Ca trù Lỗ Khê: Đánh thức giá trị văn hóa cho thế hệ trẻ
Xuất hiện cô bé dân ca xứ Huế làm "tan chảy" cả sân khấu The Voice Kids 2018 | |
Hà Nội đạt giải nhất Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp |
Ca trù một trong những nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam và nhân loại |
Cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 30 km về hướng Đông Bắc, ca trù Lỗ Khê được xem là một trong nhiều “địa chỉ” văn hóa của thủ đô, bởi ở đây chính quyền và người dân luôn ý thức phát huy được truyền thống của mình qua các thế hệ. Ông Hoàng Minh Đức, trưởng thôn Lỗ Khê chia sẻ, để giữ gìn vốn văn hóa cổ của địa phương cũng như của dân tộc, từ đầu những năm 1990, chính quyền địa phương đã triển khai các lớp hoc nâng cao về nghề thuật ca trù do nghệ nhân ca trù Nguyễn Văn Hành, Nguyễn Văn Hoan, Phạm Thị Mùi giảng dạy và thu hút được rất nhiều đào, kép tham gia.
Cũng theo ông Đức, cùng với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, hiện nay tại thôn Lỗ Khê đã thành lập được các câu lạc bộ ca trù và thường xuyên tổ chức hát ca trù vào mỗi dịp lễ, tết hay liên hoan văn nghệ…Tuy nhiên, ca trù là một thể loại khó, vì thế giới trẻ không quá mặn mà. “Hát ca trù đã khó, nhưng để sáng tác được ca trù không phải là điều đơn giản. Để sáng tác được thì phải biết hát, mà muốn hát được thì phải biết nghe đàn. Trong khi đó, người đàn phải hiểu về phách, vừa hát vừa đánh phách...”, ông Đức nhấn mạnh.
Nói đến hát ca trù, bà Phạm Thị Lành (67 tuổi, ở Lỗ Khê) cũng chia sẻ, để ca nương hoàn thiện một bài ca trù không thể không nói đến vai trò quan trọng của người đánh trống chầu. Bởi lẽ, người đánh trống không chỉ là người đệm cho ca nương hát, mà còn là người thưởng thức. Do đó, người đánh trống chầu phải thực sự rất am tường về ca trù. Điều đó giải thích vì sao mà ca nương thì nhiều, còn người đánh trống chầu thường rất ít. Chỉ còn lại rất ít là những cụ cao tuổi là những tay chơi cự phách trống chầu...
“Ngày trước phong trào hát ca trù ở làng Lỗ Khê sôi nổi lắm, không chỉ có các cụ cao tuổi mới đam mê ca trù, mà lớp trẻ cũng tham gia rất nhiều. Thậm chí, không chỉ vào những dịp lễ, tết hay đình đám…người dân ở đây mới hát ca trù. Mà bất kỳ thời gian nào, ở đâu, người dân đều có thể hát. Thậm chí, trước đây mọi người ngồi trông nồi bánh chưng tết cũng có thể ngân nga những điều ca trù nổi tiếng bên bếp lửa. Ấy thế, giờ những hình ảnh này cũng không còn nữa. Lý do thì nhiều, nhưng một phần giờ thanh niên đi làm ăn xa và cũng vì ca trù là loại thể loại khó học và kén người nghe”, bà Lành tâm sự.
Trước đây người dân Lỗ Khê có thể hát ca trù bất cứ nơi nào mình thích, thậm chí cả khi ngồi trông bên nồi bánh trưng tết |
Khó khăn là thế, song Lỗ Khê vẫn luôn tìm cách để có thể duy trì và truyền tỏa các giá trị văn hóa đến các lớp thế hệ trẻ. Rất nhiều em trong số đó đã có thể hát được ca trù, thậm chí hát được nhiều thể cách cùng một lúc. Người trẻ nhất là cháu Đinh Thị Vân có giọng hát hay và phách tốt, đạt Huy chương Bạc trong liên hoan nghệ thuật ca trù toàn quốc. Người biết hát dạy cho người không biết hát, người biết hát lại tiếp tục hát hay hơn nữa, cứ thế đời này qua đời khác, người Lỗ Khê không ngừng nỗ lực để “mài sáng” thêm cho viên ngọc ca trù ngày càng tỏa sáng.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nhiều hệ giá trị văn hóa đã và đang dần mai một, không còn giữ được vị trí “độc tôn” trong lòng công chúng. Ca trù cũng không ngoại lệ. Vì thế trong nhiều năm qua, chủ trương của chính quyền địa phương là luôn chú trọng đến công tác bảo tồn và phát huy bộ môn nghệ thuật cho các thế hệ trẻ.
Cố gắng là vậy, tuy nhiên điều khiến người dân địa phương cũng như những người làm công tác gìn giữ ca trù tại Lỗ Khê trăn trở đó là, hiện địa phương vẫn chưa có kế hoạch phát triển bồi dưỡng cho lớp trẻ và chưa có chế độ đãi ngộ hợp lí với những nghệ nhân, nên họ không thể chuyên tâm, cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Vì thế, ca trù đang dần bị thương mại hóa và mất đi tính bác học, tính uyên bác, tuyệt mĩ vốn có. Để giữ cho ca trù đứng vững trước thách thức của thời đại, không còn cách nào khác là phải không ngừng bồi đắp và truyền tỏa các giá trị văn hóa cho thế hệ trẻ. Chỉ có như vậy, ca trù sẽ không những không bị mai một mà ngày sống mãi trong đời sống của nhân dân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07