Chuyện nghề của giáo viên mầm non

Song hành với tình yêu nghề giáo, với trẻ thơ là những lo toan rất đỗi đời thường mà mỗi người giáo viên mầm non, cả miền ngược lẫn miền xuôi đều phải gánh trên vai. Đó là khi lương không nuôi nổi nghề, công việc phải xoay như chong chóng 10 - 12 giờ mỗi ngày, áp lực từ phụ huynh, người quản lý... 
chuyen nghe cua giao vien mam non Những so sánh chua chát về nghề sư phạm mầm non
chuyen nghe cua giao vien mam non Chưa thí điểm bỏ biên chế với giáo viên mầm non, tiểu học, THCS

Lương thấp hơn đi bán hàng quần áo

Vài năm trở lại đây, câu chuyện thu nhập, áp lực từ nhiều phía tác động lớn tới giáo viên nói chung, giáo viên mầm non (GVMN) nói riêng đã giúp dư luận có những cái nhìn đa chiều, đồng cảm hơn đối với các cô nuôi dạy trẻ.

chuyen nghe cua giao vien mam non
Ngoài công việc vất vả, GVMN còn phải chịu nhiều áp lực khác. Ảnh Mai Phương

Tuy nhiên, mọi thứ vẫn chỉ dừng lại ở mức độ thông cảm, lợi ích của GVMN hiện vẫn phải đi bên lề so với mức tăng của giá cả thị trường. Điều này dẫn đến tình trạng giáo viên trẻ được đào tạo bài bản không mặn mà với nghề, giáo viên có kinh nghiệm thì bỏ nghề sau nhiều năm cống hiến.

Những ngày vừa qua, câu chuyện cô giáo trẻ vùng cao Hoàng Kim Anh (23 tuổi, giáo viên Trường Mầm non Pác Miau, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) viết đơn xin nghỉ việc khi năm học mới vừa bắt đầu lại một lần nữa đánh động tới dư luận. Dù lý do cô giáo Kim Anh đưa ra không còn mới nhưng vẫn khiến nhiều người cảm thấy chạnh lòng với mức độ đãi ngộ cho giáo viên mới ra trường.

Theo chia sẻ của cô giáo Kim Anh, sau 1 năm theo nghề và đã thi đỗ viên chức cô vẫn quyết định nộp đơn xin nghỉ việc bởi gia đình không có điều kiện. Mức lương 4.300.000 đồng, sau khi trừ đi tất cả các khoản ăn uống, tiền phòng trọ 800.000 đồng, sinh hoạt hàng ngày, tiền nộp một bộ đồ chơi theo chủ đề dạy, các khoản quỹ, từ thiện… cô giáo trẻ không đủ trang trải cho bản thân, chưa nói đến việc phụ giúp mẹ lo cho em gái còn đi học. Qua tìm hiểu của phóng viên thì đây cũng là tình trạng chung mà rất nhiều giáo viên trẻ dạy mầm non tại Hà Nội hiện phải đối mặt.

Trịnh Thùy Linh (23 tuổi, quê ở Hòa Bình) đang thuê nhà tại Thanh Xuân bắt đầu ngày nghỉ Chủ nhật bằng việc xách xe máy chạy qua chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm) đi lấy hàng quần áo về bán.

Với giọng thiếu ngủ cô giáo trẻ ngại ngùng tâm sự: “Ban ngày em đi dạy, tối về đăng hình lên trang cá nhân bán hàng online, nếu khách đặt mua thì cuối tuần em đi lấy hàng, sau đó tự đi giao hàng cho khách kiếm thêm thu nhập”. Công việc cộng tác viên cho các shop quần áo mỗi tháng “nếu ổn ổn cũng được hơn 3 triệu đồng, tương đương với lương GVMN”, Linh nói.

Được biết, Linh đã tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương và đi dạy được 2 năm. Trong năm học mới này, cô giáo trẻ chuyển tới dạy ở trường học thứ ba. Trước đó, Linh đã làm việc ở 2 trường mầm non khác, mỗi trường kéo dài 1 năm nhưng cùng có điểm chung là lương và chế độ khiến cô phải thay đổi chỗ làm.

“Trường đầu tiên, họ trả lương quá thấp 2.700.000 đồng/tháng, trong khi tiền phòng, điện nước hết 1.500.000 đồng, chưa tính tiền xăng xe, ăn uống. Trường thứ 2 ở Xa La (Hà Đông) trả lương cao hơn một ít 3.500.000 đồng nhưng chế độ bảo hiểm không phù hợp. Em muốn đóng bảo hiểm để lấy chồng và sinh em bé. Theo thỏa thuận nếu em làm đủ 1 năm sẽ được đóng bảo hiểm nhưng tới thời hạn chủ trường lại đề ra quy định mới, yêu cầu giữ sổ bảo hiểm 2 năm mới trả sổ nên em nghỉ việc”, nữ giáo viên buồn rầu tâm sự.

Để có thể theo được nghề, ngoài 10-11 giờ làm việc tại trường, buổi tối cô giáo thường đi ngủ lúc 12 giờ đêm, thậm chí 1 giờ sáng để vừa soạn giáo án và bán hàng online. “Lớp học cao đẳng của em có 60 bạn nhưng chỉ một nửa làm đúng nghề. Nhiều bạn cũng như em ban ngày đi dạy tối về đi bán hàng quần áo, đi phục vụ ở quán cafe”, Linh nhẩm tính và nói. Theo Linh, đi làm dù mệt nhưng được gặp các bạn nhỏ lại rất vui. Tuy nhiên, có quá nhiều áp lực khác khiến nhiều GVMN luôn rơi vào tình trạng căng thẳng.

Linh kể: “Nhiều phụ huynh rảnh xem camera từ 7 giờ sáng đến khi đón con về mới thôi. Nếu không vừa ý chuyện gì lại gọi điện cho các cô, chỉ đạo qua camera. Tiếp đó là cơ hội tuyển dụng đối với GVMN tương đối rộng mở, nhưng mức lương không bõ công sức bỏ ra. Một vài người bạn thi vào được trường công vẫn nhảy ra ngoài dạy trường tư do lương cao hơn”. Mặc dù mệt mỏi nhưng cô giáo trẻ vẫn hy vọng, ngôi trường sắp tới đi làm mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn với mức lương khởi điểm 4.000.000 đồng/tháng.

Bỏ “cọc” chạy lấy người

Sau 5 năm tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm, chị Nguyễn Thủy Nguyên (hiện làm nhân viên văn phòng) vẫn ám ảnh thời gian đi dạy mầm non tại một cơ sở trên đường Láng Hạ. Dù lương chỉ có 2.700.000 đồng nhưng phải có mặt ở trường từ 7 giờ đến 17 giờ mỗi ngày. Sau khi dọn dẹp sẽ bắt đầu đón trẻ, nửa buổi cho trẻ uống sữa mà phụ huynh đã chuẩn bị sẵn.

10 giờ 30 cho trẻ ăn trưa, xong xuôi thu dọn bàn ghế, rải ráp giường cho trẻ ngủ rồi ôm khăn xô, cốc, bô… đi rửa sạch sẽ. Hơn 12 giờ mới được ăn cơm trưa, đang ăn chỉ cần nghe trẻ o e khóc lại phải chạy vào bế ra ngồi ăn cùng... Buổi chiều, tiếp tục lặp lại quá trình giống như buổi sáng, không có nghỉ trưa.

Chị Nguyên kể thêm, chủ trường mầm non tư thục luôn thắt chặt mức chi, nhiều giáo viên trước đó không chịu được áp lực đã nghỉ việc. “Có buổi học, lớp 20 bé mà chỉ có một mình tôi làm quần quật, việc gì cũng đến tay, cứ mấy hôm tôi lại sốt vì cảm nước. Làm được tới tháng thứ 7, tôi không cố được nữa đành phải bỏ và mất 200.000 đồng tiền đóng cọc đồng phục.

Tôi sẽ không bao giờ quay lại môi trường như thế nữa. Lúc nghỉ việc mầm non, đi bán quần áo tại chợ Nhà Xanh tôi còn nhận được mức lương cao hơn, 3.500.000 đồng và được nuôi ăn”, chị Nguyên ngậm ngùi nhớ lại.

Chị Phạm Tuyết Mai (một GVMN hiện sinh sống ở Cầu Giấy) chia sẻ: “Khi con trai được 9 tháng tuổi tôi gửi bé đi nhà trẻ. Không muốn xa con nên tôi xin vào dạy cùng trường con học. Tại đây, tôi mới hiểu hết áp lực từ rất nhiều phía mà các GVMN phải chịu.

Các bạn dạy lớp nhỏ mới 6 tháng tuổi sẽ rất vất vả trong việc chăm sóc trẻ từ miếng ăn, giấc ngủ, đi vệ sinh, dỗ bé không được khóc. Mọi người thử tưởng tượng 1 mẹ chăm 1 con còn có lúc sơ sẩy, nhưng với GVMN thì lại không được phép sai lầm. Ngay cả khi tức giận nhất cũng không được làm tổn thương con người khác”.

Với trẻ lớn hơn thì áp lực từ phụ huynh, có những việc mà ngay cả bố mẹ các bé ở nhà cũng không làm được như luôn đóng bỉm cho con nhưng lại đòi hỏi cô giáo trên lớp phải dạy trẻ biết đi vệ sinh đúng giờ, đúng cách. Việc trẻ nhỏ có hành động cào cấu, cắn xé… là điều bình thường, phù hợp với tâm lý phát triển của trẻ nhưng có trường hợp phụ huynh không hiểu, khiến các cô rất mệt.

Cô Mai vẫn nhớ như in, câu chuyện 2 học sinh lớp 3 tuổi chơi đùa và cắn nhau. Phụ huynh của bé bị cắn đã thuê giang hồ đến vây trường học. Đồng thời, không cho phụ huynh kia đến đón con với lý do:“Không đánh được con nên sẽ đánh bố mẹ. Lúc đó giáo viên chúng tôi phải đứng ra giảng hòa, 10 giờ đêm mới được về. Ngay ngày hôm sau đã phải chuyển lớp và có chế độ chăm sóc cực kỳ đặc biệt với bạn bị cắn. Do đó, mỗi khi xem những vụ bạo hành trẻ nhỏ, tôi nghĩ đồng nghiệp của mình thực tâm không ai muốn làm như thế”, cô Mai nói về áp lực mà GVMN phải chịu.

Mai Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp tại Hà Nội có xu hướng tăng cường tuyển dụng lao động, nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh dịp cao điểm lễ Tết. Dự báo, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao như: Bán buôn, bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản…
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) 10 tháng qua, cả nước đã đưa được hơn 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt so với mục tiêu đặt ra cho năm 2024 là đưa từ 125.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài.
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động từ mọi miền Tổ quốc đổ về. Do tác động của đại dịch Covid-19, đến nay cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa lấy lại phong độ, song nguồn nhân lực xem ra ngày một “hụt hơi”. Đặc biệt, do nhu cầu dịch chuyển lao động từ TP.HCM về quê, nên đến cuối năm thị trường rộng lớn này đang thiếu hụt lượng lao động tương đối lớn.
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

(LĐTĐ) Căn cứ trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người, các chuyên gia đã lựa chọn 10 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng trong tương lai.
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

(LĐTĐ) Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm, nên công tác giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội ngày càng hiệu quả. Đến hết tháng 10/2024, Thành phố đã thực hiện vượt chỉ tiêu về giải quyết việc làm của năm 2024.
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ sức sáng tạo, tinh thần cống hiến của người lao động chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến, kịp thời động viên, khen thưởng người lao động có đề xuất, ý tưởng cải tiến. Từ đó, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người lao động trong Công ty.
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước. Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã nỗ lực phát huy vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao quyền năng kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Xem thêm
Phiên bản di động