Cần có cơ chế đặc thù để thành phố Buôn Ma Thuột phát triển xứng tầm đô thị trung tâm vùng
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Đoàn Thừa Thiên Huế) đồng tình với dự thảo Nghị quyết, cho rằng 5 gói chính sách thuộc 4 lĩnh vực đệ trình Quốc hội xem xét thông qua đợt này có thể chưa tương xứng với quy mô theo tinh thần Kết luận 67 của Bộ Chính trị nhưng sẽ là nền tảng cho việc xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.
“Với diện tích đất tự nhiên chiếm khoảng 32%, dân số chiếm hơn 22% so toàn tỉnh, thành phố Buôn Ma Thuột có đến 40 dân tộc cùng sinh sống, nhưng tập trung là dân tộc Êđê, có bề dày truyền thống văn hóa đậm chất Tây Nguyên, đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ với không gian cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Các đại biểu đoàn Hà Nội tại phiên họp. (Ảnh: Quốc hội) |
Bước vào thời đại dịch vụ du lịch gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thành phố Buôn Ma Thuột đã và đang định hình 3 buôn văn hóa nổi bật là buôn Akô Dhông phường Tân Lợi, buôn Tuôr xã Hòa Phú; buôn Kmrơng Prông B xã Ea Tu... Tôi nghĩ việc tạo cơ chế, chính sách để phát triển thành phố Buôn Ma Thuột là điều chính đáng và rất cần”, đại biểu nói.
Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) cũng bày tỏ tán thành cao đối với việc ban hành chính sách đặc thù đối với địa phương này. Theo đại biểu, việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù sẽ góp phần tạo động lực thu hút đầu tư, phát triển để ổn định nhằm nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, chính sách ưu đãi cho thành phố Buôn Ma Thuột còn chưa tương xứng với tính chất đặc thù, bởi vì đã có những chính sách, dự án triển khai trước đó như cao tốc Khánh Hòa - Buôn Mê thuật, Bệnh viện Đa khoa, Đại học Tây Nguyên...
“Tôi đề nghị cần nghiên cứu, bổ sung thêm một số chính sách mới, nhất là liên quan đến vấn đề đầu tư công, đất đai nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột cho phù hợp, sát với thực tiễn, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố này trong trước mắt và tương lai”, đại biểu nói.
Đại biểu Nguyễn Tạo (Đoàn Lâm Đồng) thảo luận tại nghị trường. (Ảnh: Quốc hội) |
Đại biểu Nguyễn Tạo (Đoàn Lâm Đồng) lại đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu tính toán một số cơ chế đặc thù đầu tư đầu tư công trung hạn cho thành phố Buôn Ma Thuột, đặc biệt là cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trong thời gian sắp tới và vai trò, thẩm quyền quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột với vai trò là chính quyền đô thị trong cơ sở được phân cấp, phân quyền theo nghị quyết này.
“Tôi cơ bản đồng ý như dự thảo nghị quyết, tuy nhiên, đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, bảo đảm không làm mất cân đối, công bằng giữa các nhà đầu tư tại thành phố Buôn Ma Thuột so với các địa phương khác là các huyện trong cùng một tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh khác trong địa bàn của khu vực Tây Nguyên”, đại biểu góp ý.
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Đoàn Bến Tre) cho biết bà thấy an tâm với tỷ lệ đề xuất mức dư nợ tăng thêm, phương thức quản lý và phương án trả nợ. Với cơ chế này thì không chỉ thành phố Buôn Ma Thuột mà cả tỉnh Đắk Lắk cũng được hưởng lợi, Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ quyết định và giám sát theo danh mục những dự án đầu tư cụ thể, đúng quy hoạch và có phương án, khả năng cân đối ngân sách trả nợ.
Tuy nhiên, để tăng tính hiệu quả của cơ chế, đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát danh mục các dự án đảm bảo tính kết nối, có tác dụng lan tỏa tới các tỉnh trong vùng như tinh thần Kết luận 67, làm nền tảng cho các cơ chế còn lại của Nghị quyết và thúc đẩy thành phố phát triển, đảm bảo các dự án phải sẵn sàng để khi có cơ chế tài chính thì có thể triển khai được ngay.
Đại biểu cũng đồng tình với cơ chế ủy quyền của địa phương điều chỉnh quy hoạch đô thị cục bộ để khắc phục những vướng mắc, bất cập về quy hoạch, giúp địa phương tiết kiệm thời gian, tận dụng cơ hội thu hút đầu tư và khai thác hiệu quả hạ tầng cơ sở...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25