Cần có giải pháp về quản lý Nhà nước và thay đổi nhận thức của người dùng

(LĐTĐ) Ngày 1/8, Tọa đàm “Nghiên cứu khoa học về giải pháp không khói để hỗ trợ quản lý thuốc lá” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức, đã diễn ra tại Hà Nội.
Thu giữ gần 5.400 sản phẩm thuốc lá điện tử tại Móng Cái Phát hiện và tạm giữ xe hàng vận chuyển 120.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Dự Tọa đàm có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội Tạ Văn Hạ; Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội, Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hồng Ngọc; Trưởng ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Quỳnh Liên; cùng đại diện một số Bộ, ngành, chuyên gia, nhà khoa học...

Chia sẻ về thực trạng của thuốc lá mới, ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội, Văn phòng Quốc hội cho biết, vấn đề thuốc lá mới đã xuất hiện nhiều năm nay và tất cả đều là hàng nhập lậu. Mặt hàng này đang tồn tại khoảng trống pháp lý trong quản lý, được đề cập đến rất nhiều. Cũng theo ông Ngọc, hiện nay tỷ lệ giới trẻ sử dụng các sản phẩm này đã tăng rất nhanh, nhiều kết quả điều tra khảo sát đã cho số liệu về vấn đề này.

Cần có giải pháp về quản lý Nhà nước và thay đổi nhận thức của người dùng
Ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội, Văn phòng Quốc hội.

Đối với thuốc lá điện tử có thành phần chính là dung dịch hóa lỏng, tinh dầu, đối tượng phạm tội đã lợi dụng trộn các chất ma túy, gây ra hệ lụy cho người sử dụng và giới trẻ. Việc mua bán chủ yếu thông qua mạng xã hội hoặc các điểm bán lẻ trà trộn công khai cùng với các mặt hàng khác, nhưng việc quản lý trên nền tảng mạng xã hội còn rất hạn chế, và chế tài xử lý hành vi quảng cáo chưa đủ sức răn đe...

PGS.TS.BS Trần Khánh Toàn, Giảng viên cao cấp Bộ môn Y học Gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, ông và đồng nghiệp đã tiến hành một nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp (là nghiên cứu có giá trị bằng chứng cao nhất) nhằm tổng hợp lại kết quả của các nghiên cứu cập nhật trên thế giới có so sánh độc tính của thuốc lá nung nóng so với thuốc lá truyền thống thông qua phân tích các chỉ điểm sinh học phơi nhiễm.

“Kết luận từ nghiên cứu này cho thấy: Độc tính của thuốc lá nung nóng, đánh giá thông qua các chỉ điểm sinh học phơi nhiễm, giảm đáng kể so với thuốc lá truyền thống”, BS Trần Khánh Toàn cho biết.

Cần có giải pháp về quản lý Nhà nước và thay đổi nhận thức của người dùng
PGS.TS.BS Trần Khánh Toàn, Giảng viên cao cấp Bộ môn Y học Gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội.

Từ kết luận trên, PGS.TS.BS Trần Khánh Toàn đề xuất: “Việc xây dựng chính sách phải dựa trên các bằng chứng khoa học. Tuy nhiên, trong trường hợp của thuốc lá nung nóng, do những hạn chế nhất định về nguồn lực và thời gian, việc chờ đợi kết quả các nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam, trên người Việt Nam là không khả thi.

Do đó, chúng ta cần tận dụng có chọn lọc các bằng chứng từ các nghiên cứu đã có trên thế giới, khuyến cáo của các tổ chức quốc tế uy tín và bài học kinh nghiệm của các nước để lựa chọn cách thức ứng xử phù hợp với thuốc lá nung nóng”.

TS.BS. Phạm Tuấn Anh, Trưởng Khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện K Trung ương phân tích: “Thuốc lá mới vẫn là sản phẩm có hại, lý tưởng nhất là cai hoàn toàn, nhưng trên thực tế có những nhóm đối tượng không cai được, nên phải có cách tiếp cận khác như miếng dán, kẹo gum nicotine - đây là chất gây nghiện ko phải gây bệnh chính. Nguyên lý của thuốc lá mới là thay vì đốt cháy sẽ làm nóng, để giảm sự phơi nhiễm tiếp xúc với số lượng và hàm lượng độc chất”.

Cần có giải pháp về quản lý Nhà nước và thay đổi nhận thức của người dùng
Toàn cảnh Tọa đàm.

Còn bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhìn nhận, đây là một nhu cầu của xã hội. Đã là nhu cầu của con người, chắc chắn là phải có nguồn cung. Do đó, phải có giải pháp về quản lý Nhà nước, lẫn thay đổi nhận thức của người dùng. Nếu quản lý, thì phải quản lý chặt chẽ có định hướng, lấy người tiêu dùng làm trung tâm, lấy sức khỏe người tiêu dùng làm mục tiêu.

Tại Tọa đàm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Tạ Văn Hạ cho rằng, hiện nay, đề nghị cấm của Bộ Y tế là đi từ góc độ sức khỏe của con người. Nhưng để Quốc hội quyết định cấm hay không cấm thì phải có đề xuất của Chính phủ và trong đề xuất của Chính phủ phải đầy đủ nghiên cứu từ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở về khoa học đến các đánh giá tác động...

Cần có giải pháp về quản lý Nhà nước và thay đổi nhận thức của người dùng
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Tạ Văn Hạ.

Về câu chuyện quản lý, theo ông Tạ Văn Hạ, nếu không cấm thì đương nhiên cần phải đưa vào quản lý. Nhưng để quản lý được thì cũng phải do chỉ đạo của Chính phủ. Trường hợp quản lý cũng phải dựa trên cơ sở chứng minh về khoa học từ các cơ quan có thẩm quyền...

Tổng kết Tọa đàm, các đại biểu, đại diện các Bộ, ngành, cơ quan liên quan đều nhấn mạnh, mọi sản phẩm thuốc lá đều không an toàn, nhưng cần được quản lý, như cách mà Nhà nước hiện đang kiểm soát thuốc lá điếu và các sản phẩm thuốc lá khác.

Đồng thời, các đại biểu cũng đồng thuận rằng, các văn bản mang tính toàn cầu đã xác định thuốc lá nung nóng là thuốc lá, do đó các Bộ, ngành liên quan cần sớm định nghĩa về sản phẩm này để làm cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát thuốc lá mới.

Ngoài ra, các đại biểu cũng trông đợi các cơ quan chức năng cần sớm thống nhất phương án quản lý thuốc lá mới trình Chính phủ, nhằm lấp khoảng trống pháp lý cho thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc lá mới khác, vốn là vấn đề bị trì trệ gần 10 năm qua dù đã có sự tham gia của nhiều Bộ, ngành liên quan.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Những trường hợp bị từ chối kiểm định và quy định mới về chu kỳ kiểm định xe cơ giới

Những trường hợp bị từ chối kiểm định và quy định mới về chu kỳ kiểm định xe cơ giới

Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, các cơ sở đăng kiểm sẽ từ chối kiểm định đối với các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Cùng với đó là việc Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chính thức áp dụng chu kỳ kiểm định đối với xe cơ giới, xe mô tô, xe gắn máy.
Chỉ được ghi hình, ghi âm lời nói người tham gia phiên toà khi nhận được sự đồng ý

Chỉ được ghi hình, ghi âm lời nói người tham gia phiên toà khi nhận được sự đồng ý

(LĐTĐ) Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, Thẩm phán tại phiên toà phải được sự đồng ý của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp; trường hợp ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp.
Giáo dục và đào tạo đóng vai trò động lực then chốt để phát triển đất nước

Giáo dục và đào tạo đóng vai trò động lực then chốt để phát triển đất nước

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký ban hành Quyết định số 1705/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bánh cốm Nguyên Ninh, bánh Jambon Thanh Hương bị tạm dừng hoạt động

Bánh cốm Nguyên Ninh, bánh Jambon Thanh Hương bị tạm dừng hoạt động

(LĐTĐ) Ngày 2/1, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra công tác bảo đảm ATTP dịp Tết và lễ hội Xuân năm 2025, tại quận Tây Hồ và Ba Đình.
Ngày làm việc đầu tiên của năm 2025: Giao thông Hà Nội chuyển biến rõ rệt

Ngày làm việc đầu tiên của năm 2025: Giao thông Hà Nội chuyển biến rõ rệt

(LĐTĐ) Sáng 2/1/2025, ngày làm việc chính thức đầu tiên của năm 2025, cũng là ngày thứ 2 Nghị định 168/2024 có hiệu lực, tại Hà Nội, hầu hết người tham gia giao thông đã chấp hành nghiêm quy định an toàn giao thông...
Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định số 4222/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu trong các nhà trường

Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu trong các nhà trường

(LĐTĐ) Với việc triển khai chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”, Prudential đặt mục tiêu 85% học sinh được nâng cao kiến thức và kỹ năng về các biện pháp và cách điều trị các bệnh thông thường do biến đổi khí hậu, đồng thời ít nhất 80% học sinh cam kết thực hành các thói quen lành mạnh ở trường và tại nhà.

Tin khác

Xăng RON 92 vượt ngưỡng 20.000 đồng/lít

Xăng RON 92 vượt ngưỡng 20.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá các loại xăng dầu trong nước hôm nay hầu hết tăng dao động từ 125 - 240 đồng/lít, kg. Giá xăng RON 92 quay lại cao hơn 20.000 đồng/lít.
Giá xăng dầu hôm nay (2/1): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay (2/1): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (2/1/2025), giá dầu thô thế giới tiếp tục bật tăng phiên thứ 2 trong năm mới 2025, giá dầu thô WTI và Brent đều đang có giá tăng cao so với ngày hôm qua. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,87 USD/thùng, tăng 1,24%, giá dầu Brent ở mốc 74,83 USD/thùng, tăng 0,88%.
Tỷ giá USD hôm nay 2/1: Đồng USD tương đối ổn định

Tỷ giá USD hôm nay 2/1: Đồng USD tương đối ổn định

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 2/1, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giữ nguyên, hiện ở mức 24.335 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giữ nguyên, hiện ở mức 108,48.
Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025

Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025

(LĐTĐ) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 đến hết ngày 30/6/2025.
Giá vàng hôm nay 2/1: Chưa thấy tín hiệu tích cực

Giá vàng hôm nay 2/1: Chưa thấy tín hiệu tích cực

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 2/1: Thị trường trong nước và thế giới khá trầm lắng, tuy nhiên nhiều chuyên gia vẫn dự báo tích cực về giá vàng 2025.
10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành Tài chính thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều biến động khó lường, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên vẫn có nhiều chính sách hiệu quả và hoạt động nổi bật trong năm 2024.
Tỷ giá USD hôm nay (1/1): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (1/1): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (1/1/2025), tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.335 VND/USD, tăng 8 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 108,48 điểm, tăng 0,35%.
Giá vàng hôm nay (1/1): Vàng miếng SJC giữ mốc 84,2 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (1/1): Vàng miếng SJC giữ mốc 84,2 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Hôm nay (1/1/2025), vàng SJC niêm yết giá mua - bán vàng miếng ở mức 82,2 - 84,2 triệu đồng/lượng, đồng thời giữ giá vàng nhẫn. Thế giới quay đầu tăng trong phiên giao dịch sáng đầu năm mới, với mức tăng 0,7% trong 24 giờ qua.
Chào năm mới 2025, du xuân may mắn cùng Vietjet với vé bay giảm 100%

Chào năm mới 2025, du xuân may mắn cùng Vietjet với vé bay giảm 100%

(LĐTĐ) Chào năm mới 2025, Vietjet lì xì trăm ngàn vé bay giảm 100% cho các tín đồ du lịch bay khắp Việt Nam. Khuyến mãi áp dụng từ ngày 1/1 đến ngày 3/1/2025 khi đặt vé và nhập mã SUPERSALE11 tại website www.vietjetair.com và ứng dụng di động Vietjet Air, với thời gian bay linh hoạt từ 10/1/2025 - 28/2/2025.
Giá vé máy bay đi Thái Lan xem trận Chung kết ASEAN Cup 2024 tăng cao

Giá vé máy bay đi Thái Lan xem trận Chung kết ASEAN Cup 2024 tăng cao

(LĐTĐ) Tuyển Việt Nam gặp Thái Lan trong trận chung kết ASEAN Cup 2024 trận lượt về trên đất Thái diễn ra vào ngày 5/1/2025 đã tạo cơn sốt vé và tour du lịch trong dịp này.
Xem thêm
Phiên bản di động