Các ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Lãi suất đồng loạt tăng mạnh: Tiền chảy mạnh, giật mình bất an BIDV giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay Lãi suất cho vay đang chịu áp lực tăng |
Cuộc đua tăng lãi suất
Sau một thời gian dài duy trì thấp, lãi suất tiết kiệm của một số ngân hàng đang được đẩy lên trên 7%/năm. Ngôi vị quán quân thuộc về SCB khi nhà băng này tăng mạnh lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng từ 7%/năm lên 7,3%/năm cho cả giao dịch tại quầy và online. Thậm chí, với các kỳ hạn gửi từ 18 tháng trở lên, lãi suất cao nhất khách hàng gửi tiền online tại SCB có thể nhận được là 7,55%/năm. Một loạt kỳ hạn khác cũng được ngân hàng này tăng 0,3%, 0,4% và mức cụ thể được đẩy lên phổ biến 6,5%/năm.
Tăng mạnh lãi suất huy động đã thu hút dòng tiền gửi của người dân quay trở lại hệ thống ngân hàng. |
Ngoài SCB, NamABank trả lãi suất tối đa 7,4%/năm với tiền gửi online kỳ hạn trên 16 tháng; PVComBank trả lãi suất tối đa 7,25%/năm với tiền gửi online kỳ hạn 36 tháng trở lên; CBBank áp dụng mức lãi suất 7,05%/năm với tiền gửi online kỳ hạn 13 tháng.
SHB cũng gia nhập cuộc đua tăng lãi suất tiết kiệm bằng việc triển khai chương trình tặng lãi suất ưu đãi lên đến 1,1% cho các khách hàng cá nhân gửi sổ tiết kiệm và hợp đồng tiền gửi. Mức lãi suất tặng thêm này nhằm thu hút dòng vốn gửi vào ngân hàng trong bối cảnh tiết kiệm vẫn được xem là kênh đầu tư truyền thống an toàn, sinh lãi đều đặn.
Hiện mức lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy cao nhất của SHB là 6,6%/năm cho kỳ hạn từ 18 tháng ở sản phẩm Tiết kiệm Đại lợi; lãi suất 6,7%/năm cho khách gửi tiết kiệm online từ 36 tháng.
Trong khi đó, lãi suất ở một số kỳ hạn chủ chốt tại MB tăng 0,15-0,24%/năm, như kỳ hạn 6 tháng ở mức 4,44%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 5,39%/năm, kỳ hạn 24 tháng là 5,75%/năm.
Với một số ngân hàng, điều kiện để nhận lãi suất cao vượt 7%/năm là phải gửi từ... vài trăm tỷ đồng trở lên. Chẳng hạn, HDBank sẵn sàng trả mức lãi suất 7,15%/năm nhưng điều kiện đi kèm là khách hàng cần có khoản tiết kiệm tối thiểu 300 tỷ đồng, lĩnh lãi cuối kỳ với kỳ hạn 13 tháng. Nếu không thì nhà băng chỉ áp dụng lãi suất 6%/năm cho kỳ hạn 13 tháng.
Mới đây, Techcombank đã thông báo điều chỉnh biểu lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn từ ngày 23/5. Cụ thể, đối với hình thức gửi tại quầy, lãi suất cao nhất của Techcombank là 6,2%/năm, kỳ hạn 36 tháng, dành cho khách hàng VIP 1, tăng 0,3%/năm so với trước đó. Với gửi online, lãi suất cao nhất là 6,5%/năm.
Techcombank cũng cộng thêm lãi suất khoảng 0,3-0,45 điểm % ở nhiều kỳ hạn khác. Đây là một trong những lần điều chỉnh lãi suất mạnh nhất của Techcombank trong hơn nửa năm trở lại đây. Trong các lần trước, Techcombank thường chỉ tăng/giảm nhẹ lãi suất, khoảng 0,1-0,2 điểm %.
Với khách hàng thường, khi gửi kỳ hạn 36 tháng tại quầy, số tiền dưới 1 tỷ tại Techcombank sẽ có lãi suất 5,85%/năm, trên 1 tỷ có lãi suất 5,95%/năm, tăng 0,45%/năm so với trước. Còn đối với gửi theo hình thức online, lãi suất kỳ hạn 36 tháng sẽ là 6,3%/năm.
Một ngân hàng lớn khác cũng tiếp tục có sự điều chỉnh biểu lãi suất huy động từ này 17/5 là VPBank. Theo đó, tiền gửi tại các kỳ hạn từ 13 tháng trở lên tăng mạnh so với trước đây. Vì vậy, khách hàng sẽ có lợi hơn khi tham gia gửi tiết kiệm dài hạn.
Tại kỳ hạn 36 tháng, khách hàng khi gửi số tiền dưới 300 triệu đồng sẽ được hưởng mức lãi suất là 6,4%/năm, tăng 0,3 điểm % so với trước đó. Cùng số tiền trên, khi gửi kỳ hạn 24 tháng, lãi suất tăng 0,3 điểm % lên 6,3%/năm. Với kỳ hạn 13 tháng, lãi suất tiết kiệm tăng từ 5,9%/năm lên 6,2%/năm.
Trước đó, ngày 6/5, VPBank đã điều chỉnh tăng mạnh lãi suất ngân hàng cho các khoản tiền gửi từ 13 tháng đến 36 tháng. Mức tăng cao nhất lên tới 0,8 điểm % so với lãi suất cùng kỳ ở tháng trước.
Trong khi đó, nhóm ngân hàng Big 4 (gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank) vẫn duy trì lãi suất huy động ở mức thấp, cao nhất 4%/năm đối với kỳ hạn 6 tháng, 5,5%/năm với kỳ hạn 12 tháng, và 5,3-5,5%/năm với kỳ hạn 24 tháng.
Bên cạnh việc tăng lãi suất tiền gửi, các ngân hàng cũng đã tung ra những chương trình ưu đãi để tăng tỷ lệ tiền gửi như miễn phí giao dịch, miễn phí quản lý tài khoản, các gói tiết kiệm đặc biệt… Những điều này cũng đã góp phần cho dòng tiền có thêm động lực tìm đến kênh tiền gửi.
Áp lực khi lãi suất đầu vào tăng
Trao đổi với báo chí, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn tài chính tiền tệ Nhà nước Việt Nam, nhìn nhận các ngân hàng thương mại đang đứng trước 3 áp lực để tăng lãi suất tiền gửi, tất nhiên sẽ làm tăng lãi suất cho vay.
Phát biểu tại buổi họp báo chia sẻ thông tin về “Kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng những tháng đầu năm 2022”, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, tính đến ngày 9/6/2022, tín dụng tăng 8,15% so với cuối năm 2021, tăng 17,09% so với cùng kỳ năm 2021, phù hợp với diễn biến tích cực hơn của nền kinh tế. Nhờ đó, đã góp phần kích hoạt mạnh mẽ các hoạt động kinh tế, tạo đà phục hồi các chỉ số vĩ mô, từ đó giúp nền kinh tế dần khôi phục và tăng trưởng. |
Thứ nhất là áp lực lạm phát tại Việt Nam đang khá lớn. Thứ hai là nợ xấu. Cụ thể, thời gian giãn, hoãn nợ hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ hết hiệu lực vào tháng 6, các ngân hàng thương mại phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn, tức nợ xấu có thể tăng cao.
“Điều này đồng nghĩa với việc nguồn tiền cho vay của ngân hàng có thể không thu hồi về được để cho vay tiếp. Ngân hàng chịu áp lực huy động thêm vốn mới, như vậy thì không thể duy trì lãi suất cho vay thấp như kỳ vọng được”, ông Nghĩa nói.
Theo ông, các ngân hàng thương mại đã có kế hoạch kinh doanh từ đầu năm nên họ sẽ căn cứ vào kết quả báo cáo tài chính của tháng, quý để quyết định tổng nguồn vốn cần huy động là bao nhiêu, trong đó có thể huy động liên ngân hàng là bao nhiêu và huy động ngoài thị trường bao nhiêu.
Bên cạnh đó, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp đang rất lớn khi kinh tế phục hồi, do đó, lãi suất huy động có khả năng tiếp tục tăng. Tuy nhiên, TS Lê Xuân Nghĩa dự báo mức tăng sẽ không nhiều khi lạm phát ở Việt Nam tương đối thấp, tỷ giá hối đoái và cung tiền ổn định.
Đồng quan điểm, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho rằng lãi suất huy động có khả năng tiếp tục tăng trong năm nay do áp lực lạm phát, các ngân hàng cạnh tranh thu hút dòng tiền gửi từ người dân.
Để đảm bảo mặt bằng lãi suất, vị chuyên gia kinh tế đề xuất cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt với kịch bản của các ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới, phối kết hợp với các chính sách tài khóa./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Tài chính 19/11/2024 10:18
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Tài chính 19/11/2024 06:18
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Tài chính 09/11/2024 07:19
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường
Tài chính 09/11/2024 07:12
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế
Tài chính 07/11/2024 14:47
Vốn tín dụng cho “tam nông”
Tài chính 07/11/2024 06:35
Cổ phiếu công ty của ông Donald Trump biến động mạnh
Tài chính 06/11/2024 15:27
Huy động thành công gần 30.600 tỷ đồng qua kênh đấu thầu trái phiếu Chính phủ
Tài chính 06/11/2024 06:31