Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Hành động quyết liệt, sáng suốt, nhanh và ngay

(LĐTĐ) Để du lịch phục hồi và phát triển, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ yêu cầu ngành Du lịch Thủ đô cần hành động quyết liệt, sáng suốt, nhanh và ngay; theo tinh thần tập trung mọi nguồn lực để thu hút khách nội địa; chuẩn bị tâm thế để ngay khi kiểm soát được dịch Covid-19, mở cửa trở lại thì ngành du lịch Hà Nội phải ở "đẳng cấp khác".
Hà Nội bàn giải pháp phục hồi lĩnh vực Du lịch hậu Covid-19 Đồng chí Vương Đình Huệ làm Trưởng Ban Chỉ đạo quản lý tổ chức bộ máy, biên chế Hà Nội Bài học từ việc xử lý dứt điểm tòa nhà 8B Lê Trực

Sáng 19/01, Thường trực Thành ủy Hà Nội làm việc với Sở Du lịch về kết quả thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội, giai đoạn 2016-2020; kết quả của ngành Du lịch Thành phố năm 2020; định hướng nhiệm vụ, giải pháp năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận buổi làm việc
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận buổi làm việc

Theo ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, năm 2020 ngành du lịch Việt Nam chịu tác động và thiệt hại nặng nề. Riêng tại Hà Nội, khách quốc tế và nội địa sụt giảm mạnh khiến đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng chung của Hà Nội chỉ còn hơn 3% (năm 2019 là hơn 12%).

Du lịch ngành kinh tế tổng hợp, mang đậm bản sắc văn hóa, có tính liên ngành rất cao. Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, sự phục hồi của ngành Du lịch là nhân tố quyết định đến việc có hoàn thành được các chỉ tiêu tăng trưởng, giải quyết việc làm, đảm bảo dự toán thu ngân sách, bảo đảm sinh kế của hàng vạn lao động… Thời gian tới, những khó khăn, thách thức dự báo vẫn còn. Với những kịch bản tăng trưởng đã được đưa ra, ngành du lịch Hà Nội phải trả lời được các câu hỏi, phát triển doanh nghiệp du lịch như thế nào và sản phẩm du lịch của Hà Nội gồm những gì.

Tại buổi làm việc, bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội đã báo cáo tóm tắt những kết quả đạt được của ngành Du lịch Thủ đô trong giai đoạn 2016-2020. Đáng chú ý, bà Giang cho biết, tác động của dịch Covid-19, khiến ngành du lịch Thủ đô bị ảnh hưởng và sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2020. Nhiều doanh nghiệp du lịch lữ hành, lưu trú, vận chuyển bị thiệt hại phải tạm dừng hoặc thôi không hoạt động.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Hành động quyết liệt, sáng suốt, nhanh và ngay
Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang báo cáo tại buổi làm việc

Trên cơ sở các dự báo và xem xét đánh giá tình hình thực tế, bà Giang cho biết, ngành Du lịch Thủ đô xác định mục tiêu năm 2021 là tập trung nguồn lực vào thúc đẩy thị trường du lịch nội địa; theo dõi tình hình dịch bệnh Covid-19 để chuẩn bị sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế khi điều kiện cho phép nhằm khôi phục hoạt động của ngành du lịch.

Các ý kiến tại cuộc làm việc đều cho rằng, tài nguyên du lịch của Hà Nội rất phong phú và có nhiều nét đặc trưng, nổi bật; cần phải có giải pháp khai thác hết tiềm năng, dư địa sẵn có để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển.

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, Hà Nội cần tăng cường liên kết, hợp tác với các địa phương để kết nối và phát triển các sản phẩm; tổ chức các sự kiện độc đáo, phát triển kinh tế đêm. Đồng thời đào tạo nguồn nhân lực và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần có để khôi phục lại ngành du lịch sau hậu Covid-19.

Theo ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, muốn thu hút du khách phải có sản phẩm phục vụ phù hợp nhu cầu, nhưng về tổng thể Hà Nội hút khách phải bằng sự kiện lớn (như Đà Nẵng tổ chức sự kiện pháo hoa hàng năm). Sự kiện là yếu tố hút khách trong du lịch, nhất là du lịch nội địa. Vì vậy, Hà Nội cần tập trung thu hút để tổ chức các sự kiện tầm thế giới. Bên cạnh đó, phát triển hàng hóa đặc trưng phục vụ du khách qua các trung tâm mua sắm lớn và nếu phát triển tốt doanh thu sẽ tăng cao.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Hành động quyết liệt, sáng suốt, nhanh và ngay
Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình phát biểu tại buổi làm việc

Ông Trịnh Quốc Hùng, Chủ tịch Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội cho hay, nhu cầu du lịch hiện nay đã thay đổi theo hướng kinh phí rẻ, đi lại thuận lợi. Thủ đô còn rất nhiều tiền năng để khai thác, phát triển du lịch theo hướng “người Hà Nội đi du lịch Hà Nội” và có thể đáp ứng được nhu cầu này.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ ghi nhận, giai đoạn 2016-2019, ngành Du lịch Thủ đô phát triển khá mạnh và có tính ổn định, nhiều chỉ tiêu tăng trưởng tốt, đạt yêu cầu của Nghị quyết 06. Tuy vậy, khi dịch Covid-19 bùng phát đã bộc lộ những điểm yếu của du lịch Hà Nội. “Nếu không hành động quyết liệt, sáng suốt, khôn ngoan, nhanh và ngay thì sẽ tụt hậu và ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng 7,5-8% trong năm nay”, ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Phân tích những nguyên nhân chủ quan, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, phải chăng việc tổ chức, quán triệt, thực hiện Nghị quyết 06 không nghiêm; tư duy và nhận thức của các cấp, các ngành chưa có nhiều chuyển biến, vẫn xếp du lịch vào khối văn xã, chưa coi là một ngành kinh tế tổng hợp; quy hoạch, phát triển hạ tầng du lịch chưa được nhiều, còn nhiều việc dở dang; các doanh nghiệp du lịch chủ yếu nhỏ và siêu nhỏ, chưa có các doanh nghiệp lớn mang tính dẫn dắt. Sản phẩm du lịch còn đơn chiếc, thiếu đặc sắc để phù hợp với nhiều đối tượng khách du lịch…

Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh phát biểu tại buổi làm việc
Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh phát biểu tại buổi làm việc

Để tái cơ cấu, phát triển ngành du lịch Thủ đô nhanh và bền vững, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ yêu cầu Sở Du lịch cần tham mưu xây dựng, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Kế hoạch về việc phục hồi ngành du lịch trong năm 2021, theo tinh thần tập trung mọi nguồn lực để thu hút khách nội địa; tổ chức cho khách du lịch Hà Nội tham quan, trải nghiệm ngay tại Hà Nội. Chuẩn bị tâm thế để ngay khi kiểm soát được dịch Covid-19, mở cửa trở lại thì ngành du lịch Hà Nội phải ở "đẳng cấp khác".

Theo ông Vương Đình Huệ, trong năm 2021, Hà Nội là nơi đăng cai tổ chức Sea Game 31, Sở Du lịch cần phát huy hiệu quả sự kiện thể thao lớn này; có kế hoạch để tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, các hoạt động festival, ẩm thực... để thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, cần phát triển đa dạng các loại hình du lịch, tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm tầm cỡ.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng nhấn mạnh yêu cầu phải nâng cấp các bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa, nghiên cứu phát triển thêm các loại hình du lịch đường sông, du lịch tâm linh kết hợp nghỉ dưỡng. Đặc biệt, cần nghiên cứu để xây dựng con đường du lịch xuyên thành phố, có thể kết nối lên đến Ba Vì. Ngoài ra, cần phát triển mạnh loại hình du lịch ẩm thực; hình thành các khu ẩm thực, làng ẩm thực ngoài khu phố cổ, lựa chọn một số tuyến phố có không gian phù hợp để phát triển loại hình này.

Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc

Theo ông Vương Đình Huệ, với lợi thế về số lượng các làng nghề truyền thống, ngành Du lịch cần quan tâm để phát triển mạnh hơn các loại hình du lịch làng nghề; phát triển du lịch học đường. Mục tiêu đặt ra đối với ngành Du lịch Thủ đô trong năm 2021 là phải đạt 70% so với các chỉ tiêu của năm 2019.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng chỉ đạo Sở Du lịch, căn cứ báo cáo, các ý kiến đóng góp tại hội nghị để hoàn thiện báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết 06 của Ban Thường vụ Thành ủy, trong đó, nhấn mạnh những kết quả làm được, những vấn đề Nghị quyết nêu ra nhưng chưa triển khai hoặc triển khai chưa hoàn tất; đề xuất định hướng tái cơ cấu ngành Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô trong giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.

Tin khác

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhấn mạnh quan điểm của Thành phố trong việc xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, các dự án công viên rất quan trọng. Do đó, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu xử lý dứt điểm các vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của Thành phố.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 12/2024, lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho nông dân với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 19 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã thông qua 15 Nghị quyết. HĐND Thành phố đề nghị, ngay sau kỳ họp, UBND Thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND Thành phố đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Việc tiếp tục mở rộng ủy quyền của Chủ tịch UBND cấp xã cho công chức thuộc UBND cấp xã theo quy định tại khoản 4, khoản 6, điều 14, Luật Thủ đô là yêu cầu khách quan, cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở cơ sở; nâng cao trách nhiệm của công chức cấp xã.
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

(LĐTĐ) Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động