Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và phát triển bền vững

(LĐTĐ) Để cùng nhìn nhận lại, đánh giá khách quan bức tranh tổng thể của nền kinh tế và quan trọng nhất là kiến tạo nhiều mảng màu tươi sáng hơn trong thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức Toạ đàm “Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và phát triển bền vững”.
Để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững Để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững Tạo động lực để doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững

Các khách mời tham dự Toạ đàm: Ông Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; ông Võ Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Tài chính; ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội.

Chia sẻ những nhận định, đánh giá và quan điểm, các khách mời tại Tọa đàm đều khẳng định: Bức tranh kinh tế - xã hội qua nét vẽ chính sách, đâu đó vẫn còn những khó khăn, những câu chuyện cần giải quyết triệt để vì hệ luỵ của đại dịch Covid-19, nhưng nền kinh tế bắt đầu khởi sắc với nhiều tín hiệu tích cực, những “trụ cột” của nước nhà lần nữa lại được “lửa thử vàng”.

Trên phương diện khác, nhìn nhận thẳng thắn rằng một số yếu tố như giá xăng dầu tăng cao, nguồn nhân lực còn thiếu hụt và việc giải ngân vốn đầu tư công chưa được như kỳ vọng cũng đã phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển đồng đều, các khách mời đã cùng thảo luận, bàn bạc về các giải pháp đột phá cho những vấn đề căn cơ của nền kinh tế.

Phản ứng kịp thời, đúng và trúng tạo nên “nét chấm phá” về nông nghiệp

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, nhìn toàn cảnh bức tranh kinh tế năm 2021, nét chấm phá rất đáng ghi nhận là xuất khẩu nông, lâm thủy sản đã cán mức kỉ lục (48,6 tỷ USD). Đây là tín hiệu cho thấy ngành nông nghiệp tạo đà bứt tốc đúng hướng.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) Lê Minh Hoan, tuy 5 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp đầy rẫy những khó khăn như Covid-19, vấn đề thông cửa khẩu, đứt gẫy chuỗi cung ứng, đứt gẫy nguồn nguyên liệu nhập khẩu vật tư đầu vào, nhưng xuất khẩu nông lâm thủy sản đã đạt 23,2 tỷ USD, nhập khẩu 18,1 tỷ USD, xuất siêu 5,1 tỷ USD. Bước sang năm 2022, ngành NN&PTNT đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm thủy sản đạt 50 tỷ USD.

Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và phát triển bền vững
Các vị khách mời tham dự Tọa đàm. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

“Để đạt được kết quả đó, chúng tôi tự tin trong việc cấu trúc nền nông nghiệp hay chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Những phản ứng kịp thời, đúng và trúng đã tạo nên nét chấm phá của kinh tế nông nghiệp, lấy thị trường để điều chỉnh lại sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, chứ không phải chúng ta bán cái gì mà chúng ta có”, ông Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Phân tích rõ hơn, “tư lệnh” ngành NN&PTNT cho hay, nước ta không có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho người nông dân nhưng chúng ta hỗ trợ thông qua thị trường để kích hoạt được thị trường, khi đó, khơi thông dòng chảy nông sản. Đây là sự cố gắng rất lớn của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, tháo gỡ thị trường là quyết sách, điểm sáng nhất của Chính phủ. Nước ta đã đàm phán với Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia… và những nông sản của chúng ta bắt đầu tđến được các thị trường đó một cách tự tin.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng làm ăn manh nha, “buôn chuyến”, ông Hoan nhấn mạnh cần lập một chiến lược tổng thể cho từng loại thị trường.

Một điểm sáng nữa là bảo đảm an ninh lương thực - vấn đề luôn được các quốc gia lấy làm trọng. Trong bối cảnh khó khăn chung của thế giới, Việt Nam là một trong những nước giữ vững được an ninh lương thực quốc gia và thậm chí còn xuất khẩu gạo vào nhóm hàng đầu thế giới.

Để phát huy kết quả tích cực trên một cách bền vững, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay, yêu cầu cấp thiết là phải tích cực nâng cao vị thế, không chỉ xuất khẩu vì kinh tế mà nâng cao vị thế với khẩu hiệu “Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm”. Cùng với đó, nước ta phải cân đối xuất khẩu sản lượng, bảo đảm mục tiêu chuyển đổi nông nghiệp theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; cân đối giữa sản lượng, sinh thái, trách nhiệm, bền vững, làm sao dung hoà ngắn hạn, dài hạn, hướng tới nền nông nghiệp xanh.

Trong ngắn hạn, hướng tới mục tiêu xuất khẩu giá tốt, thu nhập người nông dân tương ứng tăng theo, không tăng sản lượng đánh đổi môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành liên quan định kỳ cùng nhau họp, nắm bắt thông tin, cân đối cung cầu trong nước, định mức xuất khẩu, thay đổi tư duy cách tiếp cận an ninh lương thực, bảo đảm cuộc sống gắn liền cơ cấu kinh tế trồng trọt.

An sinh xã hội: Hỗ trợ 81 nghìn tỷ đồng cho hơn 50 triệu lượt người và thực hư chuyện “lên tivi mà nhận”

An sinh xã hội là vấn đề được nói nhiều nhất cho đến lúc này kể từ khi đại dịch xảy ra. Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH cho biết, Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách quan trọng để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp và người lao động vượt qua đại dịch Covid-19. Ví dụ như Nghị quyết 42 hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, trong đó có cả người nghèo, người lao động, người có công.

Đặc biệt là Nghị quyết 68, với 12 nhóm chính sách được ban hành nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc làm, người lao động bị ngừng việc, người lao động bị thất nghiệp, trong đó có người lao động tự do, hỗ trợ doanh nghiệp. Tổng tất cả những chính sách này, hơn 50 triệu lượt người lao động và người dân đã được nhận hỗ trợ với tổng mức 81 nghìn tỷ đồng.

Trả lời câu hỏi về việc tuy chính sách hỗ trợ rất tốt đẹp nhưng có ý kiến nêu “lên tivi mà nhận”, ông Lê Văn Thanh chia sẻ, qua khảo sát thực tế, về cơ bản các đối tượng đều đã thụ hưởng chính sách. Tuy nhiên, trong 12 chính sách thì chính sách cuối cùng dành cho đối tượng lao động tự do được giao cho địa phương căn cứ vào khả năng cân đối và đặc thù của từng địa phương để ban hành.

Tuy nhiên, thực tế là một số địa phương ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hoặc nguồn kinh phí hạn chế do dùng vào phòng chống dịch, hoặc nguồn kinh phí dự trữ hết nên không ban hành chính sách hỗ trợ lao động tự do… nên một số lao động không nhận được.

Bộ LĐTB&XH đã làm việc với địa phương, yêu cầu khẩn trương chi trả theo danh sách đã được phê duyệt. Nếu kinh phí thiếu, cần lập dự toán để đề nghị Bộ Tài chính, báo cáo Chính phủ có thể bổ sung nguồn kinh phí cho địa phương, làm sao tất cả đối tượng đều có thể nhận được hỗ trợ.

Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và phát triển bền vững
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Liên quan đến an sinh xã hội, không thể không nhắc tới vấn đề nhà ở và việc giải ngân hỗ trợ nhà ở cho người lao động. Cũng theo Thứ trưởng Lê Văn Thành, do các địa phương mới hoàn thành phê duyệt kế hoạch, đến thời điểm hiện nay, khoảng 40 tỷ đồng mới được giải ngân cho hơn 10.000 lao động. Con số này còn nhỏ so với yêu cầu là 6.600 tỷ đồng cho gần 4 triệu lao động, vì đây là thời gian đầu. Thêm vào đó, do nhiều nơi muốn dồn ba tháng (4, 5, 6) lại nhận tiền 1 lần, nên làm còn chậm.

Bộ LĐTB&XH vừa đi đôn đốc một số tỉnh miền Trung, Nam, Bắc để làm sao trong tháng 6 cơ bản lập được hết danh sách. Đặc biệt, người lao động phải chủ động hơn trong việc hoàn thành các thủ tục để nhận hỗ trợ.

Thu ngân sách: Bội thu chứ không lạm thu

Một trong những nội dung quan trọng trong bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế là thu ngân sách. Hiện nay, một vấn đề mà theo dư luận là vừa phấn khởi vừa băn khoăn, đó là bội thu về ngân sách. Có ý kiến nêu doanh nghiệp vừa mới phục hồi, đang khó khăn mà thu ngân sách nhiều, liệu có lạm thu? Có làm khó doanh nghiệp không?

Lý giải vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng chia sẻ, quan điểm của Chính phủ, Bộ Tài chính luôn luôn chỉ đạo trong công tác thu là bảo đảm tất cả các khoản thu phát sinh thuộc về ngân sách Nhà nước được thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. Kết quả thu năm 2021 đến thời điểm này vượt 16,8% so với dự toán, Trung ương và cơ bản các địa phương đều đạt và vượt dự toán.

Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã đồng hành, chia sẻ với doanh nghiệp trong lúc khó khăn. Tổng kinh phí miễn, giảm, giãn về thuế, phí, lệ phí năm 2021 trên 123 nghìn tỷ, trong đó miễn giảm là trên 100 nghìn tỷ.

Cho biết thu chúng ta là so với dự toán chứ không phải so với thực hiện, ông Hưng phân tích thêm, nếu so với thực hiện của năm 2020 thì tổng thu ngân sách chỉ tăng khoảng 3,8%, và như vậy hoàn toàn phù hợp với tăng trưởng kinh tế có 2,8%, lạm phát trên 1,8%. Chúng ta xây dựng dự toán 2021 đúng vào thời điểm bùng phát dịch lần thứ 3 ở Việt Nam.

Nhìn ra xung quanh cả thế giới và nhiều nước trong khu vực kinh tế suy giảm rất nặng, riêng với Việt Nam, 9 tháng nước ta tăng trưởng 2,1%, thu khoảng 64%, mà nếu bình thường, 9 tháng nước ta phải thu 74-75%. Trên cơ sở tình hình dịch bệnh lúc đó, chúng ta xây dựng dự toán 2021 có phần thận trọng, vì vậy đến tháng 9/2021, báo cáo Quốc hội, chúng ta dự báo thu ngân sách vẫn vượt dự toán. Thời điểm đó, Bộ Tài chính dự báo vượt khoảng hơn 20.000 tỷ nhưng thực tế vượt trên 22.000 tỷ.

Ngoài ra, về cơ cấu, thu của nước ta dần bền vững hơn. Thu nội địa, tức là thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước ngày càng chiếm vị trí chủ đạo. Kết quả thu cũng phản ánh xu thế chung, đó là trong điều kiện kinh tế khó khăn như vậy nhưng niền tin của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, vào nền kinh tế Việt Nam vẫn rất tốt. Thu hút FDI trong năm 2021 vẫn tăng tới 9% so với 2020 trong bối cảnh chúng ta khó khăn về dịch bệnh.

Đồng quan điểm với Thứ trưởng Bộ Tài chính, TS. Nguyễn Sĩ Dũng nhận định vấn đề lạm thu rất khó xảy ra bởi phải có căn cứ pháp luật để thu, không phải muốn thu thế nào thì thu. Thêm vào đó, Bộ Tài chính đã áp dụng hoá đơn điện tử, số hoá nhiều hoạt động, rất minh bạch. Bởi vậy, nếu mình thu đúng, thu đủ thì số thu tăng. Có thể trước kia không minh bạch, giấu doanh thu, bây giờ đã số hoá, hoá đơn điện tử giúp Bộ quản lý nhanh hơn. Đây cũng là xu hướng lành mạnh, rất đáng nghi nhận.

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công để dẫn dắt phục hồi kinh tế

Đầu tư công được xem là “vốn mồi” để dẫn dắt nền kinh tế phục hồi và phát triển bền vững. Tuy nhiên, giải ngân vống đầu tư công của 5 tháng đầu năm vào khoảng 22-23%, cao hơn một chút so với cùng kỳ của năm 2021 nhưng so với kế hoạch năm là thấp.

Các khách mời thống nhất cho rằng nguyên nhân do công tác chuẩn bị đầu tư của các bộ, ngành, địa phương đối với các dự án còn yếu; vấn đề giải phóng mặt bằng; giá cả nguyên vật liệu tăng cao, nhiều chủ đầu tư thậm chí bỏ cọc để không bị lỗ thêm; khâu tổ chức thực hiện yếu.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đưa ra hai cách nhìn để tổng hòa lại câu chuyện về giải ngân vốn đầu tư công. Thứ nhất là mặc dù đã có chủ trương đầu tư trung hạn, nhưng danh mục quy hoạch đầu tư cho trung hạn vẫn chưa thực sự được hoàn chỉnh. Thứ hai, dẫn câu danh ngôn “nếu cho tôi 6 giờ đốn củi, tôi phải dùng 4 giờ để mài rựa”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh đến vai trò cốt lõi của chuẩn bị dự án đầu tư và cho rằng cần nâng cao hơn nữa chất lượng của khâu quan trọng này.

Đề cập đến Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi, một chương trình đồ sợ với nhiều các dự án, tiểu dự án của rất đồ sộ, với vốn đầu tư công từ nay đến năm 2025 là 50.000 tỷ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng việc giải ngân còn chậm. Bàn về giải pháp, nhiệm vụ để thúc đẩy hơn nữa vấn đề này, theo ông Hầu A Lềnh, ưu tiên tập trung cho việc hướng dẫn các địa phương, đặc biệt là cấp huyện, xã về hoàn thiện thủ tục đầu tư; huy động sức dân cùng tham gia, theo cơ chế giống như xây dựng nông thôn mới; huy động nguồn lực ngoài ngân sách của Trung ương, tức ngoài ngân sách Nhà nước,…

Dự báo về kinh tế thời gian tới, các khách mời thống nhất nền kinh tế đang đi đúng hướng, chỉ tiêu mục tiêu Quốc hội đề ra có nhiều khả năng hoàn thành, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Nhìn từ khía cạnh lạc quan, những tín hiệu mặc dù là nhỏ, nhưng có sức lan toả. Đối với những vấn đề còn trăn trở, cần nhìn tích cực, nỗ lực và kiên trì với đường lối và giải pháp đã đề ra./.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

(LĐTĐ) Tính đến ngày 26/9, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền 1.823 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối ngày 26/9, tại Công viên Hòa Bình (quận Bắc Từ Liêm), Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa địa phương đã được khai mạc, đông đảo người dân, du khách đã đến tham quan, mua sắm.
Infographic: Biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong CNVCLĐ Thủ đô”, 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

Infographic: Biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong CNVCLĐ Thủ đô”, 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

(LĐTĐ) Ngày 2/10 tới đây, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô” và tôn vinh 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2024.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà gia đình người có công

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà gia đình người có công

(LĐTĐ) Chiều 26/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã thăm, tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng; cựu quân nhân; cựu chiến binh; gia đình chính sách tiêu biểu nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 26/9 tổng số tiền các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đã chuyển về Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội là 200 tỷ 401 triệu đồng.
LĐLĐ tỉnh Gia Lai: Tham gia phản biện để thực hiện dân chủ ở cơ sở

LĐLĐ tỉnh Gia Lai: Tham gia phản biện để thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 25/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo “Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.
Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân

Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân

(LĐTĐ) Chiều ngày 26/9, quận Bắc Từ Liêm tổ chức gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp (DN), doanh nhân, nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).

Tin khác

Phát triển kinh tế số từ thanh toán không dùng tiền mặt

Phát triển kinh tế số từ thanh toán không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) Thanh toán không dùng tiền mặt đi vào cuộc sống và trở thành thói quen tiêu dùng mới của người dân Thủ đô. Việc này không chỉ đảm bảo được quyền lợi tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp mà còn từng bước xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Giá xăng tăng gần 800 đồng/lít từ 15h ngày 26/9

Giá xăng tăng gần 800 đồng/lít từ 15h ngày 26/9

(LĐTĐ) Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá chiều 26/9, giá các mặt hàng bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh tăng ở mức từ 322 đồng/lít đến 756 đồng/lít, tùy từng mặt hàng. Trong đó, giá xăng RON 95 được điều chỉnh tăng mạnh nhất với mức tăng 756 đồng/lít, qua đó, đưa giá xăng vượt lên mốc 20.518 đồng/lít.
Giải pháp để kinh tế Hà Nội phát triển bền vững

Giải pháp để kinh tế Hà Nội phát triển bền vững

(LĐTĐ) Những ngày này, Hà Nội đang hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), nhìn lại quá trình phát triển kinh tế của Thủ đô có thể thấy nhiều khó khăn, thách thức đã vượt qua, từ đó đạt được những bước tiến vững chắc. Tuy nhiên, để kinh tế Hà Nội phát triển bền vững, tiếp tục duy trì ở vị trí cực tăng trưởng phía Bắc của cả nước thì cần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn.
Không để đứt gãy nguồn cung xăng, dầu

Không để đứt gãy nguồn cung xăng, dầu

(LĐTĐ) Thời gian tới, dự báo tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, tiềm ẩn đứt gãy chuỗi cung ứng, gây biến động giá cả và nguồn cung hàng hóa, dịch vụ nhất là xăng, dầu, nguyên vật liệu, cước vận tải, vàng... Trong nước, mặc dù nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực nhưng vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Tỷ giá USD hôm nay (26/9): Đồng USD thế giới tăng sát mốc 101 điểm

Tỷ giá USD hôm nay (26/9): Đồng USD thế giới tăng sát mốc 101 điểm

(LĐTĐ) Sáng nay 26/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.134 VND - giảm 8 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD (DXY) hiện ở mức 100,92 điểm.
Giá vàng hôm nay (26/9): Vàng nhẫn vẫn tiếp đà tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (26/9): Vàng nhẫn vẫn tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay, vàng SJC giữ nguyên mức 81,5 - 83,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), ổn định ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với phiên giao dịch liền trước. Trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp đà tăng mạnh với vàng một số thương hiệu tiến sát 83 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới tăng phi mã, xô đổ mọi kỷ lục lịch sử

Giá vàng thế giới tăng phi mã, xô đổ mọi kỷ lục lịch sử

(LĐTĐ) Sáng 25/9, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.657 USD/ounce, tăng 31 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua.
Tỷ giá USD hôm nay (25/9): Đồng USD thị trường tự do tăng

Tỷ giá USD hôm nay (25/9): Đồng USD thị trường tự do tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 25/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.146 VND - tăng 20 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD (DXY) hiện ở mức 100,35 điểm - giảm 0,5%.
Giá vàng hôm nay (25/9): Vàng miếng duy trì đà tăng, vàng nhẫn tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (25/9): Vàng miếng duy trì đà tăng, vàng nhẫn tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Sau nhiều ngày đứng im, hôm qua (24/9) giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng mạnh lên 83,5 triệu đồng/lượng, mức giá đó được duy trì đến sáng nay (25/9). Trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp tục lập đỉnh mới, đắt nhất lịch sử.
Thị trường chứng khoán: Thách thức trong thời kỳ chuyển đổi số

Thị trường chứng khoán: Thách thức trong thời kỳ chuyển đổi số

(LĐTĐ) Chuyển đổi số là yếu tố then chốt trong việc phát triển thị trường chứng khoán (TTCK), mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Tuy nhiên, quá trình này đặt ra không ít thách thức, đặc biệt là trong việc đảm bảo an ninh mạng và tính ổn định của thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động