Các tôn giáo ở Việt Nam chung sức lan tỏa yêu thương cùng đẩy lùi đại dịch

(LĐTĐ) Phát huy truyền thống tốt đẹp gắn bó đồng hành cùng dân tộc, sống "Tốt đời đẹp đạo"; đặc biệt, hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thời gian qua, các tôn giáo ở Việt Nam đã tích cực tham gia phòng, chống dịch Covid-19 với nhiều mô hình tốt, cách làm hay, góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ngăn chặn, từng bước đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
Tiếp nhận 10 máy thở trị giá 1,3 tỷ đồng hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh chống dịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp nhận và chuyển giao trang thiết bị phòng, chống dịch Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội thăm, tặng quà Mái ấm Thánh Tâm

Gần 1.000 tăng ni, cư sĩ, phật tử tham gia tuyến đầu chống dịch

Theo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, hiện nay với 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, khoảng 27 triệu tín đồ, chiếm tỷ lệ gần 27% dân số cả nước, có thể khẳng định, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Các tôn giáo ở Việt Nam chung sức lan tỏa yêu thương cùng đẩy lùi đại dịch

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao chứng nhận cảm ơn Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam ủng hộ 3,5 tỷ đồng vào Quỹ Vắc xin phòng, chống Covid-19. Ảnh: Quang Vinh

Đặc biệt, những ngày qua, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nguy hiểm ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã hưởng ứng, phát động phong trào “Cởi áo ca sa khoác áo boluse trắng tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch”. Từ phát động này, các tăng ni, phật tử tại nhiều địa phương, nhiều cơ sở Phật giáo trong cả nước liên tục có đơn đăng ký xung phong lên tuyến đầu phòng, chống dịch. Hiện cả nước đã có gần 1.000 tăng ni, cư sĩ, phật tử tham gia tuyến đầu chống dịch.

Trong đó phải kể đến việc Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh đã 2 lần tổ chức Lễ xuất quân cho các vị tăng ni, phật tử cùng chức sắc, tu sĩ của Công giáo và đạo Tin Lành đăng ký là tình nguyện viên xung phong lên tuyến đầu chống dịch tại Bệnh viện Hồi sức chuyên sâu Covid-19 (214 người), Bệnh viện Dã chiến thu dung, điều trị Covid-19 số 10 (45 người), Bệnh viện Dã chiến thu dung, điều trị Covid-19 số 12 (40 người) và Bệnh viện Nhân dân Gia Định... Đến nay, cả nước đã có gần 1.000 tăng ni, cư sĩ, phật tử tham gia tuyến đầu phòng dịch.

Cùng với đó, các Tòa Giám mục cũng quan tâm, kêu gọi các linh mục, tu sĩ và tín đồ phát huy tinh thần chia sẻ và chung tay tham gia các hoạt động thiện nguyện trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Cụ thể, ngày 22/7/2021, gần 200 linh mục, tu sĩ đã tình nguyện lên đường vào các bệnh viện dã chiến - nơi điều trị bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 để chung tay góp sức với ngành Y tế nơi tuyến đầu chống dịch và chăm sóc các bệnh nhân.

Các tôn giáo ở Việt Nam chung sức lan tỏa yêu thương cùng đẩy lùi đại dịch

Tình nguyện viên là người tôn giáo tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch. Ảnh: MTTQVN.

Tiếp sau đó, ngày 11/8/2021, 70 tình nguyện viên là các chức sắc, tu sĩ, tín đồ Công giáo tham gia hỗ trợ công tác điều trị Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị Covid-19 số 12 (62 người) và Bệnh viện Nhân dân Gia Định (8 người)... Tất cả các tình nguyện viên đều đã trải qua khóa học tập huấn kiến thức, kỹ năng y tế trong môi trường có bệnh nhân mắc Covid-19; đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19 và có kết quả âm tính xét nghiệm RT- PCR trước khi lên đường.

Lan tỏa phong trào “Bữa cơm yêu thương trong vùng tâm dịch”

Để góp phần chia sẻ những khó khăn với các chiến sĩ, bệnh nhân đang ngày đêm chống dịch, trong những ngày, tháng qua nhiều chùa, cơ sở thờ tự thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đồng lòng hưởng ứng phong trào “Bữa cơm yêu thương trong vùng tâm dịch” với mong muốn nấu những bữa cơm mang tới phục vụ tới các bệnh viện dã chiến, cơ sở cách ly phòng, chống dịch Covid-19.

Các tôn giáo ở Việt Nam chung sức lan tỏa yêu thương cùng đẩy lùi đại dịch

Thầy Thích Minh Phú, Chủ nhiệm và chịu trách nhiệm chính tại “Bếp ăn từ thiện Tường Nguyên” đang chế biến suất ăn gửi tặng tới các y, bác sĩ ở bệnh viện dã chiến, những người nghèo ở khu cách ly, điều trị. Ảnh: MTTQVN.

Theo thống kê chưa đầy đủ, bình quân mỗi ngày có hàng chục nghìn suất cơm do Ban Trị sự hoặc các chùa công đức tới các bệnh viện dã chiến, khu cách ly tại thành phố Hồ Chí Minh (chùa Vĩnh Nghiêm mỗi ngày phục vụ từ 10.000 đến 20.000 suất; chùa Tường Nguyên mỗi ngày chăm sóc hơn 20.000 suất ăn phục vụ các bệnh viện dã chiến…).

Nhận thấy giá trị, hiệu quả của hoạt động này, ngày 1/8/2021, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam có công văn số 192/HĐTS-VP1 gửi tới Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố; tăng, ni, phật tử các chùa, cơ sở tự viện đề nghị tích cực hơn nữa thực hiện và lan tỏa phong trào “Bữa cơm yêu thương trong vùng tâm dịch”.

Các tôn giáo ở Việt Nam chung sức lan tỏa yêu thương cùng đẩy lùi đại dịch

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương tiếp nhận ủng hộ của Chư tăng Tổ đình Vĩnh Nghiêm, Đạo Tràng Hương Sen cùng các nhà hảo tâm.

Bên cạnh đó, các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp - Cộng đoàn Thuận Phát tổ chức bếp nấu từ thiện góp hàng nghìn suất cơm chung tay cùng với chính quyền địa phương chăm lo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Ban Đại diện Hội thánh Cao Đài Tây Ninh cùng Ban Cai quản các họ đạo nằm trên địa bàn huyện Châu Thành tổ chức đoàn đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ những khó khăn vất vả và tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ tại 34 điểm chốt thuộc 3 đồn Biên phòng của Bộ đội biên phòng Tây Ninh.

Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên thành lập tổ nấu nước chanh để chuyển đến khu cách ly, các chốt kiểm dịch và các bệnh viện dã chiến. Mỗi ngày nấu 500 lít nước chanh đậm đặc để pha được 1.000 lít nước uống phục vụ cho các chiến sĩ, bệnh nhân trong một số khu cách ly, bệnh viện dã chiến…

Cùng với đó, nhằm góp phần làm giảm áp lực cho các bệnh viện, trung tâm điều trị Covid-19, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khuyến khích các chùa, tự viện phát huy tinh thần “Hộ quốc an dân” tích cực phát tâm đăng ký, đề nghị chính quyền sở tại sử dụng chùa, cơ sở tự viện làm bệnh viện dã chiến, khu cách ly thông qua phong trào “Dùng chùa, cơ sở tự viện làm bệnh viện dã chiến, khu cách ly phòng chống dịch Covid-19”.

Các tôn giáo ở Việt Nam chung sức lan tỏa yêu thương cùng đẩy lùi đại dịch

Các tình nguyện viên Phật giáo tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 chuẩn bị xuất quân. Ảnh: MTTQVN.

Theo đó, các chùa, cơ sở tự viện đăng ký nhận tro cốt của người tử vong do dịch Covid-19 và tổ chức cầu siêu cho các vong linh của những người tử vong do đại dịch Covid-19; đồng thời đưa các nội dung tuyên truyền, khuyến cáo của Bộ Y tế về dịch Covid-19 thành các chuyên đề kết hợp trong các bài giảng trực tuyến, online, thuyết pháp trên các phương tiện truyền thông; đẩy mạnh việc tuyên truyền trong tín đồ, phật tử, cảnh giác với các thông tin giả, thông tin không chính xác, mê tín dị đoan về dịch bệnh...

Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, các tôn giáo đã, đang và sẽ có nhiều đóng góp to lớn trong cuộc phòng, chống dịch Covid-19. Theo tổng hợp nhanh, chưa đầy đủ từ Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố và các tổ chức tôn giáo, tính đến ngày 16/8/2021 các tôn giáo đã vận động, ủng hộ bằng tiền, nhu yếu phẩm, trang thiết bị y tế phòng, chống Covid-19 với tổng số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Điều này một lần nữa khẳng định truyền thống gắn bó, đồng hành cùng dân tộc của các tôn giáo Việt Nam.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao 152 suất quà đến đoàn viên Công đoàn dịp lễ 30/4 - 1/5

Trao 152 suất quà đến đoàn viên Công đoàn dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Công ty TNHH Nidec Chaun Choung Việt Nam (thuộc Liên đoàn Lao động huyện Thạch Thất) đã tổ chức trao 152 suất quà bằng hiện vật, với tổng trị giá gần 22 triệu đồng cho các đoàn viên Công đoàn.
Trí tuệ nhân tạo Earth-2 giúp dự báo thời tiết siêu nhanh, chính xác

Trí tuệ nhân tạo Earth-2 giúp dự báo thời tiết siêu nhanh, chính xác

(LĐTĐ) Khi hình thái vật lý ngày càng trở nên phức tạp hơn, dự báo thời tiết bằng phương pháp số truyền thống hiệu quả đã không còn cao, đòi hỏi những trung tâm dự báo thời tiết cần áp dụng các phương pháp mới. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo A.I., một siêu máy tính Earth-2, có thể dự báo thời tiết với tốc độ siêu nhanh và có độ chính xác cao, giúp con người tránh được các tác động tồi tệ của thiên tai như bão, lũ lụt..
Hà Nội điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024

Hà Nội điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2185/QĐ-UBND về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công cấp Thành phố năm 2024.
Ngày 27/4: Hà Nội nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ C

Ngày 27/4: Hà Nội nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 27/4, khu vực Hà Nội ngày nắng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ C.
Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.

Tin khác

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

(LĐTĐ) Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tổ chức điều chuyển vắc xin giữa các địa phương và nỗ lực phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) để có thể sớm tiếp nhận vắc xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.
Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

(LĐTĐ) Chiều 26/8, theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 3.195 ca mắc Covid-19 (giảm 151 ca so với ngày trước đó). Ngoài ra, trong 24 giờ qua, số bệnh nhân nặng, phải thở ô xy tăng lên 162 ca (tăng 23 ca so với ngày trước đó) và không ghi nhận ca tử vong.
Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Công an tổ chức hội nghị về nhiệm vụ, giải pháp công tác phòng, chống dịch bệnh và đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong Công an nhân dân. Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Bộ Công an, chủ trì hội nghị.
Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam có những diễn biến mới phức tạp, gia tăng số ca mắc bệnh với sự xuất hiện của nhiều ca mắc biến chủng mới BA.04, BA.05… Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương, quyết liệt hơn nữa việc đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi.
Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mới đây đã ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND về việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19, liều nhắc lại lần 2 (mũi 4).
Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Quyết định số 1226/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn điều chỉnh một số quy định về sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và thu dung điều trị người mắc Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Y tế cho biết đã có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế nội địa (di chuyển nội địa, nơi công cộng, nhà hàng...) trong phòng, chống dịch Covid-19.
Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

(LĐTĐ) Theo Bộ Y tế, các cán bộ, nhân viên có liên quan đến công tác cấp "Hộ chiếu vắc xin" Covid-19, nếu để xảy ra các biểu hiện tiêu cực thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Dự kiến, đối tượng tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 là người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19, cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động