Bánh chưng Lỗ Khê đậm đà hương vị Tết

Những ngày cuối  năm, người dân ở làng bánh chưng Lỗ Khê (Đông Anh, Hà Nội) dường như thức trắng, phải đến khi những mẻ bánh cuối cùng được vớt ra và chuyển đi, họ mới kết thúc công việc và chuẩn bị Tết cho gia đình.
banh chung lo khe dam da huong vi tet "Gói bánh chưng xanh cùng người nghèo ăn Tết" năm 2017
banh chung lo khe dam da huong vi tet Nâng tầm bánh chưng truyền thống

Rộn ràng ngày giáp tết

Chỉ cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 30 km về hướng Đông Bắc và không “nổi tiếng” như bánh chưng ở làng Tranh Khúc (huyện Thanh Trì), song nếu ai một lần đặt chân đến làng Lỗ Khê (xã Liên Hà, Đông Anh) và thưởng thức bánh chưng truyền thống ở đây, có lẽ sẽ chẳng thể nào quên được. Nghề làm bánh chưng truyền thống ở Lỗ Khê có từ khi nào, ngay cả đến các bậc cao niên trong làng cũng không thể nào nhớ được, chỉ biết rằng khi họ lớn lên thì nghề làm bánh chưng đã có rồi. Cứ vậy, người đi trước truyền lại cho người đi sau và nghề gói bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa, bản sắc riêng của người dân làng Lỗ Khê mỗi dịp Tết đến, xuân về.

banh chung lo khe dam da huong vi tet

Bà Phạm Thị Lành hạnh phúc khi được tiếp nối và gìn giữ giá trị truyền thống cha ông để lại.

Nhanh tay rửa đống lá dong xanh ngắt, bà Phạm Thị Lành (65 tuổi, ở làng Lỗ Khê) không dấu được sự vui mừng khi có người quan tâm và tìm hiểu về những điều đặc biệt xung quanh nghề làm bánh chưng ở Lỗ Khê. Bà bảo: “Ở làng này ai cũng biết gói bánh chưng, nhưng để có một người làm bánh chuyên nghiệp quanh năm, hiện chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Ở đây, người làng Lỗ Khê ai nấy đều thấy vui mừng về đặc sản bánh chưng quê hương. Đặc biệt, vào những ngày giáp Tết, người dân khắp nơi đổ về đây đặt mua bánh chưng rất nhiều, họ làm quà biếu, quà Tết gửi đi khắp mọi miền đất nước, khiến chúng tôi rất tự hào và trân quý những giá trị truyền thống mà cha ông để lại vô cùng”.

Được coi là “đại gia” bánh chưng ở làng Lỗ Khê, năm nào cũng vậy, giáp Tết, nhà bà Lành lại đông như trẩy hội bởi số người đến đặt bánh, gói bánh và chuyển bánh đi khắp nơi. “Nhà tôi gói bánh chưng quanh năm, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là vào dịp cuối năm, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 20 – 29 Tết, các cơ quan, công ty đến đặt bánh rất nhiều, số bánh chưng lên cả vạn chiếc. Không làm xuể nên thời điểm cận Tết, tôi phải mướn người gói thuê ở làng. Vào thời điểm đó, một thợ gói bánh 1 ngày có thể gói được 200 cái. Vì làm nhiều nên sẽ chia nhau làm theo công đoạn, người tước lá, gói bánh, luộc bánh, vớt bánh…các khâu tạo thành một hệ thống chuyên nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng, độ rền và vị đậm đà của bánh. Gói bánh chưng dịp Tết lãi thì chẳng được bao nhiêu, bởi phải thuê nhân công giá rất cao vì cận Tết không ai muốn làm. Nhưng vì giữ nghề, yêu nghề và không muốn nghề gói bánh chưng ở Lỗ Khê bị mai một nên tôi quyết tâm giữ bằng được” – bà Lành tâm sự.

Đậm đà hương vị bánh chưng Lỗ Khê

Theo các vị cao niên trong làng, người làng Lỗ Khê có cách gói bánh chưng rất đặc biệt, đặc biệt ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu chế biến cho đến cách trình bày. Bởi lẽ, bánh chưng Lỗ Khê chủ yếu là loại bánh dài (bánh hình ống), người làng Lỗ Khê cũng gói bánh chưng vuông, nhưng rất ít, chủ yếu là để thắp hương cúng lễ tổ tiên và theo yêu cầu của khách hàng. Khi gói, lá dong phải là loại lá to, xanh mướt và được rửa sạch trước vài ngày cho ráo nước, khi gói, gạo sẽ bám vào lá và không có cảm giác nhớp nháp. Đặc biệt, gạo nếp dùng để gói bánh phải là gạo nếp cái hoa vàng, và được trồng ngay tại vùng Lỗ Khê (không dùng gạo nếp cái hoa vàng ở vùng khác). Đậu xanh cũng phải là loại đậu còn nguyên vỏ, sau đó đem ngâm rồi đãi, tuyệt đối không dùng loại đậu tách vỏ, làm sẵn, bởi như thế khi nấu, bánh sẽ mất thơm.

banh chung lo khe dam da huong vi tet
Bánh chưng Lỗ Khê có vị thơm ngon, đậm đà.

Trước khi gói bánh, gạo sẽ được ngâm trước khoảng 1 giờ bằng nguồn nước giếng của làng, sau đó vớt gạo để ráo nước rồi xóc 1 ít muối cho bánh đậm đà. Đậu xanh sẽ ngâm khoảng 2 giờ cho bong hết vỏ rồi đãi sạch, thịt nhân bánh phải là loại thịt ba chỉ (nửa mỡ, nửa nạc), nếu thịt nhiều mỡ quá bánh sẽ bị ngậy và kém ngon, còn thịt nạc quá nhiều sẽ khiến bánh bị khô. Sau khi chuẩn bị xong phần nguyên liệu, bánh sẽ được gói bằng khuôn, vì là bánh chưng tròn và dài nên khi gói phần quan trọng nhất là giàn dây go (loại dây vải, chắc chắn để cố định hình chiếc bánh), sau khi gói tạo hình, người gói mới dùng dây lạt mềm để gói chắc chắn, lúc này dây go sẽ được tháo ra. Bánh sẽ được nấu trong khoảng thời gian từ 6 – 8 giờ đồng hồ, sau đó vớt bánh ra và nhúng vào nước cho nguội bớt.

Nói về nghề gói bánh chưng truyền thống ở Lỗ Khê, ông Hoàng Đức Minh - Trưởng thôn Lỗ Khê tự hào cho biết, ở làng này nhà nào cũng biết gói bánh chưng, nhưng làm chuyên nghiệp nhất và nhiều nhất là nhà bà Lành. Bánh chưng Lỗ Khê có vị ngọt thơm của gạo nếp cái hoa vàng, bánh rền và xanh bởi lá dong và sự đậm đà của nguồn nước giếng khơi ở đây mà không nơi nào có được.

Cũng theo bà Lành, trước đây vào mỗi dịp lễ, Tết, người làng Lỗ Khê lại tập trung tại một nhà nào đó rồi cùng gói bánh và trông nồi bánh chưng Tết. Những lúc ấy, các cụ cao niên trong làng lại tụ tập đến, cụ ông thì đánh trống chầu, cụ bà lại ngân nga những làn điệu ca trù (còn gòi là hát ả đào, hát nhà tơ…) nổi tiếng, tạo nên nét đặc trưng trong văn hóa và phong tục tập quán của người dân.“Ngày xưa thể loại ca trù được coi là thể loại nhạc quý tộc, nhạc cung đình, nhưng ở làng Lỗ Khê (cái nôi của ca trù) thì người dân hát mọi lúc, mọi nơi, nhất là các dịp lễ, Tết. Đặc biệt, các cụ vừa nấu bánh chưng vừa hát, nó thi vị và ý nghĩa vô cùng, giờ thì không còn nữa” – bà Lành nói giọng đầy tiếc nuối.

Theo thời gian, nét sinh hoạt độc đáo ấy dần mai một, giờ đây người làng Lỗ Khê không còn hát ca trù khi trông nồi bánh chưng Tết nữa. Nghề gói bánh chưng truyền thống, hiện cũng không còn nhiều người gìn giữ bởi mang lại ít giá trị kinh tế, nhưng nét độc đáo, vị ngọt thơm của bánh chưng Lỗ Khê vẫn khiến nhiều người vấn vương mỗi khi thưởng thức. Đặc biệt vào dịp Tết, mỗi người trong làng vẫn muốn tự tay gói bánh chưng như muốn níu giữ vẻ đẹp truyền thống, nét đặc trưng của quê hương, để dâng lòng thành kính lên tổ tiên vào năm mới và cầu chúc một năm mới bình an, hạnh phúc.

Đạt Đỗ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Trang bị chữ ký số chuyên dùng cho cán bộ, công chức các cơ quan khối Đảng, đoàn thể

Hà Nội: Trang bị chữ ký số chuyên dùng cho cán bộ, công chức các cơ quan khối Đảng, đoàn thể

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 279/KH-UBND về việc triển khai, mở rộng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành thành phố đối với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp Thành phố giai đoạn 2023-2025.
Hà Nội: Khai thác lợi thế ẩm thực để phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội: Khai thác lợi thế ẩm thực để phát triển công nghiệp văn hóa

(LĐTĐ) Chiều ngày 2/12, tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông - Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng), trong khuôn khổ Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2023, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức tọa đàm “Phát huy nguồn nhân lực phát triển văn hóa ẩm thực trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đảm bảo nguồn máu điều trị cuối năm và Tết Dương lịch

Đảm bảo nguồn máu điều trị cuối năm và Tết Dương lịch

(LĐTĐ) Ngày hội “Trái tim tình nguyện” năm 2023 đặt mục tiêu tiếp nhận tối thiểu 2.500 đơn vị máu, góp phần cùng với các chương trình hiến máu khác để chuẩn bị lượng máu dự trữ cho dịp cuối năm và Tết Dương lịch.
Những tháng 12…

Những tháng 12…

(LĐTĐ) Những tháng 12, đều đã lấy đi của chúng ta một chặng đường đời…
Năm 2024, Hà Nội đặt mục tiêu đạt 129,3MW từ điện rác

Năm 2024, Hà Nội đặt mục tiêu đạt 129,3MW từ điện rác

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 284/KH-UBND về việc phát triển năng lượng tái tạo năm 2024, trong đó đặt mục tiêu đạt 129,3MW từ điện rác...
Quận Hai Bà Trưng xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

Quận Hai Bà Trưng xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

(LĐTĐ) Năm qua, công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện; tình hình trật tự đô thị có chuyển biến tích cực; lòng, lề đường, vỉa hè thông thoáng hơn; tình trạng lấn chiếm đã được các ngành chức năng, chính quyền các cấp tăng cường kiểm tra, xử lý.
Liên quan đến sức khỏe 100 triệu dân, chính sách đãi ngộ với nhân viên y tế là vô cùng cấp thiết

Liên quan đến sức khỏe 100 triệu dân, chính sách đãi ngộ với nhân viên y tế là vô cùng cấp thiết

(LĐTĐ) Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam Phạm Thanh Bình nhấn mạnh, đoàn viên Công đoàn ngành Y tế là đối tượng đặc biệt. Cả nước có 500 ngàn đoàn viên, nhưng công việc liên quan đến tính mạng của 100 triệu dân. Từ những vấn đề bất cập cụ thể cho thấy việc thay đổi chính sách đãi ngộ với đội ngũ cán bộ, đoàn viên, người lao động ngành Y tế là vô cùng cấp thiết.

Tin khác

Hà Nội: Trang bị chữ ký số chuyên dùng cho cán bộ, công chức các cơ quan khối Đảng, đoàn thể

Hà Nội: Trang bị chữ ký số chuyên dùng cho cán bộ, công chức các cơ quan khối Đảng, đoàn thể

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 279/KH-UBND về việc triển khai, mở rộng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành thành phố đối với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp Thành phố giai đoạn 2023-2025.
Hà Nội: Phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số là trọng tâm trong cải cách hành chính

Hà Nội: Phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số là trọng tâm trong cải cách hành chính

(LĐTĐ) Thành phố duy trì và vận hành ổn định hệ thống giao ban trực tuyến, hệ thống hòm thư điện tử công vụ; hệ thống quản lý điều hành tác nghiệp; hệ thống thông tin báo cáo, triển khai cấp hơn 39 nghìn chữ ký số miễn phí cho công dân Hà Nội để thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), giao dịch điện tử.
Hiện đại hóa bộ phận “một cửa” vì người dân và doanh nghiệp

Hiện đại hóa bộ phận “một cửa” vì người dân và doanh nghiệp

Nhiều năm qua, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (bộ phận “một cửa”) trên địa bàn thành phố Hà Nội hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới, đầu tháng 1/2023, UBND Thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Mô hình Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hiện đại các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Huyện Hoài Đức: Nhắc hẹn, trả thủ tục hành chính ngoài giờ làm việc cho dân

Huyện Hoài Đức: Nhắc hẹn, trả thủ tục hành chính ngoài giờ làm việc cho dân

(LĐTĐ) Từ tháng 1/2023 đến nay, đã có 86 lượt tổ chức, cá nhân có giấy chứng nhận/Giấy phép hết thời hạn sử dụng và 1.355 trường hợp đăng ký hộ kinh doanh cần thực hiện thủ tục đăng ký thuế tại cơ quan Thuế được công chức nhắc hẹn, giúp công dân kịp thời hoàn thiện hồ sơ, tránh phải nộp phạt.
Luật Thủ đô là cơ sở pháp lý để hướng đến khát vọng xây dựng Hà Nội văn minh, hiện đại

Luật Thủ đô là cơ sở pháp lý để hướng đến khát vọng xây dựng Hà Nội văn minh, hiện đại

(LĐTĐ) Sáng 1/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu Quốc hội Đoàn thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 10 đã tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với cử tri huyện Sóc Sơn sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Mê Linh đồng loạt triển khai 8 mũi thi công dự án đường Vành đai 4

Mê Linh đồng loạt triển khai 8 mũi thi công dự án đường Vành đai 4

(LĐTĐ) Những ngày này, công trường thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô (đoạn qua huyện Mê Linh) rộn rã tiếng máy móc, thiết bị với 8 mũi thi công được triển khai.
Cần chính sách ưu tiên thực sự đột phá để phát triển nông nghiệp Thủ đô

Cần chính sách ưu tiên thực sự đột phá để phát triển nông nghiệp Thủ đô

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, nông nghiệp Hà Nội phải mang gương mặt mới: Nông nghiệp đô thị, nông nghiệp vùng ven đô, nông nghiệp trong lòng Thủ đô. Hà Nội cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn để tạo bước đột phá, tạo sự khác biệt và là động lực phát triển nông nghiệp cho các tỉnh khác.
Kỳ họp thứ 14 HĐND thành phố Hà Nội: Sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND bầu

Kỳ họp thứ 14 HĐND thành phố Hà Nội: Sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND bầu

(LĐTĐ) Chiều 30/11, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên đã chủ trì buổi họp báo thông tin kỳ họp thứ 14, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.
Ưu tiên ngân sách cho đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật vùng Thủ đô

Ưu tiên ngân sách cho đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật vùng Thủ đô

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều điểm đột phá quan trọng về sử dụng nguồn ngân sách cho phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội. Nổi bật, Điều 51 và 52 (Chương V) của Dự thảo quy định các công trình, dự án trọng điểm của Vùng thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, quản lý và bảo vệ môi trường được đầu tư toàn bộ từ nguồn vốn xã hội hóa được hưởng ưu đãi.
Transerco bổ sung kênh thông tin chăm sóc khách hàng qua ứng dụng Zalo OA

Transerco bổ sung kênh thông tin chăm sóc khách hàng qua ứng dụng Zalo OA

(LĐTĐ) Với mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt của Transerco hướng tới “Khách hàng là trung tâm” và đa dạng nguồn kênh thông tin để tiếp nhận, xử lý nhằm tạo sự hài lòng cho khách hàng về hoạt động xe buýt, Tổng Công ty vận tải Hà Nội - Transerco triển khai kênh Chăm sóc khách hàng thông qua ứng dụng dịch vụ Zalo OA ( Zalo Official Account).
Xem thêm
Phiên bản di động