000 tỉ đồng”, ông nói.
Chính vì vậy, một khi thị trường xăng dầu biến động, các doanh nghiệp đầu mối (có nhập hàng) sẽ lo hàng cho hệ thống của mình trước, rồi mới bán cho các thương nhân phân phối. Nếu không đủ hàng, không bán được cho thương nhân phân phối thì hệ luỵ là hệ thống cửa hàng xăng dầu của thương nhân phân phối sẽ đứt nguồn.
Lập Hội đồng thẩm định kết quả thanh tra xăng dầu Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có quyết định thành lập Hội đồng thẩm định dự thảo kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của một số thương nhân kinh doanh xăng dầu. Theo đó, Hội đồng này sẽ thẩm định dự thảo kết luận thanh tra của 3 đoàn thanh tra được Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập từ trước đó vào tháng 2.2022 liên quan tới việc thanh tra 33 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại ba miền Bắc, Trung, Nam. Hội đồng thẩm định sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu, thẩm định dự thảo kết luận thanh tra của các đoàn thanh tra, xây dựng báo cáo kết quả thẩm định, chịu trách nhiệm về báo cáo kết quả thẩm định. Nội dung thẩm định sẽ bao gồm kết luận những nội dung đã tiến hành thanh tra như xác định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, trên cơ sở kết quả các đoàn thanh tra đã kiểm tra, xác minh. |
Theo
/laodong.vnNên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tiêu dùng 28/10/2024 20:30
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10
Tiêu dùng 26/10/2024 15:37
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến
Tiêu dùng 25/10/2024 21:00
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô
Tiêu dùng 24/10/2024 21:49
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít
Tiêu dùng 24/10/2024 15:42
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Tiêu dùng 20/10/2024 13:08
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng
Tiêu dùng 19/10/2024 15:07
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Tiêu dùng 15/10/2024 11:52
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10
Tiêu dùng 11/10/2024 22:33
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh
Tiêu dùng 11/10/2024 17:07