Cần có chính sách thỏa đáng với giáo viên mầm non

Trước nhiều khó khăn, vất vả vốn là đặc thù riêng của giáo dục mầm non, giáo viên mầm non (GVMN) muốn trụ được với nghề, điều quan trọng nhất là tình yêu nghề. 
can co chinh sach thoa dang Chuyện nghề của giáo viên mầm non
can co chinh sach thoa dang Những so sánh chua chát về nghề sư phạm mầm non

Tuy nhiên, để tình yêu đó luôn được hâm nóng, rất cần những chính sách hỗ trợ thiết thực như: Trực trưa, bồi dưỡng làm thêm giờ; hỗ trợ nhà công vụ, phương tiện đi lại và các chính sách thu hút khác… dành cho GVMN.

Không yêu, khó theo được nghề

Từng trải qua những khúc quanh cotrong nghề, chị Phạm Mai (chủ một cơ sở mầm non ở đường Thành Thái - Cầu Giấy) cho biết, khi mới bước chân vào nghề, mức lương đầu tiên chị nhận được chỉ có 3.000.000 đồng. Sau khi trừ các khoản đóng cho con trai (theo học tại trường mẹ), chị chỉ còn trong tay còn khoảng 2.000.000 đồng.

can co chinh sach thoa dang
Các địa phương cần thực hiện nhiều hơn nữa những chính sách hỗ trợ khác nhau để thu hút GVMN theo nghề. Ảnh Mai Phương

“Khi đó tôi mừng rơi nước mắt, ngồi ước đến bao giờ lương mình được 4.000.000-5.000.000 đồng. Đây cũng là thời điểm kinh tế gia đình khó khăn, đến cuối tháng còn phải đi cắm xe, cắm đồ lấy tiền tiêu. Nhưng nhờ chăm chỉ làm và học hỏi, tôi đã được trường trả mức lương như thế. Lúc này tôi lại ao ước, nhắc nhở bản thân phải cố gắng lên 6.000.000-7.000.000 đồng. “Nếu không có tình yêu nghề, chắc chắn tôi đã không trụ lại được đến ngày hôm nay”- chị Mai khẳng định.

Đồng quan điểm trên, cô giáo Lưu Thị Hải (hiện là GVMN tại một trường quốc tế ở Cầu Giấy) chia sẻ: “Áp lực công việc ở đâu cũng giống nhau, nhiều giáo viên thay đổi nơi làm việc cũng chỉ vì đồng lương”. Để có mức lương 9.000.000 đồng sau gần chục năm công tác, thì tôi cũng phải theo đuổi nghề từ lúc mới được 3.000.000- 5.000.000 đồng”.

Theo lời kể của chị Hải, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Ngoại ngữ (khoa tiếng Anh), chị đã đắn đo rất lâu mới dám chọn môi trường mầm non vì sợ khó khăn vất vả. “Có đồng nghiệp từng bị sốc khi phụ huynh đến gặp quản lý và dọa báo công an vì tưởng cô đánh học sinh, thực tế thì đứa trẻ bị bạn cào.

Dù cô giáo đã nói lời xin lỗi và giải thích nhưng phụ huynh không tin. Đến khi soi lại camera, phụ huynh mới chịu thôi nhưng không một lời xin lỗi giáo viên, hôm sau chuyển trường cho con luôn. Nhưng thời gian trôi đi, tôi cũng như những đồng nghiệp khác nhìn lại và thấy mình vẫn theo được nghề nhờ tình yêu với trẻ con”, cô Hải bộc bạch.

Đồng cảm cùng với GVMN về những khó khăn kể trên, bà Nguyễn Thị Hiếu- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ Giáo dục- Đào tạo) cũng cho rằng: “Cùng là giáo viên nhưng GVMN vất vả hơn rất nhiều so với giáo viên của các cấp học khác. Vất vả vì trẻ còn non nớt về thể chất, tâm sinh lý, trẻ chưa thể tự bảo vệ cũng như tự phục vụ được bản thân...”

Các GVMN vừa làm công việc của người cô đồng thời làm cả công việc của người mẹ, phải chăm sóc cho trẻ từ bữa ăn, giấc ngủ, vệ sinh cá nhân cho trẻ đến giáo dục, rèn luyện kỹ năng (kể cả những kỹ năng nhỏ nhất). Mục đích là tạo ra môi trường tốt nhất để trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, ngôn ngữ, nhận thức và thẩm mỹ.

Cũng theo bà Hiếu, thời gian lao động của GVMN không phải 8 giờ mà phải đến 10-12 giờ/ngày. Cụ thể, GVMN luôn phải đến trường từ sớm, đón nhận trẻ cho kịp giờ đi làm của phụ huynh và về nhà thường rất muộn, do chờ phụ huynh đón trẻ, chưa kể thời gian soạn bài, làm đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh lớp học…

Bên cạnh đó, GVMN cũng phải chịu áp lực từ cuộc sống gia đình, từ môi trường làm việc chưa thực sự đáp ứng được đầy đủ… “GVMN không chỉ cần kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ (đặc biệt đối với trẻ nhà trẻ), mà còn cần có lòng yêu nghề, có tình yêu thương đối với trẻ. Nếu không sẽ rất khó để vượt qua được áp lực, căng thẳng trong công việc”, bà Hiếu bày tỏ sự thông cảm với GVMN.

Trước câu chuyện giáo viên đã đi dạy thì bỏ nghề, hay đầu năm học số lượng học viên, sinh viên nhập học ngành giáo dục mầm non tại các hệ đào tạo (trung cấp, cao đẳng, đại học) ở mức cao nhưng đầu ra rơi rụng rất nhiều; có địa phương số lượng sinh viên chuyên ngành mầm non khi tốt nghiệp chỉ bằng 1/3 hoặc 1/2 so với đầu vào là vài nghìn người, bà Nguyễn Thị Hiếu cho rằng: “Giáo sinh khi lựa chọn vào học sư phạm mầm non chưa hẳn đã yêu nghề, chưa tìm hiểu kỹ đặc trưng, yêu cầu của nghề nghiệp. Do đó, khi đi thực tế tại các cơ sở giáo dục mầm non thấy áp lực vất vả, mức lương thấp dẫn đến tâm lý chán nản không muốn tiếp tục theo đuổi nghề đã học”.

Cần có chính sách thu hút

Hiện tại, khi đứng ra làm quản lý một cơ sở giáo dục mầm non do mình xây dựng, chị Phạm Mai vẫn tâm niệm rằng, người quản lý nếu không muốn ngày hôm nay thay giáo viên, ngày mai lại thay người mới thì cần có chế độ đãi ngộ tốt mới giữ chân được GVMN có tâm, muốn gắn bó lâu dài với trẻ nhỏ.

Còn việc bỏ nghề vì lương quá thấp phải tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình mỗi người.“Tuy nhiên, với các bạn trẻ mới đi làm đừng đỏi mức lương quá cao, hãy khẳng định bản thân mình trước đã. Ngay cả những ngôi trường quốc tế, giáo viên có mức thu nhập cao hơn mặt bằng chung thì áp lực gặp phải cũng sẽ nhiều hơn, nhất là về kỹ năng mềm, chương trình học theo chuẩn quốc tế”, chị Mai thẳng thắn nhắn nhủ tới những đồng nghiệp trẻ.

Để giúp GVMN từng bước có thể tháo gỡ những khó khăn, áp lực trong quá trình làm việc, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Nguyễn Thị Hiếu thông tin, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm, ban hành nhiều chính sách phát triển giáo dục mầm non, trong đó có chính sách đối với GVMN.

Cụ thể như: Điều kiện cơ sở trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được đầu tư, trường lớp khang trang; chế độ giáo viên được quan tâm, nhất là giáo viên vùng khó khăn, dân tộc thiểu số, đời sống giáo viên được nâng lên. Tuy nhiên hiện nay giáo dục mầm non vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là áp lực công việc và đời sống của đội ngũ nhà giáo.

Theo đó, thời gian tới Bộ Giáo dục- Đào tạo sẽ chỉ đạo các địa phương bổ sung số giáo viên/lớp đủ theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục- Đào tạo và Bộ Nội vụ nhằm giảm khối lượng và áp lực công việc cho GVMN. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các chính sách đối với đội ngũ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Bà Hiếu cũng cho rằng, các địa phương cần thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hưởng theo quy định hiện hành.Làm tốt công tác tham mưu, ban hành chính sách địa phương, như hỗ trợ trực trưa, hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo, làm thêm giờ; hỗ trợ nhà công vụ, hỗ trợ phương tiện đi lại và các chính sách thu hút khác… cho GVMN.

Mai Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

(LĐTĐ) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghê An tổ chức khai mạc Lễ hội Du lich Cửa Lò năm 2024 với chủ đề "Cửa Lò – Khát vọng toả sáng" và công bố Di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.
Khoảnh khắc tự hào của hơn 1.800 học viên VUS tại buổi lễ trao bằng Cambridge

Khoảnh khắc tự hào của hơn 1.800 học viên VUS tại buổi lễ trao bằng Cambridge

(LĐTĐ) Hơn 1.800 học viên và phụ huynh của hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS đã cùng nhau hoà vào không khí của buổi lễ đặc biệt vừa vinh danh cột mốc học tập Anh ngữ, vừa khơi dậy lòng tự hào về quê hương đất nước qua chương trình hè 2024.
Tăng cường bay đêm, VNA nỗ lực "hạ nhiệt" giá vé máy bay

Tăng cường bay đêm, VNA nỗ lực "hạ nhiệt" giá vé máy bay

(LĐTĐ) Phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm hè, Vietnam Airlines mở bán nhiều vé hạng phổ thông với mức giá hấp dẫn trong khung giờ tối muộn.
TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

(LĐTĐ) Có tổng cộng 453 cây xanh bị ảnh hưởng trong phạm vi dự án Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Trong số này có 404 cây sẽ bị đốn hạ, 49 cây còn lại sẽ được di dời.
3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

(LĐTĐ) Tạp Chí Time công bố danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ). Đây là các nhà khoa học đã được VinFuture vinh danh nhờ công trình khám phá ra phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, béo phì và thúc đẩy các liệu pháp điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh.
Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

(LĐTĐ) Phiên chợ Xanh tử tế là phiên chợ do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm BSA) cùng Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) tổ chức lần đầu vào năm 2016, đến nay đã là năm hoạt động thứ 8.
Tăng sức hấp dẫn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Tăng sức hấp dẫn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

(LĐTĐ) Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) Đồng Nai diễn ra vừa qua.

Tin khác

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Sáng 7/4, phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024 đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của 63 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 12.517 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động (XKLĐ). Sự kiện này không chỉ là một cơ hội việc làm lớn cho người lao động mà còn là nơi gặp gỡ, kết nối giữa các doanh nghiệp và nhân tài trên địa bàn.
Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì tọa đàm với các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản.
Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.933 lao động (11.483 lao động nữ).
Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động, số người có việc làm quý I năm 2024 có tín hiệu tích cực, tăng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp tục được cải thiện, quý I năm 2024 là 7,6 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động