Để thương hiệu chè Hà Nội không vô danh

Bài cuối: Gỡ nút thắt đầu ra sản phẩm

(LĐTĐ) Cũng như Bắc Sơn, tại nhiều vùng chè của Hà Nội như Quốc Oai, Ba Vì, Chương Mỹ đã được chính quyền địa phương khuyến khích phát triển theo hướng đi mới, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đăng ký sản phẩm OCOP và thực hiện mô hình Hợp tác xã tập trung. Tuy nhiên, cho đến nay, các mô hình đều chưa đủ mạnh để bao tiêu sản phẩm cho người dân, dẫn đến sản phẩm chè được đóng gói có nhãn mác chỉ chiếm một phần không đáng kể so với sản phẩm chè được “bán đổ” cho thương lái.
Kỳ 2: Định hình lại giá trị "thương hiệu" Kỳ 1: Hiệu quả kinh tế từ phát triển vùng chè an toàn

Tìm “đầu ra” để… giữ chè

Là một hộ trồng chè lâu năm trên vùng đất Phú Cát, huyện Quốc Oai, anh Nguyễn Văn Phương cho biết, đã từ lâu gia đình anh trồng xen canh cây chè và cây bưởi trên 2ha đất của gia đình. Trước đây trên thửa đất này gia đình anh hoàn toàn trồng chè bởi giá trị kinh tế mà cây chè mang lại khá bền vững. Nhưng sau này, cuộc sống đổi thay, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên, cộng với gốc chè cũ đã gần 30 năm nên cho sản lượng và chất lượng “đuối” so với thị trường.

Bài cuối: Gỡ nút thắt đầu ra sản phẩm
Diện tích trồng chè của anh Nguyễn Văn Phương (xã Phú Cát, huyện Quốc Oai). (Ảnh: B.T)

Chính vì vậy, để không bỏ hết “vốn” vào chè, anh xen canh thêm cây bưởi để có thu nhập. Anh Phương cũng cho biết hiện nay giá bán chè của gia đình anh là từ khoảng 100.000-150.000 đồng/1kg, rẻ hơn so với các vùng chè khác của Hà Nội.

“Chè của gia đình tôi chưa được trồng theo tiêu chuẩn VietGap, tự thu hoạch, tự xao, tự bán chứ không có nhãn mác gì cả. Cây chè không cho thu nhập cao nhưng cho thu nhập bền vững, lại không mất nhiều công canh tác, mỗi tuần có thể thu hoạch một lần, tuy nhiên đầu ra sản phẩm còn khó khăn, giá thành lại thấp nên nhiều người không còn mặn mà với cây chè. Nếu chính quyền địa phương, Thành phố có định hướng, giúp đỡ phát triển, chúng tôi sẵn sàng bỏ giống cũ, trồng giống mới, trồng theo tiêu chuẩn chè sạch. Chúng tôi muốn “giữ chè”, bởi nếu cứ phá bỏ thì sẽ đến lúc không còn chè nữa…”, anh Phương cho biết.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Đỗ Tiến Hùng - Giám đốc Hợp tác xã Chè Long Phú (thôn Long Phú, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai) cũng cho biết, hiện nay vấn đề đầu ra của sản phẩm vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, mặc dù Quốc Oai đã có thương hiệu tập thể Chè Long Phú được nhiều người biết đến.

Với đặc thù địa hình miền núi trung du, các đồi chè tại Long Phú phần lớn được trồng từ năm 1988. Trải qua nhiều năm, cây chè dần bộc lộ nhược điểm là già cỗi cho năng suất, chất lượng kém. Tuy nhiên, nghề trồng chè vẫn đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho người dân địa phương. Để tận dụng những tiềm năng, thế mạnh vốn có cùng với sự xúc tiến của Ủy ban nhân xã Hòa Thạch và Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai, năm 2012, công tác khôi phục, cải tạo diện tích chè cũ đã được tiến hành.

Năm 2016, mô hình trồng mới, cải tạo giống chè già cỗi với diện tích 4ha và mô hình trồng 10ha sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap đã bước đầu định hình, từng bước trở thành vùng nguyên liệu lớn cho các công ty sản xuất chế biến chè. Theo ông Đỗ Tiến Hùng, sản xuất chè theo mô hình VietGap cho năng suất chè trung bình đạt 9-16 tấn/ha, giá trị đạt 150.000-225.000 đồng/kg. Hợp tác xã chè Long Phú đã thực hiện xong một mô hình VietGap và đang chuẩn bị tiếp tục làm mô hình thứ hai với tổng cộng hai lần là trên 40ha.

Tuy nhiên, ông Hùng cũng lo lắng không đạt kế hoạch vì vùng nguyên liệu chè tại Long Phú không còn nhiều. “Hiện nay Hợp tác xã có 243 thành viên, canh tác khoảng 160ha chè, giống chè đa số là chè trung du, giống mới chỉ chiếm số lượng ít. Sản lượng chè trước đây đạt cao, nhưng cho đến đã nhiều người chuyển đổi sang trồng giống cây khác bởi cây chè giờ không còn là nguồn thu đáng kể đối với người dân. Hợp tác xã hiện nay chỉ quản lý mang tính chất truyền tải về mặt chính sách, mô hình sản xuất, chuyển giao kỹ thuật cho bà con, còn đầu ra thì không thể đảm bảo. Kinh phí, thu nhập, đầu ra… đều do bà con tự túc. Hiện nay Hợp tác xã cũng đã làm hồ sơ xét duyệt chất lượng sản phẩm OCOP, tuy nhiên, vấn đề đầu ra vẫn là tiên quyết trong việc phát triển thương hiệu”, ông Hùng cho biết.

Cùng với đó, ông Hùng cũng cho rằng, muốn tạo được thương hiệu tốt thì phải được đầu tư về cơ sở vật chất, có nhà máy sản xuất để Hợp tác xã thu mua chè của bà con, tạo sự cạnh tranh về chất lượng mới nâng cao được thương hiệu của chè Long Phú. Hơn nữa cũng cần phải cải tạo giống chè để cho ra năng suất, sản lượng, chất lượng tốt hơn.

Cần định hướng phát triển vùng chè tập trung

Xã Ba Trại (huyện Ba Vì) có 9 làng nghề sản xuất và chế biến chè được công nhận làng nghề truyền thống. Cây chè được xác định là cây trồng chủ lực và là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Được sự hỗ trợ và quan tâm của Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, xã Ba Trại cải tạo những vườn chè già cỗi, xen canh trồng mới những nương chè.

Bài cuối: Gỡ nút thắt đầu ra sản phẩm

Ông Đỗ Tiến Hùng - Giám đốc Hợp tác xã Chè Long Phú chia sẻ với phóng viên những băn khoăn về đầu ra của sản phẩm có thương hiệu.

Đặc biệt, qua các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ ngành nông nghiệp, người trồng chè ở Ba Trại đã thay đổi phương thức sản xuất, hướng đến trồng chè sạch, chất lượng cao... Hơn nữa, các hộ gia đình đẩy mạnh chuyển đổi, mở rộng sản xuất nhằm nâng cao giá trị của cây chè. Sau nhiều năm chuyển đổi, đưa giống mới, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều hộ trồng chè nơi đây đã đầu tư công nghệ, máy móc phục vụ phun tưới, sao chè…

Nói rõ hơn về hiệu quả của cây chè đối với sự phát triển kinh tế của xã, ông Hoàng Văn Chuyển - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ba Trại cho hay, tổng diện tích cây chè trên địa bàn xã 471ha, trong đó diện tích cho thu hoạch 436ha năng suất ước đạt 8,5 tấn/ha, sản lượng 3.706 tấn, đăng ký trồng thay thế 35ha chè già cỗi cho nhân dân do Hội Nông dân trực tiếp nhận và giao cho hộ dân, duy trì chăm sóc diện tích chè trồng mới năm thứ nhất và năm thứ hai.

Trong xã, 80% lao động địa phương tham gia trồng, sản xuất chè. Cây chè hiện đang là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân trong vùng. Do đó, hiện nay địa phương tập trung thay đổi cơ cấu giống, từ giống chè lá nhỏ chuyển sang các giống mới cho năng suất cao, đồng thời tiếp cận với chương trình hỗ trợ của thành phố Hà Nội, địa phương được hỗ trợ cây giống để đẩy mạnh phát triển các diện tích trồng chè.

Theo ông Hoàng Văn Chuyển, để đạt được những kế hoạch đề ra mặc dù địa phương đang có một số điều kiện tự nhiên thuận lợi như hạ tầng được đầu tư một cách khá bài bản, đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa trên 90% nhưng vẫn có nhiều khó khăn. Trong đó quan trọng nhất cần thay đổi ý thức của bà con nhân dân. Trước kia chỉ sản xuất hàng hóa theo hướng nhỏ lẻ, tự phát nay cần định hướng người dân sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung.

Với mục tiêu đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các hoạt động liên kết, tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm chè bền vững, thành phố Hà Nội đã đang chú trọng giới thiệu sản phẩm chè của thành phố ra thị trường. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nhiều năm qua đã tổ chức các hội nghị hợp tác 4 nhà, hội thảo khoa học, hội nghị tổng kết để tranh thủ tư vấn của các nhà khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp, nông dân trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè an toàn; hình thành 4 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ chè trên địa bàn các huyện Sóc Sơn, Chương Mỹ, Quốc Oai, Ba Vì. Tỷ lệ chè đã thực hiện liên kết theo chuỗi đạt 9,2% sản lượng chè được sản xuất.

Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng tổ chức cho các Hợp tác xã sản xuất chè tham dự các Hội chợ và Festival chè để quảng bá sản phẩm chè Hà Nội với nhân dân Thủ đô và các tỉnh, thành phố bạn (kết quả tại Festival chè 2012, chè Bắc Sơn (Sóc Sơn) đã được giải Ba về chất lượng)./.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư, tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, phát thuốc miễn phí cho công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…

Tin khác

Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).
Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

(LĐTĐ) Ngày 12/4, theo nhận định ban đầu của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), tại huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), tôm hùm nuôi bị chết hàng loạt, có thể do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hoà tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi.
Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok trước đây chỉ là nơi kết nối, giải trí thì hiện nay đã trở thành kênh bán hàng, mua sắm sôi động. Đi cùng với đó là vấn nạn vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Chuẩn bị bước vào mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh. Để sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm, người dân cần sử dụng các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng thiết bị, rút phích cắm khi không sử dụng, tắt bớt thiết bị điện không cần thiết...
Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

(LĐTĐ) Liên quan đến việc một số doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước, gửi hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, hiện Bộ vẫn đang xem xét, tiếp tục yêu cầu các bên liên quan cung cấp, bổ sung thêm hồ sơ và chưa đưa ra kết luận cuối cùng là có khởi xướng điều tra hay không.
Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

(LĐTĐ) "Bộ Công Thương sẽ cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan đề ra nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện. Chúng tôi có đủ cơ sở để tin tưởng, năm 2024 sẽ không thiếu điện và sẽ cố gắng đảm bảo đủ điện trong những năm tiếp theo", Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương.
Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa gửi thẩm định dự thảo Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sau khi tham vấn ý kiến các bộ, ngành. Theo dự thảo, biểu giá điện sẽ được rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc; với thay đổi này có khoảng 558.000 hộ gia đình sẽ phải trả tiền điện cao hơn (tương đương 2% hộ gia đình sử dụng điện hiện tại).
Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

(LĐTĐ) Sáng nay (15/3), tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan”. Đây là lần thứ 11 Tổng cục QLTT mở cửa Phòng trưng bày giúp khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Hà Nội phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Hà Nội phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

(LĐTĐ) Với thông điệp “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn”, chiều 14/3, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức “Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” năm 2024.
Tháng khuyến mại: Nhiều sản phẩm được giảm giá lên đến 100%

Tháng khuyến mại: Nhiều sản phẩm được giảm giá lên đến 100%

(LĐTĐ) Năm 2024, Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào các tháng 5, 7 và tháng 11. Trong đó, để kích cầu tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa… các sản phẩm tham gia chương trình sẽ được các doanh nghiệp áp dụng mức khuyến mại cao nhất lên đến 100%.
Xem thêm
Phiên bản di động