Báo chí, truyền thông và chuyện sinh viên vừa ra trường

Việc tốt, lương cao ngay khi tốt nghiệp là mơ ước của đa số sinh viên khi bước chân vào giảng đường đại học, chứ không riêng gì sinh viên ngành báo chí - truyền thông. Thế nhưng, không ít em “vỡ mộng” khi ảo tưởng quá nhiều về sức mạnh của bản thân, của tấm bằng đại học hay thương hiệu của ngôi trường danh giá. Theo các chuyên gia, tấm bằng hay thương hiệu sẽ không phải yếu tố giúp bạn có mức lương nghìn USD ngay khi ra trường, điều quan trọng là khả năng hiểu mình và sự nỗ lực cho công việc.
Tốt nghiệp vẫn thất nghiệp, vì sao? Bị tước quyền tuyển sinh nếu không công bố tỉ lệ sinh viên có việc làm

Nhiều người đòi hỏi mức lương “trên trời”

Cứ mỗi dịp sinh viên tốt nghiệp đại học, đi xin việc thì vấn đề mức lương sau khi ra trường lại gây nóng dư luận. Câu chuyện nữ sinh "sốc" khi ra trường mức lương chỉ 7 triệu đồng/tháng thời gian qua vẫn tiếp tục nhận được sư quan tâm của nhiều người với cuộc tranh cãi về sự ảo tưởng. Theo đó, nhiều sinh viên bảo vệ quan điểm rằng mức lương 7 triệu đồng/tháng không phải là quá cao so với cử nhân đại học hiện nay.

Báo chí, truyền thông và chuyện sinh viên vừa ra trường
Để có thể tích luỹ kinh nghiệm, nhiều sinh viên đã tham gia thị trường việc làm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ảnh: Huyên Nguyễn

M.H - sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Mức lương 7 triệu với một cử nhân mới ra trường không phải là cao. Trong thời điểm lạm phát tăng cao thì mức 7 triệu để chi tiêu cho cuộc sống là quá thấp”. Hay như một nữ sinh của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ: “Bỏ nhiều công sức, tiền bạc để học cử nhân ngôi trường danh tiếng nhưng ra trường chỉ với mức lương 7 triệu là chưa phù hợp”.

Từng nhận được mức lương 750 USD/tháng (hơn 17 triệu đồng/tháng) ngay khi tốt nghiệp, A.Q - thủ khoa một trường đại học danh tiếng tại Hà Nội cho rằng 7 triệu là mức lương tương đối thấp đối với sinh viên được đào tạo chính quy sau 4 năm ra trường, đặc biệt các trường top cao. Đây là mức lương thường dành cho đối tượng sinh viên chưa có kinh nghiệm làm việc trước đó, những bạn này chưa quan trọng thu nhập ở thời điểm mới ra trường mà đặt mục tiêu tích lũy kinh nghiệm, tìm hiểu môi trường công việc. Ngoài ra, đây cũng là những bạn chưa có kỹ năng đàm phán, thoả thuận lương và đôi khi chưa nhận thức chính xác được giá trị của bản thân trên thị trường lao động. “Mình nghĩ yếu tố quan trọng là hiểu được mình có thể đem lại được điều gì mà doanh nghiệp mong muốn, đàm phán dựa trên nguyên tắc win - win, không có tư tưởng xin việc mà là ứng tuyển công việc” - nam sinh chia sẻ.

Không đánh giá thấp sinh viên mới ra trường nhưng ông Đỗ Văn Thức - Phó Giám đốc Công ty Đất Việt Tour cho biết thực tế có nhiều bạn đang đòi hỏi mức lương “trên trời”. Theo ông Thức, công ty của ông sẵn sàng trả cho sinh viên mới ra trường mức lương tương đương với những người đã đi làm 2-3 năm. Tuy nhiên, với số lượng từ 50-60 sinh viên mà công ty nhận mỗi năm, có rất ít người đàm phán được mức lương này. Có nhiều sinh viên thậm chí “không biết bản thân đang ở đâu”.

“Nhiều sinh viên nghĩ rằng ra trường có bằng giỏi là sẽ có mức lương cao. Thế nhưng, sinh viên mang bằng giỏi đến sẽ không được chúng tôi đánh giá cao bằng một sinh viên đã có nhiều trải nghiệm thực chiến, từng làm việc tại nhiều doanh nghiệp”, ông Thức thẳng thắn bày tỏ.

Vị Phó Giám đốc nhận định bằng đại học chỉ chiếm 20% trong việc đưa ra quyết định nhận hay từ chối ứng viên. Ông khuyên ứng viên nên thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy đam mê, nhiệt huyết và những kỹ năng của bản thân, thay vì chỉ chăm chăm nhắc tới bằng cấp hay ngôi trường mà mình tốt nghiệp.

Đứng dưới góc độ trường đại học, ThS Trần Nam - Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM cho rằng mức thu nhập bình quân của sinh viên khi ra trường rất đa dạng, có những bạn thu nhập khởi điểm 5-6 triệu đồng/tháng nhưng sau 1 năm có thể lên đến 10-15 triệu đồng/tháng. Hoặc đó chỉ là mức lương cơ bản, ngoài ra còn các khoản thu nhập khác. Thực tế, mức thu nhập cao hay thấp tùy thuộc nhiều yếu tố, quan trọng nhất là năng lực của mình.

“Trong quá trình học, chúng ta vừa phải học về chuyên môn vừa phải rèn các yếu tố liên quan tới kỹ năng, thực tập thực tế nghề nghiệp cho tốt, điều này sẽ giúp cho cơ hội việc làm và thu nhập cao hơn nhiều”, ông Nam nhắn nhủ.

“Cái tôi” và khả năng hiểu mình

Phân tích về việc nhiều bạn trẻ “vỡ mộng” với mức lương khi ra trường, ông Lê Song Song Ngọc - CEO Công ty CP truyền thông E-Solution Media, đồng sáng lập Cộng đồng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) - CSC - CEOs Supportive Community cho hay trong quá trình tuyển dụng ông vẫn thường gặp trường hợp sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, khả năng giao tiếp không tốt, nhưng lại đòi hỏi lương cao.

“Thông thường, chúng tôi sẽ dành thời gian chia sẻ với ứng viên về “cái tôi” và khả năng hiểu chính mình của ứng viên. Các bạn trẻ mới ra trường ngày nay không hiếm gặp những trường hợp không biết bản thân mình đang ở đâu, không biết rằng ngoài kia sự nỗ lực để tạo ra tiền phải đánh đổi như thế nào. Các bạn sống trong những môi trường được bao bọc khá nhiều, việc đánh rớt và đưa ra những lời khuyên cứng rắn, nghiêm túc có thể giúp các bạn có nhiều cơ hội sửa chữa sai lầm trong tương lai” - ông Ngọc chia sẻ.

Tuy nhiên, ông Ngọc cũng không đồng tình với quan điểm sinh viên mới ra trường không được đòi hỏi mức lương cao, nên chấp nhận mức lương khởi điểm 5-6 triệu đồng. Về bản chất, việc đánh giá ứng viên chỉ nên dựa vào các nền tảng năng lực cụ thể và các chỉ số được chứng minh.

Ông cho hay đơn vị của mình tuyển dụng dựa trên các yếu tố như Culture-Fit (Tính phù hợp về văn hoá doanh nghiệp), Performance (Mức độ hiệu quả công việc đã từng làm), Commitment (Mức độ cam kết công việc). Đặc biệt, đơn vị cũng rất quan tâm đến các kỹ năng mềm của ứng viên: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán,... Ngoài ra, đơn vị tuyển dụng còn ưu tiên các ứng viên toàn cầu, có năng lực của một công dân toàn cầu về năng lực tư duy, trình độ học vấn tốt và đảm bảo khả năng tiếng Anh.

Phần lớn các ứng viên khi mới ra trường thường không đảm bảo đủ các tiêu chí như trên nên họ không nên đòi hỏi mức lương quá cao. Tuy nhiên nếu các ứng viên trẻ, mới ra trường nhưng đã có kinh nghiệm thực tiễn tốt, từng có thời gian dấn thân, trải nghiệm và có năng lực tốt và đạt các tiêu chí từ nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể nhận được mức đãi ngộ tốt, tương xứng với năng lực.

“Nhân sự GenZ chúng tôi đã từng trả cao nhất là hơn 2.000 USD cho vị trí quản lý cấp cao của công ty. Chúng ta không nên đánh giá các ứng viên mới ra trường bằng việc học tại trường lớp mà bằng thời gian trải nghiệm cũng như khả năng dấn thân và cống hiến tạo ra giá trị cho công ty. Một bạn sinh viên mới ra trường nhưng có thể có kinh nghiệm 3-4 năm đi làm việc, các bạn ấy có thời gian, có sức khoẻ và có những nguồn cảm hứng sáng tạo đặc biệt lớn đồng thời các bạn ấy cơ hội tiếp cận với các xu hướng mới nhiều hơn tạo nhiều điểm tích cực cho mô hình kinh doanh chung của cả công ty”, ông Ngọc chia sẻ.

Dành lời khuyên cho các bạn trẻ, CEO E-Solution Media cho rằng sinh viên hãy mơ về mức lương nhiều hơn như vậy và có hành động để thực hiện giấc mơ đó.

“Tôi mong muốn các bạn nghĩ tới con số 15 - 20 triệu đồng/tháng, đồng thời dấn thân nhiều hơn dành thời gian nhiều hơn để đi làm, thực tập từ những năm đầu tiên để hiểu thế giới xung quanh mình đang chuyển động thế nào. Đặc biệt về thái độ, chúng ta có thể chưa thực sự quá giỏi nhưng chắc chắn doanh nghiệp cần những bạn có thái độ mà họ có thể đào tạo, phát triển cũng như đầu tư dài hạn”, ông Lê Song Song Ngọc nhấn mạnh.

Theo Huyên Nguyễn - Hoàng Anh/Laodong.vn

https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/bao-chi-truyen-thong-va-chuyen-sinh-vien-vua-ra-truong-1057175.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

(LĐTĐ) Theo lịch thi đấu, trận bán kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Singapore sẽ diễn ra vào ngày 26/12 trên sân khách. Điều đáng tiếc trong trận đấu này tiền đạo Văn Toàn không thể thi đấu.
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh vào chiều ngày 22/12, với cả vàng nhẫn và vàng miếng đều đạt ngưỡng 84,4 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, xu hướng tăng vẫn tiếp tục chi phối giá vàng trong tuần này.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 23/12, trời có mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng.
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.

Tin khác

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Ngày càng nhiều công ty đẩy mạnh ưu tiên nâng cấp công nghệ, số hóa, ứng dụng AI và tự động hóa, cũng như các thực hành bền vững. Sự tập trung này thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng cao trong các mảng như kỹ thuật số, môi trường - xã hội - quản trị (ESG), quản lý rủi ro và tuân thủ.
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao

Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao

(LĐTĐ) Theo ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội), hiện đang là thời điểm cao điểm để các doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng cuối năm. Chỉ tính riêng trong tháng 11, hơn 40.000 cơ hội việc làm đã được các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đưa ra, khoảng 15% vị trí có mức lương từ 10 - 20 triệu đồng...
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Kết quả đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2024 đến nay vượt xa mục tiêu cả năm, chỉ trong 11 tháng đã đạt 114% kế hoạch năm. Điều này có được nhờ duy trì ổn định các thị trường truyền thống, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc…
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

(LĐTĐ) Báo cáo thị trường tuyển dụng 2024 - 2025 do Top CV (nền tảng công nghệ tuyển dụng) vừa phát hành, cho thấy, thị trường lao động năm 2024 vẫn ghi nhận nhiều biến động đa chiều, song bước sang năm 2025, dự báo nhiều ngành nghề sẽ tiếp tục “khát” nhân lực.
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

(LĐTĐ) Bên cạnh “đặc sản” deadline, những ngày cuối năm còn làm say đắm hàng triệu người trẻ với những lễ hội, những buổi party sôi động để “quẩy banh nóc” sau 1 năm dài miệt mài với công việc.
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), quỹ tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước tăng ổn định, theo hiệu quả kinh doanh, cải thiện từ 8 - 10%...
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng

Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, với những tín hiệu tích cực từ các dự án và hoạt động đấu giá. Đà nhộn nhịp của hoạt động kinh doanh bất động sản càng rõ nét hơn vào những tháng cuối năm, đã kéo theo nhu cầu tuyển dụng tăng ở nhóm ngành này.
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

(LĐTĐ) Sự phát triển kinh tế 3 cực tăng trưởng lớn của vùng Đông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai, Bình Dương đã tạo ra hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra nhịp điệu sôi động cũng như gam màu “tươi sáng” đối với thị trường lao động nơi đây.
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Năm 2024 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có 9.651 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó lao động thường trú tại Thành phố đi làm việc là 1.455 người.
Xem thêm
Phiên bản di động