Cách giúp giảm đau họng khi mắc COVID-19
WHO thảo luận tiêu chí tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu dịch Covid-19 Thận trọng dùng thuốc khi trẻ mắc Covid-19 |
Đau họng do nhiễm biến thể Omicron là một trong những triệu chứng hàng đầu người mắc gặp phải. Panagis Galiatsatos, bác sĩ tại Trung tâm Johns Hopkins Medicine ở Baltimore, Mỹ cho biết: “Đau hoặc ngứa cổ họng là vấn đề không đáng lo ngại trước đó, nhưng bây giờ là dấu hiệu ban đầu của Omicron”.
Một nghiên cứu do Cơ quan An ninh Y tế của Vương quốc Anh công bố ngày 14/1/2022 cho thấy, việc mất vị giác, khứu giác ít phổ biến ở biến thể Omicron so với Delta, trong khi đau họng lại phổ biến hơn.
Theo nghiên cứ này, đau họng là triệu chứng chiếm 53% các trường hợp mắc biến thể Omicron, trong khi người mắc biến thể Delta chỉ chiếm 23%.
Các triệu chứng như đau họng, chảy nước mũi xảy ra như nhau ở cả người được tiêm chủng và chưa được tiêm chủng COVID-19. Vaccine COVID-19 không phòng tránh được những triệu chứng này, nó chỉ bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bệnh chuyển biến nghiêm trọng.
Craig Spencer, bác sĩ cấp cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia, New York cho biết: “Những người chưa được tiêm chủng có các triệu chứng mắc COVID-19 nghiêm trọng hơn, trong khi những người đã tiêm vaccine thường chỉ có các triệu chứng nhẹ. Mức độ nhẹ này chủ yếu là đau họng, mệt mỏi, đau cơ, tuy khó chịu nhưng vẫn ổn”.
Làm thế nào để cải thiện tình trạng đau họng?
Nếu đang tự điều trị COVID-19 tại nhà, bạn nên tham khảo một số cách giảm triệu chứng đau họng như sau:
- Súc miệng bằng nước muối là một trong những cách tốt nhất để giảm thiểu chứng đau họng và ngăn ngừa virus sinh sôi phát triển. Tuy nhiên, việc súc miệng cần làm liên tục trong 3-4 ngày mới mang lại hiệu quả.
Mặc dù không có các bằng chứng cho thấy nước muối tiêu diệt được virus corona, nhưng nó có thể giúp giảm một số triệu chứng sưng tấy và kích ứng ở cổ họng.
Đây cũng là một trong những cách để cổ họng luôn được ẩm ướt, tránh bị khô, giảm tình trạng ngứa rát họng. Bạn chỉ cần pha một ít muối vào nước ấm và súc miệng, đảm bảo nhổ ra, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày, tối thiểu 3 ngày hoặc cho tới khi các triệu chứng giảm hẳn.
- Uống giấm táo: Giấm táo có đặc tính chống viêm, là thành phần chính trong oxymels (hỗn hợp giấm và mật ong), được sử dụng để điều trị ho và cảm lạnh. Nó đặc biệt hữu ích trong việc giảm đau họng, thành phần axit trong dung dịch giúp loại bỏ sự nhiễm trùng và lây lan của vi khuẩn xấu, nguyên nhân gây viêm họng.
Để giảm các triệu chứng đau họng, bạn có thể huống một cốc nước ấm pha với 1 thìa táo, có thể thêm một chút mật ong nếu thích.
- Dầu dừa là một thành phần tự nhiên có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Xịt dầu dừa vào cổ họng có thể giúp giảm đau rát và khó chịu. Nó còn giúp loại bỏ độc tố, vi trùng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch cũng như làm thông mũi.
Khi xịt dầu dừa vào cổ họng, nó hoàn toàn không gây tác dụng phụ, ngược lại còn mang tới cảm giác rất dễ chịu. Thường xuyên dùng 2 thìa dầu dừa mỗi ngày có thể giúp cơ thể chống lại virus, vi trùng một cách tự nhiên.
- Uống nhiều nước và trà thảo mộc: Khi cổ họng bị viêm, cơ thể sản xuất ra chất nhầy để tống virus hoặc vi khuẩn ra ngoài. Dịch nhầy từ mũi chảy ra có thể đọng lại trong cổ họng, điều này là một trong những nguyên nhân gây viêm họng. Việc uống trà thảo mộc sẽ giúp giảm thiểu kích ứng cổ họng.
Khi bị đau rát họng, bạn có thể uống một ít nước ở nhiệt độ phòng hoặc nước mát (không phải nước đá lạnh) để giữ ẩm và bôi trơn cổ họng. Đôi khi việc uống nước đá có thể gây co thắt cổ họng, dẫn tới ho và rát cổ họng hơn./.
Theo Vũ Gia/vov.vn
https://vov.vn/suc-khoe/cach-giup-giam-dau-hong-khi-mac-covid-19-post929952.vov
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Du lịch 22/11/2024 08:40