Biến thách thức thành cơ hội nâng cao hơn nữa vai trò của Công đoàn

(LĐTĐ) Năm Tân Sửu 2021 - năm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp; Năm khởi đầu cho thập niên mới, khởi đầu một chu kỳ 5 năm nhiệm kỳ mới, đưa Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống đồng thời, cũng là năm mà Việt Nam hội nhập sâu rộng, thực thi hàng loạt Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Sẽ có rất nhiều thời cơ và thách thức đặt ra cho tổ chức Công đoàn. Trước thềm Xuân mới, trả lời phỏng vấn báo Lao động Thủ đô, đồng chí Nguyễn Phi Thường - Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố nhấn mạnh các cấp Công đoàn Thủ đô sẽ đồng lòng, nỗ lực, biến thách thức thành cơ hội, tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn, thực sự là tổ chức đại diện tin cậy, vững chắc của người lao động.
Tiếp tục phát huy vai trò của Công đoàn Khẳng định vai trò của Công đoàn tại doanh nghiệp Cần tiếp tục thể hiện vai trò tiên phong
Biến thách thức thành cơ hội nâng cao hơn nữa vai trò của Công đoàn
Đồng chí Nguyễn Phi Thường - Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội. Ảnh: Cao Tiến

PV: Thưa đồng chí, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động với phương châm hướng về cơ sở, vì người lao động, các cấp Công đoàn Thủ đô đã khép lại năm 2020 với nhiều thành tựu. Vượt qua một năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 chưa từng có, hẳn đồng chí có nhiều cảm xúc trước những kết quả đạt được của các cấp Công đoàn Thành phố?

Đồng chí Nguyễn Phi Thường: Thời khắc năm cũ trôi đi, đón năm mới tới chúng ta thường nhìn lại những gì đã qua và dự cảm về những điều sẽ đến. Năm 2020 là một năm lịch sử sẽ ghi dấu bởi đại dịch Covid-19 chưa từng có bất ngờ xảy ra, có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề, bị ngừng trệ sản xuất như du lịch, giao thông vận tải, giáo dục, xuất nhập khẩu…

Tỷ lệ mất việc làm, thiếu việc làm của công nhân lao động tăng. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động, ảnh hưởng trực tiếp đến 165.000 người lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm, thu nhập giảm sút.

Trước tình hình đó, Công đoàn Thủ đô đã rất linh hoạt, nhanh chóng đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động với phương châm: Công đoàn đồng hành, chia sẻ khó khăn với công nhân lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 và Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống, việc làm của người lao động.

Với vai trò là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của công nhân viên chức lao động Thủ đô, có vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị Thành phố, là đầu tàu trong phong trào công nhân viên chức lao động, hoạt động Công đoàn cả nước, Công đoàn Thủ đô đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành để đảm bảo sự đồng bộ, kịp thời trong hoạt động, ổn định và nâng cao chất lượng phong trào công nhân viên chức lao động, hoạt động Công đoàn trong bối cảnh phòng chống dịch. Hoạt động của các cấp Công đoàn Thành phố đã tập trung hướng mạnh về cơ sở và người lao động.

Liên đoàn Lao động Thành phố đã chỉ đạo các Công đoàn cơ sở thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân lao động. Công đoàn đã thường xuyên nắm chắc tình hình quan hệ lao động, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của dịch bệnh; chủ động phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng phương án sắp xếp lại sản xuất, sắp xếp lại lao động, chi trả tiền lương ngừng việc và các khoản phúc lợi cho người lao động trong thời gian bị ảnh hưởng dịch bệnh.

Các công đoàn cơ sở đã đẩy mạnh hoạt động thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể. Đã có trên 50% doanh nghiệp thương lượng ký kết được thỏa ước lao động tập thể. Nhiều nội dung quan trọng như tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, chất lượng bữa ăn ca đã được đàm phán, thương lượng đưa vào thỏa ước lao động tập thể.

Đặc biệt, các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động rất được chú trọng. Công đoàn thường xuyên tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ, động viên người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; tập hợp danh sách, số liệu công nhân viên chức lao động bị mất việc hoặc thiếu việc làm và đề xuất Thành phố, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động Thành phố có các hình thức hỗ trợ phù hợp, kịp thời để giảm bớt khó khăn cho người lao động...

Trong bối cảnh dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, các hoạt động truyền thống, chăm lo cho người lao động, các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, thi thợ giỏi, tăng năng suất lao động, các mái ấm công đoàn, tháng công nhân, tháng an toàn vệ sinh lao động… vẫn được tổ chức với hiệu quả rất cao, thiết thực đối với người lao động.

Đây thực sự là nỗ lực đáng ghi nhận của các cấp công đoàn Thủ đô. Hoạt động của các cấp Công đoàn từ Thành phố đến cơ sở đã thực chất hơn, tạo niềm tin sự gắn bó chặt chẽ hơn giữa công nhân lao động với tổ chức Công đoàn. Khẳng định, nâng cao vai trò, vị thế không thể thay thế của tổ chức Công đoàn Thủ đô trong việc đại diện, chăm lo, bảo vệ lợi ích cho người lao động.

PV: Đồng chí có thể nói rõ hơn về công tác chăm lo cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19?

Đồng chí Nguyễn Phi Thường: Ngay khi có ca bệnh đầu tiên tại Việt Nam, Liên đoàn Lao động Thành phố đã thành lập 5 tổ công tác và xây dựng 3 kịch bản ứng phó sớm với diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Đồng thời, chỉ đạo Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tham mưu cho cấp ủy, phối hợp chính quyền đồng cấp có các giải pháp hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Các cấp Công đoàn Thủ đô, từ nguồn ngân sách Công đoàn và quỹ xã hội đã hỗ trợ 67.970 công nhân lao động trong các doanh nghiệp, giáo viên các trường ngoài công lập bị mất việc làm có hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn lao động với số tiền trên 37 tỷ đồng. Vận động các chủ nhà trọ nơi tập trung đông công nhân miễn, giảm giá thuê phòng trọ cho công nhân lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai, giám sát thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ người dân và công nhân lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Đồng thời tuyên truyền, vận động công nhân lao động chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, tự nguyện nghỉ việc không lương, nghỉ luân phiên, tạm hoãn Hợp đồng lao động, giảm mức lương hàng tháng…Chính có sự chia sẻ này của công nhân lao động mà nhiều doanh nghiệp duy trì được sản xuất kinh doanh, giữ chân người lao động vượt qua đại dịch. Từ nguồn ngân sách của Công đoàn và kêu gọi xã hội hóa Liên đoàn Lao động Thành phố đã hỗ trợ tặng các doanh nghiệp 1.287.000 khẩu trang y tế, 95.000 chai dung dịch rửa tay sát khuẩn, 318 máy đo thân nhiệt, tổng trị giá 15,8 tỷ đồng.

Biến thách thức thành cơ hội nâng cao hơn nữa vai trò của Công đoàn
Nâng cao toàn diện năng suất lao động, gắn liền với chất lượng sống là trách nhiệm siên suốt của tổ chức Công đoàn (Bữa ăn ca của công nhân Công ty Canon Việt Nam).Ảnh: NC

PV: Năm mới Tân Sửu 2021 được dự báo là một năm sẽ có nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức. Đại dịch Covid-19 chưa có điểm dừng. Công đoàn cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Đồng chí nhìn nhận thế nào về cơ hội và thách thức của Công đoàn?

Đồng chí Nguyễn Phi Thường: Năm 2021 diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại như Đại hội lần thứ XIII của Đảng, năm đầu tiên đưa Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống, năm bầu cử Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp… Bên cạnh những cơ hội phát triển mạnh mẽ, tác động của dịch bệnh Covid-19 chưa có điểm dừng và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang khiến người lao động có nguy cơ bị mất việc làm, bị đẩy ra khỏi dây chuyền sản xuất do có máy móc thay thế.

Cùng với đó là sự phân biệt giữa lao động có kỹ năng cao và lao động có kỹ năng thấp ngày càng lớn. Trong bối cảnh hội nhập với sự phát triển của đa dạng các thành phần kinh tế, tổ chức Công đoàn có nguy cơ giảm sút số lượng đoàn viên. Nguồn lực tài chính cũng sẽ gặp khó khăn. Đặc biệt, việc Việt Nam hội nhập sâu rộng, thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ dẫn đến sự cạnh tranh của các tổ chức khác cùng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động tại cơ sở.

Trước những thách thức này, Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động Thành phố và toàn thể cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức lao động Thủ đô phải tiếp tục đoàn kết, nỗ lực, biến thách thức thành cơ hội, tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của tổ chức Công đoàn Việt Nam nói chung, Công đoàn Thủ đô nói riêng. Phải không ngừng sáng tạo, đổi mới hoạt động, khẳng định và nâng cao hơn nữa vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn. Chứng minh công đoàn thực sự là tổ chức không thể thiếu trong việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, người lao động.

Là Thủ đô của cả nước, nơi tập trung nhiều cơ quan đầu não, cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội, cơ quan hành chính, các học viện, trường đại học, nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất - kinh doanh, tổ chức Công đoàn Thủ đô cần tập hợp được sức mạnh của giai cấp công nhân “áo xanh” thế hệ mới.

Trong sự phát triển của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 và kỷ nguyên số, Công đoàn phải tham mưu với Đảng, Nhà nước, với Thành ủy và phải có sự phối kết hợp chặt chẽ với các cấp, ngành trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, yếu tố quan trọng để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

Phải nghiên cứu, tham mưu cho Đảng và Nhà nước, Thành ủy tiếp tục có những cơ chế, chính sách để công nhân lao động Thủ đô - lực lượng không đơn thuần là người lao động trực tiếp đứng máy mà bao gồm cả đội ngũ tri thức, nhà khoa học làm việc tại các lĩnh vực, phân ngành khác nhau, thực sự phát triển, tiên phong trong công cuộc xây dựng Thủ đô và đất nước giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

PV: Đồng chí vừa đề cập nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề cho người lao động và thúc đẩy tăng năng suất lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tình hình mới. Công đoàn phải làm gì trong nhiệm vụ này, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Phi Thường: Công đoàn sẽ phải tiên phong trong việc nhận thức đúng vấn đề và định hướng cho công nhân để họ không trở thành người ngoài cuộc khi áp dụng công nghệ hiện đại của thời đại 4.0 trong sự phát triển của doanh nghiệp và đất nước, thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đoàn viên, người lao động tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, tiếp thu công nghệ mới.

Công đoàn cần tham mưu và phối hợp với giới chủ tổ chức đào tạo cho công nhân sử dụng được công nghệ, điều hành được máy móc mới, đào tạo lại và tập trung khai thác nguồn lao động thâm niên, giàu kinh nghiệm để phát huy lợi thế của họ đồng thời cũng chú trọng nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ sư trẻ.

Bên cạnh đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề, Công đoàn cũng cần tham mưu, tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo trình độ tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng khác cho công nhân lao động. Công đoàn cần phối hợp với các trường nghiệp vụ định kỳ tổ chức các lớp học ngắn hạn, các buổi nói chuyện chuyên đề để công nhân lao động nâng cao kiến thức và bản lĩnh chính trị.

Ngoài ra, Công đoàn cũng cần tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, gắn với khen thưởng kịp thời; tham mưu và giám sát doanh nghiệp thực hiện tốt các chế độ, chính sách, đãi ngộ với người lao động, để tạo động lực phấn đấu cho người lao động, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động.

PV: Còn với những mối quan tâm sát sườn của người lao động thì sao, nhất là trong quan hệ lao động, Công đoàn phải làm gì để thực sự là điểm tựa tin cậy, vững chắc của người lao động, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Phi Thường: Nếu chúng ta chỉ nói những điều mang tầm vĩ mô mà không đặc biệt quan tâm đến những vấn đề sát sườn trong cuộc sống của người lao động thì quả là còn sáo điều. Trong năm 2021 và những năm tiếp theo, hoạt động công đoàn phải tiếp tục được đổi mới, bám sát phương châm thực chất, hiệu quả.

Công tác chỉ đạo, điều hành của tổ chức Công đoàn cần linh hoạt theo hướng quyết liệt, kịp thời, khoa học, có trọng tâm, trọng điểm, hướng mạnh vào thực hiện các nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức Công đoàn là đại diện chăm lo lợi ích, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động; tập trung nâng cao hiệu quả công tác đối thoại xã hội và thương lượng tập thể, chương trình phúc lợi đoàn viên, quan tâm đến quan hệ lao động… qua đó khẳng định, nâng cao vai trò đại diện của tổ chức Công đoàn, thu hút người lao động vào Công đoàn.

Muốn làm được điều này, Công đoàn phải rất chú trọng đến quan hệ lao động, không chỉ “cùng ăn, cùng ở” với người lao động mà còn phải “cùng ăn, cùng ở” với doanh nghiệp, người sử dụng lao động. Công đoàn phải thực sự là bạn đồng hành của cả người lao động và doanh nghiệp, người sử dụng lao động, thực sự là trung gian trong việc đảm bảo lợi ích hài hoà của cả hai bên chủ sử dụng lao động và người lao động.

Khi quan hệ lao động “hòa thuận” - hai bên vì nhau, vì quyền lợi của nhau thì sẽ giúp doanh nghiệp phát triển, trên cơ sở đó mới đảm bảo được đời sống, việc làm cho người lao động. Khi doanh nghiệp và người lao động đều xem công đoàn là bạn đồng hành thì chẳng có tổ chức nào có thể thay thế được công đoàn.

Điều cũng rất quan trọng trong năm 2021 là tổ chức Công đoàn Thủ đô phải làm tốt hơn nữa việc thành lập tổ chức cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước.Tuyên truyền để công nhân lao động đi bầu cử Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp một cách có trách nhiệm. Cạnh đó sẽ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Nhân dân Thành phố, các cấp ngành trong việc phát triển nhà ở công nhân gắn với các thiết chế văn hóa như nhà trẻ, trường học, bệnh viện tại các Khu công nghiệp.

PV: Tết Tân Sửu 2021 đã rất cận kề. Được biết với phương châm “không để người lao động nào không có Tết”, các cấp Công đoàn Thành phố đã rất nỗ lực chăm lo Tết cho công nhân lao động. Đồng chí có thể cho biết thêm về công tác chăm lo Tết của các cấp Công đoàn?

Đồng chí Nguyễn Phi Thường: Trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, các cấp Công đoàn dự kiến dành trên 60 tỷ đồng hỗ trợ công nhân viên chức lao động có hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, Liên đoàn Lao động Thành phố sẽ chi trên 10 tỷ đồng cho hoạt động chăm lo công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn và thăm hỏi, tặng quà các đơn vị thực hiện nhiệm vụ phục vụ Tết. Liên đoàn Lao động Thành phố chỉ đạo các cấp Công đoàn rà soát các đối tượng công nhân viên chức lao động có hoàn cảnh khó khăn tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền và vận động các đơn vị, doanh nghiệp cùng Công đoàn chăm lo cho người lao động.

Chương trình “Tết Sum vầy 2021” sẽ được tổ chức đồng loạt, tập trung ở cấp cơ sở, phát huy vai trò nòng cốt của tổ chức công đoàn, cùng sự chung tay của các cấp, các ngành, người sử dụng lao động, tạo thành đợt cao điểm, mang đậm dấu ấn của tổ chức công đoàn, được người lao động, dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá tích cực.

Chương trình “Tết Sum vầy 2021” dự kiến có 800 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn tham dự trực tiếp. Liên đoàn Lao động Thành phố sẽ trao hỗ trợ 50 gia đình công nhân viên chức lao động có hoàn cảnh khó khăn, sửa chữa xây dựng nhà ở Mái ấm Công đoàn với số tiền 2 tỷ đồng tại buổi lễ này; tổ chức phiên chợ bán hàng giảm giá, gian hàng 0 đồng với sản phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ công nhân lao động. Cạnh đó Liên đoàn Lao động Thành phố cũng sẽ hỗ trợ 30 chuyến xe ô tô đưa 1.300 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn thuộc các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội về quê đón Tết.

PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí. Chúc đồng chí và gia đình năm mới An khang - Thịnh vượng!

Phạm Diệp (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn

Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Bám sát sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội, sự chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, từ đầu năm đến nay, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn Thủ đô tiếp tục có sự đổi mới, sáng tạo, hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng cao. Từ đó, vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn tiếp tục được khẳng định, xứng đáng là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.
Hoạt động Công đoàn các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh được triển khai hiệu quả

Hoạt động Công đoàn các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh được triển khai hiệu quả

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, bám sát sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, với sự tích cực, chủ động của từng đơn vị, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh, đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Công đoàn Thủ đô: Hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên

Công đoàn Thủ đô: Hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên

Với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”, trong Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai đa dạng hoạt động với phương châm hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên, người lao động.
Chủ động đổi mới hoạt động Công đoàn

Chủ động đổi mới hoạt động Công đoàn

(LĐTĐ) Sau 3 năm triển khai Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết số 02), các cấp Công đoàn Thủ đô đã có nhiều sáng tạo, đổi mới trong công tác triển khai thực hiện với phương châm lấy cơ sở là địa bàn hoạt động, lấy đoàn viên và người lao động là trung tâm.
Công đoàn Thủ đô luôn chú trọng chăm lo sức khỏe cho người lao động

Công đoàn Thủ đô luôn chú trọng chăm lo sức khỏe cho người lao động

(LĐTĐ) Những ngày này, các hoạt động của Tháng Công nhân năm 2024 đang diễn ra sôi nổi ở các cấp Công đoàn Hà Nội với phương châm thiết thực, hiệu quả, hướng về công nhân lao động (CNLĐ), trong đó khám sức khỏe miễn phí cho CNLĐ là một nội dung nổi bật.
Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn Seoul thăm và làm việc với LĐLĐ thành phố Hà Nội

Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn Seoul thăm và làm việc với LĐLĐ thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Nhận lời mời của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, trong các ngày từ 7/5 đến 11/5, Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn thành phố Seoul (Hàn Quốc) do Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Công đoàn thành phố Soeul Kim Hea Gwang làm Trưởng đoàn có chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội.
Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội yêu cầu các Sở, ban, ngành, tổ chức Công đoàn tổ chức các hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), Tháng Công nhân năm 2024.
Công đoàn Thủ đô góp sức xây dựng đội ngũ CNVCLĐ đáp ứng công nghiệp 4.0

Công đoàn Thủ đô góp sức xây dựng đội ngũ CNVCLĐ đáp ứng công nghiệp 4.0

(LĐTĐ) Theo Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng, những việc làm cụ thể do tổ chức Công đoàn Thủ đô triển khai đã góp phần khơi dậy trong đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) ý thức trách nhiệm, tinh thần sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến; có giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, hiểu biết pháp luật, có tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động nhằm đáp ứng được xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Phát huy tính chủ động trong triển khai thực hiện nhiệm vụ

Phát huy tính chủ động trong triển khai thực hiện nhiệm vụ

(LĐTĐ) Ngày 9/4, Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2024.
Tập trung nghiên cứu các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn

Tập trung nghiên cứu các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 4/4, tại Hội trường Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành LĐLĐ thành phố Hà Nội khóa XVII, kỳ họp lần thứ 4.
Xem thêm
Phiên bản di động