Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa

(LĐTĐ) Để phòng chống gian lận xuất xứ hàng hóa và đảm bảo các lô hàng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được hưởng ưu đãi thuế quan, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã ban hành công văn số 349/XNK-XXHH ngày 28/5/2021 đề nghị các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O ưu đãi thực hiện một số nội dung nhằm đẩy mạnh công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.
Xuất xứ hàng hóa - yêu cầu quan trọng để hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA Thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP của Liên minh châu Âu Ban hành Thông tư về quy tắc xuất sứ hàng hóa trong CPTPP

Cụ thể, Cục Xuất nhập khẩu đề nghị thực hiện nghiêm túc Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 4/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”.

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra chặt chẽ hồ sơ đề nghị cấp C/O đối với hàng hóa xuất khẩu có nguy cơ gian lận xuất xứ như linh kiện ô tô, các sản phẩm sắt, thép, hương (nhang) và các nguyên liệu làm hương, linh kiện ô tô, máy móc, thiết bị điện… Ngoài ra, lưu ý các mặt hàng thuộc danh sách theo dõi các mặt hàng có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế được Bộ Công Thương (Cục Phòng vệ thương mại) thông báo và cập nhật hàng quý và các mặt hàng doanh nghiệp từ trước tới nay chưa (hoặc ít khi) đề nghị cấp C/O.

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

Bên cạnh việc tăng cường kiểm tra chặt chẽ hồ sơ, Cục Xuất nhập khẩu cũng chỉ đạo các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O ưu đãi tăng cường công tác xác minh năng lực sản xuất thực tế của doanh nghiệp và xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và Thông tư số 39/2018/TT-BCT ngày 30/10/2018 của Bộ Công Thương quy định về kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

Các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O cũng được yêu cầu chú trọng tuyên truyền, phổ biến về chính sách và quy định về xuất xứ hàng hóa đối với các doanh nghiệp đến làm thủ tục đề nghị cấp C/O. Nhanh chóng giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện cấp C/O; có giải thích và nêu rõ yêu cầu cụ thể hướng dẫn doanh nghiệp trong trường hợp chứng từ, hồ sơ chưa đủ cơ sở để cấp C/O.

Trong bối cảnh gian lận thương mại có xu hướng gia tăng, thời gian qua, Bộ Công Thương đã chủ động triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm ngăn chặn, phòng chống gian lận xuất xứ hàng hóa và chống lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, chủ động phát hiện, xử lý nghiêm các vụ việc.

Từ năm 2020 đến nay, trong tổng số gần 1,35 triệu bộ C/O ưu đãi đã cấp, chỉ có khoảng gần 1.200 bộ C/O cơ quan hải quan nước nhập khẩu đề nghị xác minh xuất xứ. Như vậy, tỷ lệ C/O bị hải quan nước nhập khẩu yêu cầu xác minh xuất xứ trong tổng số C/O ưu đãi được cấp là rất nhỏ. Kết quả xác minh cũng cho thấy, các lô hàng được cấp C/O Việt Nam hầu hết đáp ứng các điều kiện để được cấp C/O. Tuy vậy, có tình trạng doanh nghiệp gian lận trong kê khai, làm giả chứng từ để gian lận xuất xứ. Các mặt hàng chủ yếu là một số loại hạt, mặt hàng tấm gỗ ghép, mặt hàng điện tử...

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi và đưa ra những cảnh báo sớm tới cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O và cộng đồng doanh nghiệp thông qua công tác xây dựng danh sách cảnh báo; tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật; tăng cường trao đổi thông tin, kiểm tra việc cấp C/O đối với một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Việc ngăn chặn, xử lý các hành vi gian lận xuất xứ đòi hỏi sự tham gia, chung tay của nhiều Bộ, ngành, đặc biệt là của cộng đồng doanh nghiệp trong việc nâng cao nhận thức về phòng chống gian lận xuất xứ, không tiếp tay cho những hành vi gian lận. Bên cạnh đó, nếu phát hiện các dấu hiệu vi phạm, doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, ngăn chặn, tránh để hành vi của một vài doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu chân chính.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

(LĐTĐ) Cùng với Mã Pì Lèng hiểm trở, sông Nho Quế đã trở thành huyền thoại, đi vào thơ ca và là một trong những biểu tượng của Hà Giang. Đến với Hà Giang vào những ngày tháng 3, thấy nơi đây dường như không có Hạ, Thu, Đông, chỉ có mùa Xuân luôn hiện hữu trong màu xanh của sông, của núi.
Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

(LĐTĐ) Theo Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Xuân Văn, Tòa án đã triệu tập 6.630 nhà đầu tư được xác định là người bị hại trong vụ án. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có gần 1.000 bị hại có mặt tại Tòa.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập và chỉ đạo tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Gia Lâm.
Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

(LĐTĐ) Trong khi nhiều ngành hồ hởi bởi được bỏ ra khỏi danh sách phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), thì ngành phân bón lại trông chờ được áp loại thuế này. Thực tế khi áp dụng Luật Thuế số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (Luật Thuế 71) từ ngày 1/1/2015 để giảm gánh nặng giá phân bón cho nông dân, mục đích không những không đạt được mà còn gây tác dụng ngược khi giá thành phân bón bị tăng thêm 5 - 8%.
Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

(LĐTĐ) Theo Cục hàng không Việt Nam, khi đưa vào khai thác giai đoạn 1 năm 2026, với công suất 25 triệu hành khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm, sân bay quốc tế Long Thành cần hơn 13.700 người để vận hành. Công tác chuẩn bị nguồn nhân lực để vận hành “siêu dự án” này đang là yêu cầu gấp rút.
Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác Bảo hiểm xã hội quận Tây Hồ có sự chuyển biến tích cực, các chính sách Bảo hiểm y tế ngày càng đi vào đời sống nhân dân, năm 2023, tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 94,3%.
Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

(LĐTĐ) Trả lời tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/3, về tình trạng một số công ty thẩm định giá bị xử lý sai phạm, nhiều doanh nghiệp thẩm định giá lại sợ rủi ro, từ chối thẩm định giá đất gây khó khăn cho nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, sai thì phải xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự.

Tin khác

Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

(LĐTĐ) Trong khi nhiều ngành hồ hởi bởi được bỏ ra khỏi danh sách phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), thì ngành phân bón lại trông chờ được áp loại thuế này. Thực tế khi áp dụng Luật Thuế số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (Luật Thuế 71) từ ngày 1/1/2015 để giảm gánh nặng giá phân bón cho nông dân, mục đích không những không đạt được mà còn gây tác dụng ngược khi giá thành phân bón bị tăng thêm 5 - 8%.
Chuyên gia "hiến kế" để các doanh nghiệp chinh phục thị trường tỷ dân

Chuyên gia "hiến kế" để các doanh nghiệp chinh phục thị trường tỷ dân

(LĐTĐ) Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể thâm nhập vào các thị trường tỷ dân như Ấn Độ, Trung Quốc... nếu các doanh nghiệp có thể tận dụng những lợi thế sẵn có.
Giá xăng đồng loạt giảm, dầu tăng nhẹ từ 15h ngày 14/3

Giá xăng đồng loạt giảm, dầu tăng nhẹ từ 15h ngày 14/3

(LĐTĐ) Từ 15h ngày 14/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉ giảm 22 đồng/lít, xuống mức 22.490 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 14 đồng/lít, xuống còn 23.543 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu đồng loạt được điều chỉnh tăng nhẹ.
Cập nhật giá vàng sáng 14/3: Áp lực chốt lời, giá vàng “rơi tự do”

Cập nhật giá vàng sáng 14/3: Áp lực chốt lời, giá vàng “rơi tự do”

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước giảm mạnh tới 2 triệu đồng/lượng, xuống ngưỡng 78 - 80,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 2.171,2 USD/ounce.
Vàng giảm giá sốc sau kỳ tăng tốc

Vàng giảm giá sốc sau kỳ tăng tốc

(LĐTĐ) Sau khi đã giảm mạnh trong phiên sáng nay (13/3), giá vàng chiều nay tiếp tục lao dốc và có cửa hàng đã xóa mốc 80 triệu đồng/lượng trên bảng điện tử giao dịch.
Giá xăng dầu ngày mai (14/3) sẽ được điều chỉnh giảm?

Giá xăng dầu ngày mai (14/3) sẽ được điều chỉnh giảm?

(LĐTĐ) Trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 14/3, theo giới phân tích, giá xăng dầu có thể được điều chỉnh giảm nhẹ. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 sẽ giảm khoảng 50 - 150 đồng/lít; dầu diezen có thể tăng 100 đồng/lít.
Giá vàng vẫn không ngừng tăng tốc

Giá vàng vẫn không ngừng tăng tốc

(LĐTĐ) Sáng nay (12/3), giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng trên mốc 82 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn trên 71 triệu đồng/lượng.
“Nâng cấp” môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI

“Nâng cấp” môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI

(LĐTĐ) Các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp lớn rất quan tâm đến môi trường đầu tư kinh doanh, điều đó đặt ra cho Việt Nam cần “nâng cấp” môi trường đầu tư.
Giá vàng sẽ còn tăng?

Giá vàng sẽ còn tăng?

(LĐTĐ) Thời gian qua thị trường chứng kiến sự gia tăng chóng mặt của giá vàng, khi vàng miếng SJC vẫn đang vượt mốc 82 triệu đồng/lượng - mức cao chưa từng có trong lịch sử. Nhiều người không tin vào mắt mình khi nhìn bảng giá vàng điều chỉnh tăng liên tục trong ngày.
Chuyên gia hiến kế “ghìm” giá vàng

Chuyên gia hiến kế “ghìm” giá vàng

(LĐTĐ) Cuối năm 2023, khi giá vàng “phi mã” lên đến gần 70 triệu đồng/lượng, người dân hy vọng giá vàng sẽ được “ghìm cương”. Nhưng ngay từ đầu năm 2024, giá vàng lại một lần nữa vượt đỉnh, chạm mốc hơn 82 triệu đồng/lượng. Thị trường đang chờ đợi một giải pháp ổn định giá vàng. Báo Lao động Thủ đô có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Trung Khánh - Cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động