Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng "chặt ngoài, lỏng trong"
Sáng 24/8, ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại khu cách ly tập trung ở Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn, vùng cách ly thôn Thọ Am (thuộc huyện Thanh Trì).
Lãnh đạo thành phố Hà Nội kiểm tra tại cơ sở cách ly tập trung của huyện Thanh Trì ở Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Cùng đi có: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trung tướng - Giám đốc Công an Thành phố Nguyễn Hải Trung; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Minh Hải; lãnh đạo một số Sở, ngành Thành phố.
Phải ngăn chặn được tình trạng lây nhiễm chéo
Báo cáo tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Tiến Cường, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì cho biết, từ ngày 27/4 đến nay, trên địa bàn huyện đã ghi nhận 272 ca mắc Covid-19 tại 14/16 xã, thị trấn, trong đó phát hiện ngoài cộng đồng là 46 ca; đến nay 51 ca đã khỏi, đang điều trị 221 ca.
Huyện Thanh Trì còn 7 khu vực cách ly y tế; kích hoạt 5 khu cách ly tập trung với quy mô 1.416 chỗ; đồng thời hoàn thành rà soát các cơ sở làm khu cách ly tập trung trên địa bàn bảo đảm đáp ứng khả năng cách ly cho 3.800 người.
Theo ông Cường, huyện Thanh Trì đã thành lập 2 Tổ chuyên trách; 10 Tổ phản ứng nhanh cấp huyện, 32 Tổ phản ứng nhanh cấp xã; điều động 10 Tổ kiểm soát của UBND huyện về cơ sở để trực tiếp đôn đốc triển khai công tác phòng, chống Covid-19.
Tại xã Liên Ninh - nơi có số ca F0 nhiều nhất huyện với 136 ca, ông Cường cho biết, huyện Thanh Trì đã thành lập Sở Chỉ huy tiền phương để tập trung chỉ đạo khống chế dịch. Mỗi thôn thành lập 1 Tổ tuần tra lưu động nhắc nhở, chụp ảnh gửi cho Sở Chỉ huy để xử lý "nguội" vi phạm phòng, chống dịch.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Nhằm siết chặt kỷ cương, kỷ luật đúng tinh thần Chỉ thị số 05 ngày 30/7/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về "Tăng cường trách nhiệm của hệ thống chính trị và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19", huyện Thanh Trì cũng đã phê bình 4 đồng chí Chủ tịch UBND xã chưa thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch trên địa bàn.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo thành phố Hà Nội và đại diện các Sở, ngành nhận định, Thanh Trì là địa bàn có nguy cơ cao thứ ba của Thành phố, là "vùng đỏ", hiện có 2 chùm ca bệnh lớn ở thôn Thọ Am (xã Liên Ninh, 128 ca F0) và thôn Nguyệt Áng (xã Đại Áng, 9 ca F0). Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho biết, một trong những vấn đề rất cấp thiết của huyện Thanh Trì lúc này là phải khống chế các chùm ca bệnh ở địa bàn dân cư, đặc biệt là phải ngăn chặn được tình trạng lây nhiễm chéo trong khu vực phong tỏa.
Nêu cao tinh thần, trách nhiệm người đứng đầu
Phát biểu chỉ đạo, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, trong đợt bùng phát dịch thứ tư, ban đầu nguy cơ của Hà Nội rất lớn, nhưng nhờ lựa chọn biện pháp đúng, trúng, kịp thời; nhất là quyết định thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố từ ngày 24/7, tổ chức xét nghiệm diện rộng có trọng tâm, trọng điểm; đến nay, có thể khẳng định Hà Nội đã tranh thủ được thời cơ, "thời gian vàng" để kiểm soát dịch.
Tuy nhiên, ông Đinh Tiến Dũng cho rằng, nhiệm vụ, yêu cầu phòng, chống Covid-19 đang đặt ra ngày càng cấp thiết, cấp bách. Đợt giãn cách xã hội từ nay đến ngày 6/9/2021 sẽ quyết định hiệu quả công tác phòng, chống dịch của Thành phố.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, tại huyện Thanh Trì, mặc dù cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và nhân dân đã vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ một số hạn chế tồn tại. Đây là vấn đề phải rút kinh nghiệm, tập trung khắc phục ngay như ý kiến của Đoàn công tác đã phân tích, làm rõ.
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã chỉ đạo 10 nhóm nhiệm vụ cấp bách Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì phải tập trung thực hiện trong thời gian tới. Trong đó, yêu cầu cấp ủy, chính quyền huyện, xã, thị trấn, trước hết là người đứng đầu phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, đầu tư suy nghĩ, bám sát kịp thời, thông minh, sáng tạo; trước hết tập trung phát huy cái tốt, khắc phục hạn chế tồn tại, học tập kinh nghiệm của quận, huyện bạn để khắc phục và đẩy lùi dịch bệnh.
Ông Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, nhiệm vụ đầu tiên phải làm ngay là thực hiện giãn cách xã hội một cách thực chất. Để làm được điều này, huyện phải tập trung vào khâu phân công, tổ chức thực hiện, bởi văn bản chỉ là văn bản, nếu không tổ chức thực hiện được thì không có ý nghĩa gì.
Yêu cầu phải tuyệt đối không để xảy ra tình trạng "chặt ngoài, lỏng trong", "xã thì quản chặt, nhưng trong ngõ, xóm thì lỏng lẻo", Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu, huyện Thanh Trì phải tổ chức kiểm soát chặt chẽ từ "gốc", bố trí các chốt kiểm soát tới từng ngõ, ngách; đồng thời tuyên truyền, vận động để người dân tham gia tự quản, giám sát lẫn nhau, triển khai trên toàn huyện cách làm này gắn với yêu cầu từng hộ gia đình ký cam kết không ra đường khi không có việc cần thiết.
Bên cạnh đó, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu, huyện phải kiểm tra tới từng cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và trên đường. Đối với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, phải căn cứ vào phương án hoạt động an toàn đã được phê duyệt để cấp giấy đi đường và kiểm tra thực tế. Nếu bảo đảm an toàn sản xuất đúng phương án đã được duyệt thì cho phép hoạt động, nếu không đúng phải yêu cầu đóng cửa ngay. Trên cơ sở kiểm tra, xử lý vi phạm, huyện phải đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao ý thức và làm gương.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại chốt kiểm soát dịch xã Liên Ninh. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Cũng theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, huyện Thanh Trì phải tập trung bằng mọi biện pháp khoanh vùng, khống chế các chùm ca bệnh hiện tại, không để lây nhiễm chéo hoặc lây lan ra cộng đồng; tổ chức xét nghiệm các "vùng đỏ", cần thiết phải làm đi làm lại để bảo đảm chính xác; có vắc xin đến đâu phải tiêm hết đến đó, cập nhật ngay số liệu lên hệ thống theo dõi của Bộ Y tế; nhanh chóng chuẩn bị cơ sở vật chất để kích hoạt phương án đáp ứng 3.500-3.800 chỗ cách ly tập trung trên địa bàn; kiên quyết không để phải cách ly F0, F1 tại nhà.
Nhấn mạnh quan điểm "Dân là gốc", Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng chỉ đạo huyện Thanh Trì phát động phong trào toàn dân thi đua quyết tâm đẩy lùi và chiến thắng Covid-19, khơi dậy tinh thần đoàn kết và sức mạnh quân - dân, tin vào dân và chăm lo thật tốt công tác an sinh xã hội để an dân.
Bí thư Thành ủy Hà Nội tin tưởng, với sự đồng sức, đồng lòng của từng quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn và nhân dân, Thủ đô sẽ cùng cả nước thực hiện mục tiêu ưu tiên quan trọng nhất lúc này là đẩy lùi dịch bệnh, tiến tới thực hiện "mục tiêu kép", quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play. Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên. Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25