Bộ Tư pháp thông tin về giới hạn tuổi hành nghề với công chứng viên
Làm rõ dấu hiệu hình sự vụ nữ công chứng viên bị hành hung tại trụ sở Kịp thời thanh tra, kiểm tra hoạt động công chứng, đấu giá tài sản thi hành án |
Chiều 12/4, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2024. Tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) Lê Xuân Hồng đã thông tin về một số chính sách cơ bản trong dự án Luật Công chứng (sửa đổi).
Trong đó, điểm mới đáng chú ý là dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) giới hạn độ tuổi của công chứng viên là không quá 70 tuổi và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng, trong khi Luật Công chứng hiện hành không quy định giới hạn độ tuổi.
Nhằm bảo đảm tính ổn định của hoạt động công chứng, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định chuyển tiếp đối với công chứng viên trên 70 tuổi đang hành nghề công chứng tại thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành, thì được tiếp tục hành nghề công chứng trong thời hạn tối đa là 2 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Quy định này được lý giải nhằm tránh tình trạng giảm đột ngột số lượng công chứng viên hành nghề, bảo đảm có thời gian chuyển tiếp để bổ nhiệm công chứng viên thay thế số lượng công chứng viên trên 70 tuổi thôi hành nghề.
Trả lời báo chí tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Lê Xuân Hồng cho hay, công việc công chứng đòi hỏi năng lực trí tuệ, trí lực, công chứng viên cần đảm bảo điều kiện về sức khỏe và sự minh mẫn.
Ông Lê Xuân Hồng trả lời báo chí. |
Việc quy định giới hạn tuổi nhằm đảm bảo sức khỏe để đảm nhiệm công việc, bởi công chứng viên không phải nghề kinh doanh tự do, mà là dịch vụ công được Nhà nước ủy nhiệm.
Theo ông Lê Xuân Hồng, quy định giới hạn tuổi hành nghề công chứng cũng nhằm phù hợp với quy định về tuổi của người lao động. Theo số liệu Tổng cục Thống kê thì tuổi thọ trung bình người Việt Nam trên dưới 73 tuổi.
Các công chứng viên làm việc tại các Phòng công chứng Nhà nước thì nữ 60 tuổi, nam 62 tuổi sẽ nghỉ hưu theo quy định. Vì vậy, công chứng viên ở các Văn phòng công chứng hành nghề tối đa 70 tuổi cũng là phù hợp. Theo thống kê, ông Hồng cho biết, các công chứng viên hành nghề hiện nay từ 70 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chưa đến 10% và số này ký văn bản cũng ít hơn giới trẻ.
“Giới hạn 70 tuổi cũng là thông lệ quốc tế nhiều nước áp dụng”, Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Lê Xuân Hồng thông tin.
“Công chứng là dịch vụ công cơ bản, không phải hoạt động kinh doanh bình thường, nên dù xã hội hóa nhưng vẫn phải tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng công chứng viên. Bản chất của công chứng là dịch vụ công, nên Luật hiện hành và dự thảo sửa đổi đều phải tăng cường quản lý.
Đầu tháng 4/2024, tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với Dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Thẩm tra sơ bộ dự thảo Luật, Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với việc bổ sung quy định về giới hạn độ tuổi bổ nhiệm công chứng viên như quy định của dự thảo Luật.
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, công chứng viên cao tuổi có nhiều kiến thức và kỹ năng hành nghề công chứng, nếu dự thảo Luật giới hạn cứng nhắc độ tuổi hành nghề sẽ gây lãng phí xã hội. Ý kiến này đề nghị không giới hạn độ tuổi hành nghề của công chứng viên, mà nên quy định điều kiện bảo đảm sức khỏe...
Liên quan đến quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng, ông Lê Xuân Hồng thông tin, Chính phủ phải có định hướng để phát triển nghề công chứng; các bộ, ngành có thể đưa ra các quy chuẩn, tiêu chuẩn; các địa phương xây dựng đề án quản lý, phát triển nghề công chứng. Đồng thời, tăng cường tính tự quản của Hiệp hội Công chứng viên.
Theo Kết luận phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Công chứng, về nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng, cần thể hiện rõ công chứng vừa là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư, vừa là nghề bổ trợ tư pháp và thuộc dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu. Do đó, tuy Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã bị bãi bỏ theo Luật Quy hoạch, nhưng cần nghiên cứu, quy định trong dự thảo Luật biện pháp quản lý khác để thay thế quy hoạch, đáp ứng yêu cầu thực tiễn...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31