Bộ Y tế thu hồi văn bản công bố 12 thuốc cổ truyền phòng, hỗ trợ điều trị Covid-19
Các huyện ngoại thành quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19 Sáng 26/7: Hà Nội ghi nhận 21 ca mắc Covid-19 Sáng 26/7: Thêm 2.708 ca mắc Covid-19, tổng số mắc tại Việt Nam đến nay hơn 101.000 ca |
Sáng 26/7, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện và cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền về việc thu hồi công văn số 5944 về việc tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu.
Theo đó, ngày 24/7, Bộ Y tế ban hành công văn số 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu để góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, do có một số nội dung chưa phù hợp nên Bộ Y tế thu hồi công văn này.
Trước đó, tại công văn 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu, Bộ Y tế có kèm theo hướng dẫn và danh mục về 12 loại thuốc, sản phẩm dược liệu phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19 và 9 sản phẩm sát khuẩn không khí, sát khuẩn tay và xịt họng.
Trong đó, 12 sản phẩm từ dược liệu phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19 (theo công văn 5944) gồm: Ngọc bình phong gia xuyên tâm liên; viên nang Kovi; bạch địa căn; siro viêm họng; siro dưỡng âm bổ phế; siro ngân kiều; hạnh tô; vệ khí khang; hoạt huyết Nhất Nhất; viên nang Imboot; xuyên tâm liên; viên nang Nasagast - KG.
Tuy nhiên, sau khi danh mục về 12 loại thuốc, sản phẩm dược liệu phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19 được ban hành, dư luận bức xúc cho rằng trong danh mục này có nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng, sản phẩm hỗ trợ điều trị không đúng tính năng và công dụng điều trị bệnh Covid-19.
Liên quan tới vấn đề này, chia sẻ với báo chí về Công văn 5944/BYT-YDCT, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, 12 sản phẩm nêu trên không phải là danh mục thuốc, sản phẩm chỉ định cho dự phòng, điều trị, mà đó chỉ là danh mục các sản phẩm do các đơn vị tài trợ, ủng hộ cho phòng dịch.
Các đơn vị sản xuất các sản phẩm trên đây đã và đang đồng hành, ủng hộ ngành y tế và một số tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh... để sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng, mức độ nhẹ và vừa, cho các thầy thuốc tuyến đầu chống dịch và các F1 đang cách ly. Căn cứ danh mục, tùy theo thực tiễn các bệnh viện, cơ sở y tế khi được tài trợ để phát cho bệnh nhân. Các sản phẩm cũng cần được đánh giá về hiệu quả khi sử dụng.
Phó Giáo sư Nguyễn Thế Thịnh cũng khuyến cáo người dân không tự tìm mua các sản phẩm dù là thuốc nói chung hay kể cả sản phẩm y học cổ truyền vì những sản phẩm này đều phải sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Giáo dục 24/12/2024 20:01
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Cộng đồng 24/12/2024 17:46
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Y tế 24/12/2024 16:35
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Y tế 24/12/2024 16:01
Những lời chúc ngọt ngào và ý nghĩa nhất nhân dịp Giáng sinh 2024
Cộng đồng 24/12/2024 15:44
Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân
Văn hóa 24/12/2024 11:51
Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày
Giáo dục 24/12/2024 11:29
6.482 thí sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 24/12/2024 11:27
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Cộng đồng 24/12/2024 08:51
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35