Cân bằng lợi ích người dân và cơ sở y tế

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thảo luận về Luật Giá (sửa đổi) và Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi). Một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là sửa luật như thế nào khi “tính đúng, tính đủ” giá dịch vụ khám, chữa bệnh để không làm ảnh hưởng đến khả năng chi trả của người dân và vẫn đảm bảo cho các cơ sở y tế hoạt động ổn định.
Khẩn trương sửa đổi chế độ phụ cấp ưu đãi với công chức, viên chức tại các cơ sở y tế công lập Hà Nội: Triển khai 100% cơ sở y tế dùng căn cước công dân để khám chữa bệnh

Giá khám chữa bệnh tại cơ sở của Nhà nước do Bộ Y tế ban hành

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Giá (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội dẫn quy định của dự thảo Luật Giá nêu: "Nghiêm cấm lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, chính sách của Nhà nước và điều kiện bất thường khác để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý, không phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá so với trước khi điều chỉnh giá".

Cân bằng lợi ích người dân và cơ sở y tế
Vấn đề giá khám, chữa bệnh ảnh hưởng đến việc được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Ảnh:VGP/Thiện Tâm

Theo đại biểu, trên thực tiễn, trong giai đoạn bùng phát dịch bệnh Covid-19, có những thời điểm giá một số loại trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, test kit xét nghiệm, khẩu trang tăng rất nhanh. Vì vậy, cần làm rõ khái niệm “không phù hợp”, bởi một số đoàn kiểm tra, thanh tra đã cảnh báo dấu hiệu vi phạm khi giá bán hàng hóa cao hơn giá nhập khẩu vài chục phần trăm. Chính vì vậy, tạo ra tâm lý lo lắng cho các cơ sở y tế công lập khi phải mua trang thiết bị, sinh phẩm, vật tư tiêu hao phòng, chống dịch. Thậm chí, có những bên bán cũng không muốn tham gia vào giao dịch với các cơ sở y tế Nhà nước vào thời điểm dịch bệnh bùng phát.

“Tôi đề xuất Ban soạn thảo cân nhắc quy định cụ thể mức trần lợi nhuận trên giá vốn hoặc trên giá thành toàn bộ đối với các mặt hàng thiết yếu trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh và có thể xem đây như là một biện pháp bình ổn giá có thời hạn để bổ sung vào khoản 3 Điều 20 của dự thảo”, đại biểu nói.

Mục 20 phụ lục danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá kèm theo dự thảo Luật Giá quy định: "Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước trên phạm vi toàn quốc do Bộ Y tế quyết định giá cụ thể. Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước trên phạm vi toàn quốc và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập theo phương thức đối tác công tư Bộ Y tế quyết định giá tối đa, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quyết định giá cụ thể”.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, nội dung quy định trong dự thảo Luật Giá về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, cũng tại dự thảo Luật này lại quy định "trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Giá và luật khác thì được thực hiện theo Luật Giá, trừ một số trường hợp như dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục thực hiện theo quy định tại Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp".

Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng được trình Quốc hội tại kỳ họp lần này lại quy định “giá khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, giá khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập theo phương thức đối tác công tư được định giá theo quy định của pháp luật về giá”.

“Như vậy, giữa quy định của dự thảo Luật Giá và dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh chưa thống nhất về nội dung này, Luật Giá quy định thực hiện theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Khám bệnh, chữa bệnh lại dẫn chiếu thực hiện theo Luật Giá. Tôi hiểu rằng, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đều đã được nêu tại 2 luật này nhưng cuối cùng lại không có cơ sở để thực hiện”, đại biểu nói.

Cân bằng lợi ích người dân và cơ sở y tế
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội. (Ảnh; Quốc hội)

Trước đó, khi góp ý vào dự thảo Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi), bà Trần Thị Nhị Hà kiến nghị quy định giá khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước do Bộ Y tế ban hành áp dụng thống nhất trên toàn quốc, giá khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập theo phương thức đối tác công - tư do thủ trưởng đơn vị quyết định theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Như vậy, giá khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở y tế Nhà nước sẽ được áp dụng thống nhất, tạo sự công bằng giữa các đơn vị, giữa các đối tượng có cùng thẻ bảo hiểm y tế, tạo thuận lợi cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi triển khai thực hiện, đồng thời tiết kiệm được chi phí, thời gian và nhân lực khi xây dựng giá khám bệnh, chữa bệnh của đơn vị. Còn quy định giá khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do thủ trưởng đơn vị quyết định theo hướng dẫn của Bộ Y tế cũng tạo được sự chủ động, phù hợp với nhu cầu thực tiễn của mỗi đơn vị nhưng vẫn có sự kiểm soát của Bộ Y tế.

Áp dụng cách tính đặc thù với dịch vụ y tế

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn Thái Bình) đề nghị đối với dịch vụ y tế thì phải áp dụng cách tính đặc thù, không thể áp dụng cách tính như giá thông thường được.

Bởi vì, dịch vụ y tế là không lợi nhuận, Nhà nước đảm bảo y tế, giáo dục cho nhân dân. Đồng thời, y tế thì không thể điều hòa, kiểm soát cung cầu như hàng hóa thông thường, và đây cũng là dịch vụ mà không thể từ chối bán hàng trong mọi trường hợp và không thể điều chỉnh theo giá thị trường theo như hàng hóa thông thường.

Khi góp ý vào dự thảo Luật Khám, chữa bệnh, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn Bình Định) - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã nhấn mạnh, việc “tính đúng, tính đủ” chi phí khám chữa bệnh phải không làm tăng chi phí cho người dân.Thực tế cho thấy, giá khám, chữa bệnh là đặc biệt quan trọng, có tác động lớn đến quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, Nhà nước ban hành giá dịch vụ khám, chữa bệnh đối với các cơ sở khám, chữa bệnh công lập, quy định giá khám, chữa bệnh của bệnh viện công và bệnh viện tư nhân sao cho hài hòa, bảo đảm quyền lợi của người bệnh cũng như hoạt động của các cơ sở y tế.

“Về yếu tố hình thành giá, đối với dịch vụ y tế thì cũng rất khó, bởi vì các yếu tố hình thành giá thương hiệu của bệnh viện hạng 3 có khi lại còn hơn thương hiệu của bệnh viện hạng 1. Trong lĩnh vực khám, chữa bệnh chuyên sâu nào đó thì thương hiệu của bác sĩ có thể hơn thương hiệu của tiến sĩ”, đại biểu nói.

Theo đại biểu, phải rất rõ ràng cách tính giữa dịch vụ y tế công và dịch vụ y tế tư nhân, trong đó Bộ Y tế sẽ tính các gói dịch vụ y tế cơ bản và gói dịch vụ y tế nâng cao. Đối với dịch vụ y tế cơ bản thì có thể Nhà nước phải đặt hàng các cơ sở y tế, các bệnh viện. Đối với dịch vụ y tế nâng cao, có thể tính giá trị ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, tính giá trị thương hiệu vô hình ở đây. Người dân có thể chọn dịch vụ này.

Cùng góp ý vào dự thảo Luật Giá, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) cho hay, trong việc tham gia kiểm tra, giám sát vừa rồi tại các bệnh viện thành phố, các giám đốc bệnh viện chia sẻ trong 7 yếu tố cấu thành nên giá dịch vụ y tế, mới tính được 4 yếu tố về thuốc, vật tư, điện, nước, tiền lương phụ cấp, còn 3 yếu tố chưa được cấu thành trong giá cả, đó là công tác sửa chữa tài sản cố định, công tác khấu hao tài sản, chi phí đào tạo...

Vì vậy, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị Chính phủ sớm trình với Quốc hội có một giải pháp thỏa đáng để góp phần bảo vệ sức khỏe và tính mạng nhân dân. “Trong khi dịch bệnh còn phức tạp và xuất hiện nhiều loại dịch bệnh khác nhưng tại các cơ sở y tế hiện nay máy móc, thiết bị bị hư mà không đầu tư lúc này thì việc bảo vệ sức khỏe và tính mạng nhân dân rất nguy hiểm nếu như có một dịch bệnh khác. Năm nay tổng thu ngân sách tăng trên 200.000 tỷ đồng, như vậy năng lực, khả năng tài chính là có, vấn đề là cơ chế, chính sách”, đại biểu nói./.

Phương Thảo

Nên xem

Hết mình bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân

Hết mình bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân

(LĐTĐ) Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nộ sẵn sàng ứng phó khi thiên tai xảy ra, trên tinh thần hết sức, hết mình nhằm bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân…
Quận Hai Bà Trưng: Nhanh chóng khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra

Quận Hai Bà Trưng: Nhanh chóng khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Chủ động ứng phó với các diễn biến của bão số 3, quận Hai Bà Trưng đã yêu cầu các phòng, ngành, đơn vị cùng Ủy ban nhân dân (UBND) các phường ứng phó với bão và khẩn trương khắc phục thiệt hại do bão gây ra, nhanh chóng giúp người dân ổn định cuộc sống.
Sau bão số 3, Thanh Trì có 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái

Sau bão số 3, Thanh Trì có 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái

(LĐTĐ) May mắn không có thiệt hại về người, sau cơn bão số 3 quét qua vào đêm 7/9, toàn huyện Thanh Trì có 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái. 52 hộ dân với 189 người đã được di chuyển tới nơi an toàn.
Quận Hoàng Mai: Tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Quận Hoàng Mai: Tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Lãnh đạo quận Hoàng Mai yêu cầu trong ngày 8/9, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo huy động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân tiếp tục khắc phục hậu quả do bão gây ra tại địa phương, cơ quan, đơn vị, khu dân cư, tổ dân phố và nhà mình để đưa quận Hoàng Mai trở lại cuộc sống bình thường trong thời gian sớm nhất.
Khẩn trương khắc phục giao thông, cấp điện, tiêu nước sau bão

Khẩn trương khắc phục giao thông, cấp điện, tiêu nước sau bão

(LĐTĐ) Tối 7/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị tập trung xử lý thông đường giao thông sau bão, khôi phục cấp điện phục vụ tiêu nước, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Thủ đô.
Hà Nội báo động lũ trên Sông Tích

Hà Nội báo động lũ trên Sông Tích

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, ngày 8/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã ban hành lệnh báo động lũ trên địa bàn Hà Nội.
Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão số 3

Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão số 3

(LĐTĐ) Đêm ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp giao ban thứ 4 trong ngày của Sở Chỉ huy tiền phương phòng, chống bão số 3, nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về công tác thống kê thiệt hại, triển khai biện pháp khắc phục hậu quả sau bão.

Tin khác

Hết mình bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân

Hết mình bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân

(LĐTĐ) Trước sức mạnh của cơn bão số 3, trong những ngày qua, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội - Cơ quan Thường trực Tìm kiếm cứu nạn của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thành phố, luôn sẵn sàng ứng phó khi thiên tai xảy ra, trên tinh thần hết sức, hết mình nhằm bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân…
Quận Hai Bà Trưng: Nhanh chóng khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra

Quận Hai Bà Trưng: Nhanh chóng khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Chủ động ứng phó với các diễn biến của bão số 3, quận Hai Bà Trưng đã yêu cầu các phòng, ngành, đơn vị cùng Ủy ban nhân dân (UBND) các phường ứng phó với bão và khẩn trương khắc phục thiệt hại do bão gây ra, nhanh chóng giúp người dân ổn định cuộc sống.
Quận Hoàng Mai: Tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Quận Hoàng Mai: Tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Lãnh đạo quận Hoàng Mai yêu cầu trong ngày 8/9, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo huy động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân tiếp tục khắc phục hậu quả do bão gây ra tại địa phương, cơ quan, đơn vị, khu dân cư, tổ dân phố và nhà mình để đưa quận Hoàng Mai trở lại cuộc sống bình thường trong thời gian sớm nhất.
Mặt trận các cấp: Chủ động các phương án cứu trợ, giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Mặt trận các cấp: Chủ động các phương án cứu trợ, giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phối hợp rà soát và hỗ trợ người dân về nơi tránh trú an toàn, hỗ trợ gia đình bị ảnh hưởng do bão.
Quận Long Biên: Ghi nhận những thiệt hại bước đầu do ảnh hưởng của bão số 3

Quận Long Biên: Ghi nhận những thiệt hại bước đầu do ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Sơ bộ tính đến 21h ngày 7/9/2024, do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên (thành phố Hà Nội) đã có gần 700 cây xanh bị gãy, đổ; 8 nhà ở bị hư hỏng, tốc mái, 8 xe bị hư hỏng do cây đổ…
Nhân rộng mô hình sáng kiến, cách làm hay trong cải cách hành chính

Nhân rộng mô hình sáng kiến, cách làm hay trong cải cách hành chính

(LĐTĐ) Với phương châm “Lấy sự hài lòng của tổ chức, người dân là thước đo để đánh giá hiệu quả công việc” và xác định cải cách hành chính là một nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác chỉ đạo, điều hành, huyện Phúc Thọ đã thí điểm triển khai nhiều cách làm mới trong cải cách hành chính.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống bão số 3

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống bão số 3

(LĐTĐ) Đoàn kiểm tra số 3 của Sở Y tế do Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương làm trưởng đoàn đã trực tiếp kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống bão số 3 (Yagi) tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín, Trung tâm Y tế huyện Thường Tín và Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Trì.
Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 7/9, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm đã có buổi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 (Bão YAGI) tại một số xã thuộc huyện Gia Lâm.
Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đã để lại những thiệt hại đáng kể trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Theo báo cáo cập nhật đến 15h30 chiều nay (7/9), mặc dù chưa ghi nhận điểm ngập úng nào, nhưng quận Nam Từ Liêm đã có 140 cây bị đổ, gãy cành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ về an toàn.
Quận Bắc Từ Liêm: 69 cây bị đổ, 30 người dân phải sơ tán do bão Yagi

Quận Bắc Từ Liêm: 69 cây bị đổ, 30 người dân phải sơ tán do bão Yagi

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) quận Bắc Từ Liêm, tính đến 17h ngày 7/9, trên địa bàn quận có 69 cây xanh gãy đổ; 3 nhà dân bị tốc mái, 1 téc nước bị đổ vào mái nhà bên cạnh, đổ 2 bức tường rào. Quận đã sơ tán 10 phòng trọ (30 người dân) đến nơi an toàn để tránh bão Yagi. Hiện, quận đang tích cực khắc phục thiệt hại do mưa bão gây ra.
Xem thêm
Phiên bản di động