Bí thư Thành ủy Hà Nội dự Lễ phát động Tết trồng cây tại quận Hoàn Kiếm

Sáng 8/2, đồng chí Đinh Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đã dự Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ Xuân Nhâm Dần 2022 do quận Hoàn Kiếm tổ chức tại Phố Sách - Hà Nội.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội động viên sản xuất đầu năm tại huyện Đông Anh Tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ngay từ đầu năm Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ

Quận Hoàn Kiếm là 1 trong 4 quận nội đô lịch sử của Thủ đô Hà Nội có diện tích 5,2 km2, mật độ dân cư và phương tiện giao thông rất cao.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, trong những năm qua, quận đã tập trung bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, triển khai các dự án hợp tác quốc tế về môi trường như: Hợp tác với vùng Ile - de - France (Pháp) về quy hoạch và không gian đi bộ, hợp tác với quận Lichtenberg - Berlin (Đức) về sử dụng năng lượng sạch.

Gần đây nhất, ngày 21/1/2022, quận đã hợp tác với tổ chức “Think play groud” khánh thành sân chơi vườn cây tại bờ sông Hồng.

undefined
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và các đại biểu tham gia Tết trồng cây tại quận Hoàn Kiếm. (Ảnh: Nhật Nam)

Theo Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long, trong những năm qua, quận đã trồng bổ sung gần 1.000 cây xanh đô thị và trồng bổ sung hơn 23.000m2 cây đơn lẻ, mảng cây, thảm cỏ. Hoàn Kiếm cũng là quận đầu tiên hoàn thành việc xóa bỏ toàn bộ bếp than tổ ong.

Thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025", quận Hoàn Kiếm còn nghiên cứu việc cải tạo, chỉnh trang 11 vườn hoa trên địa bàn.

Lễ phát động Tết trồng cây là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức, huy động sức mạnh và sự chung tay của cả cộng đồng hưởng ứng lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây; làm cho đất nước càng ngày càng xuân”; tăng cường bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường và góp phần đổi mới cảnh quan vì mục tiêu xây dựng Thủ đô và quận Hoàn Kiếm ngày càng “xanh - văn hiến - văn minh và hiện đại”.

undefined
Các em học sinh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm tham gia Tết trồng cây. (Ảnh: Nhật Nam)

“Mong rằng mỗi cán bộ và người dân quận Hoàn Kiếm bằng các hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường sống của chúng ta xứng đáng là quận trung tâm của Thủ đô ngàn năm văn hiến”, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm nhấn mạnh.

Tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cùng lãnh đạo thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm và các em học sinh trên địa bàn quận đã tham gia trồng một số cây hoa ban tại vị trí trước đây là giải phân cách cứng của đường 19/12, bổ sung cây xanh bóng mát cho phố sách vào mùa hè.

undefined
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tham quan Phố Sách - Hà Nội. (Ảnh: Nhật Nam)

Phố Sách Hà Nội - 19/12, nơi diễn ra lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Nhâm Dần 2022 của quận Hoàn Kiếm - thuộc phường Trần Hưng Đạo, được đưa vào hoạt động từ năm 2017 với diện tích 3.300m2, bao gồm 16 ki-ốt sách, 01 ki-ốt cafe sách.

Tham quan một số ki ốt sách tại Phố Sách - Hà Nội, đồng chí Đinh Tiến Dũng đánh giá cao mô hình tổ chức không gian đô thị đậm chất văn hóa tại đây và đề nghị quận Hoàn Kiếm tiếp tục giữ gìn, phát huy mô hình này để thu hút khách du lịch, đẩy mạnh thương mại, dịch vụ và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

Theo kế hoạch tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Nhâm Dần năm 2022, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu năm 2022 trồng mới từ 200.000 - 250.000 cây bóng mát, cây lấy gỗ trên các tuyến đường giao thông đô thị thành phố; 200.000 cây ăn quả; trồng mới, trồng bổ sung từ 50-80ha rừng; chăm sóc 3.546ha rừng trồng; quản lý, bảo vệ 6.483ha rừng phòng hộ, đặc dụng.

Riêng đợt ra quân đầu Xuân Nhâm Dần 2022, toàn Thành phố phấn đấu trồng từ 100.000 - 120.000 cây xanh các loại, góp phần nâng cao tỷ lệ độ che phủ rừng của Thành phố.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.
Xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa - kinh nghiệm từ một trường học

Xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa - kinh nghiệm từ một trường học

Trong những năm qua, Công đoàn Trường Trung học cơ sở (THCS) Phụng Châu (Chương Mỹ - Hà Nội) đã đẩy mạnh phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuẩn văn hóa”. Phong trào này đã góp phần tạo ra môi trường làm việc văn hóa, phong cách, tác phong của cán bộ, giáo viên, người lao động trong Trường nền nếp, khoa học, từ đó tạo nên hình ảnh, con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, hiện đại.
Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động