Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho công nhân
Quy mô 6 dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh có thêm 1.445 căn nhà ở xã hội |
Mục đích của Kế hoạch nhằm quán triệt, tổ chức thực hiện đầy đủ, chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp tại Chỉ thị số 34-CT/TW. Đồng thời, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các bộ, ngành, chính quyền địa phương và người dân về công tác phát triển nhà ở xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế, chính sách và bố trí nguồn lực cho công tác phát triển nhà ở xã hội.
Kế hoạch nêu rõ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền các cấp tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả 5 nhiệm vụ, giải pháp: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về công tác phát - triển nhà ở xã hội.
Rà soát, hoàn thiện chính sách, hệ thống pháp luật có liên quan đến nhà ở xã hội; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong phát triển nhà ở xã hội và thực hiện các chính sách cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Khu nhà ở xã hội ở Hà Nội. |
Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội; đổi mới phương thức, mô hình quản lý và phát triển nhà ở xã hội.
Về tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm công tác phát triển nhà ở xã hội: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền các cấp tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội về tính chất, ý nghĩa của công tác phát triển nhà ở xã hội, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đối với công tác phát triển nhà ở xã hội.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò và gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội; đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của địa phương.
Về rà soát, hoàn thiện chính sách, hệ thống pháp luật có liên quan đến nhà ở xã hội: Ban hành cơ chế, chính sách thuận lợi và chủ động cho các địa phương trong việc dành ngân sách đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội, thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư để có quỹ đất sạch làm nhà ở xã hội; đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm đồng bộ hạ tầng xã hội trong và ngoài phạm vi dự án.
Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho công nhân và phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân. Hoàn thiện pháp luật và tạo thuận lợi về cơ chế, chính sách để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia phát triển nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính Công đoàn.
Ảnh minh họa. |
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận dễ dàng với nhà ở xã hội; cắt giảm tối đa thời gian thực hiện các thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, kinh doanh, mua bán, quản lý, sử dụng nhà ở xã hội.
Có cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển nhà ở xã hội theo hướng mô hình xanh, sử dụng tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững, phát thải các - bon thấp.
Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước từ Trung ương và địa phương tương xứng, kịp thời để bảo đảm thực hiện các mục tiêu phát triển nhà ở xã hội. Nhà nước tập trung phát triển nhà ở xã hội cho thuê khu vực đô thị bằng nguồn vốn đầu tư công.
Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai hiệu quả chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội.
Mở rộng nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội từ quỹ đầu tư phát triển địa phương và nguồn vốn từ nước ngoài.
Khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư, quỹ tín thác đầu tư và các hoạt động liên danh, liên kết thực hiện dự án nhà ở xã hội.
Bố trí cấp đủ nguồn vốn ngân sách cho Ngân hàng Chính sách xã hội, các ngân hàng thương mại được Nhà nước chỉ định để cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội.
Rà soát, đổi mới, tiếp tục mở rộng chương trình cho vay ưu đãi đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo chính sách về nhà ở xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây
Tin khác
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân
Tin mới 20/09/2024 21:26
Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi
Tin mới 20/09/2024 18:06
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh
Tin mới 20/09/2024 15:56
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3
Tin mới 20/09/2024 12:13
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025
Tin mới 20/09/2024 10:35
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh
Tin mới 20/09/2024 08:08
Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Tin mới 20/09/2024 06:14
Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025
Tin mới 20/09/2024 06:03
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách
Tin mới 19/09/2024 20:36
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4
Tin mới 19/09/2024 19:50