Điện ảnh Việt Nam giữa dòng chảy hội nhập

Bài 3: Cần phải định hướng lại

Hai năm trở lại đây, phim do nhà nước đầu tư đã vắng bóng hẳn trong các giải thưởng điện ảnh, trong khi phim tư nhân ngập tràn các mặt trận nghe nhìn từ truyền hình đến các rạp chiếu. Phải chăng văn hóa nghe nhìn đang được định hướng bởi các nhà làm phim tư nhân?. Đã đến lúc, nhà nước cần phải định hướng cho văn hóa nghe nhìn của một thế hệ Việt.
bai 3 can phai dinh huong lai Bài 2: Phim Việt hóa “đè” phim Việt
bai 3 can phai dinh huong lai Bài 1: Phim Việt có còn bản sắc Việt?

Phim Việt có khởi sắc…

Nhìn lại các sáng tác điện ảnh trong những năm qua: Năm 2015 có 41 phim (trong đó 7 phim nhà nước và 34 phim tư nhân). Năm 2016 có 35 phim, không có phim nhà nước. Năm 2017 có 39 phim và không có phim nhà nước.

Theo NSND, đạo diễn Đào Bá Sơn, điều đáng mừng là năm 2017 có sự cạnh tranh khốc liệt giữa phim tư nhân Việt và bom tấn thế giới trên các rạp chiếu ở Việt Nam. Trong hai năm qua, điện ảnh thị trường có thể nói là lên ngôi vua, những phim hài nhảm, câu khách rẻ tiền… gần như không còn nhưng lại quá thiếu những phim mang tính định hướng chính trị, xã hội, về văn hóa thời cuộc con người Việt Nam.

bai 3 can phai dinh huong lai
Thứ trưởng Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch, NSND Vương Duy Biên trao giải Cánh Diều Vàng cho phim điện ảnh “Cô Ba Sài Gòn”.

Tuy biết thị trường là yếu tố sàng lọc quyết định nhưng theo ông, ông nhìn thấy các nhà làm phim tư nhân đang vượt qua thương mại thông thường để hướng tới cái nhân văn, giá trị khác. Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn cho rằng phim dự thi giải Cánh Diều 2017 tạo nên nhiều xúc cảm cho ông. Các phim thị trường và phim nghệ thuật đã quện vào nhau, khiến phim hấp dẫn hơn. Ông cho rằng các phim năm nay đa dạng về thể loại, “tới bến”, “tới số” và “tới tầm” đẩy tính cách và cốt truyện tới cuối cùng, đạt được nhiều cảm xúc của người xem.

NSND Lê Hồng Chương – Phó cục trưởng Cục điện ảnh: Hiện nay, thị trường của chúng ta ổn, các nhà sản xuất phát triển rất nhanh, điều đó thể hiện ở cách những nhà làm phim biết cách lựa chọn phim để tham dự giải thưởng điện ảnh, lựa chọn cách quảng bá trên các kênh thông tin truyền thông, khi trước đây phim nhà nước không làm được.

Đây là điều đáng mừng, tuy nhiên vấn đề phát huy thế mạnh thế nào, thì chúng ta phải có những phim như “Bao giờ cho đến tháng 10”, “Cánh đồng hoang”… những phim dấu ấn đặc biệt của điện ảnh cách mạng Việt Nam thời kỳ trước. Bởi vậy, cái khó là chúng ta phải làm thế nào để điện ảnh của chúng ta xây dựng được những tác phẩm điện ảnh đặc biệt, để làm được điều đó không thể thiếu vai trò của nhà nước.

Còn các nhà chuyên môn, năm nay, các phim truyền hình được đầu tư khá chỉn chu về nội dung và kỹ thuật. Các phim tập trung khai thác sâu về tính cách con người và bối cảnh xã hội. Điểm đặc biệt của Cánh diều 2017 là sự góp mặt của nhiều phim làm về đề tài hình sự. Có nhiều phim mang tính thời sự cao, đào sâu tâm lý nhân vật rất tốt, gay cấn, hấp dẫn.

Đây là điều đáng mừng cho điện ảnh nước nhà khi đã từ lâu đề tài hình sự của phim Việt không đáp ứng được nhu cầu của khán giả nước nhà. So với năm 2016, năm nay phim truyện điện ảnh đã có sự xuất hiện phim nghệ thuật, nhân văn và nói về dân tộc, cội nguồn. Các phim này đề cập rõ nét về giá trị nhân vật, có sự sáng tạo về nghệ thuật, âm nhạc có sự đồng hành với hình ảnh, làm cho bộ phim chân thực và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, còn xuất hiện nhược điểm đó là chưa có phim nói về vấn đề quan trọng bức thiết của xã hội Việt Nam.

... nhưng thiếu định hướng

NSND Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam cho biết, năm nay có 55 cơ sở gửi phim đến, 117 tác phẩm dự thi các thể loại. Số lượng đa dạng thể loại, đề tài, đó là điều đáng mừng. Nhưng đáng tiếc rằng phim đề tài lịch sử vắng bóng ở mảng phim truyện và nhìn lại những năm trở lại đây cũng vắng bóng tác phẩm của những cơ sở làm phim truyền thống của ngành điện ảnh, các cơ sở làm phim lâu năm, các cơ sở đã từng đóng góp để tạo nên diện mạo điện ảnh Việt Nam ngày hôm nay. Đó là điều đáng phải suy ngẫm.

NSND, đạo diễn Nhuệ Giang cho rằng, với số lượng phim “xem được” chỉ chiếm 1/3, dẫn đến hạn chế về giáo dục thẩm mỹ cũng như tính giáo dục trong phim, đặc biệt là không bám sát với thực tế xã hội. Như vậy, nếu đưa ra thị trường sẽ có hại nhiều hơn có lợi, vì phim không giáo dục được thẩm mỹ cho nhân dân, cũng không đưa được cho nhân dân những vấn đề của xã hội Việt Nam. Những vấn đề mà các phim tư nhân đưa ra chỉ là cảnh ở những thành phố lớn va xoay quanh những cô bé, cậu bé giầu có.

Giải thưởng điện ảnh Cánh Diều 2017 vừa diễn ra tối ngày 15/4/2018 với giải Cánh Diều Vàng dành cho phim truyện truyền hình “Thương nhớ ở ai” của Trung tâm sản xuất phim truyền hình VFC. Giải Cánh Diều Vàng dành cho phim truyện điện ảnh “Cô Ba Sài Gòn” do hãng phim tư nhân VAA của Ngô Thanh Vân sản xuất.

Theo NSND Nhuệ Giang, khán giả đến rạp chỉ để vui vẻ và thưởng thức những cảnh hài, những câu chuyện ở đâu đâu không gắn bó gì với đất nước. Điều này rất nguy hiểm về mặt giáo dục thẩm mỹ, bởi đa số phim tư nhân chỉ quan tâm đến doanh thu chứ không đặt nặng vấn đề giáo dục. Có vài nhà sản xuất bỏ tiền ra làm phim còn quan tâm đến vấn đề văn hóa như phim “Dạ cổ hoài lang”, nhưng rất hiếm.

Trong 2 năm vừa rồi không có bóng dáng phim nhà nước tham gia các giải thưởng điện ảnh, điều đó cho thấy rằng nhà nước đang buông bỏ mặt trận văn hóa nghe nhìn và dòng phim đã rất thành công trong quá khứ. “Nếu như nhà nước bỏ tiền ra làm những tác phẩm điện ảnh về con người Việt Nam, đất nước Việt Nam, tôi tin rằng những dòng phim ấy rất hấp dẫn người xem”, NSND Nhuệ Giang chia sẻ.

Ở góc độ khác, NSND Lê Hồng Chương – Phó Cục trưởng Cục điện ảnh đưa ra quan điểm, hiện nay các hãng phim tư nhân đang rất tích cực để đưa ra những tác phẩm điện ảnh đáng xem, tuy nhiên bên cạnh đó có những bộ phim khiến ông phải thốt lên: Làm phim như thế này thì thu tiền thế nào?. Cũng cùng với sự trăn trở của NSND Nhuệ Giang, NSND Lê Hồng Chương cũng băn khoăn với vai trò của nhà nước đối với thị trường phim Việt.

Theo NSND Lê Hồng Chương, không có một nước nào trên thế giới, trừ Mỹ, là không có vai trò của nhà nước để định hướng, để xây dựng nền văn hóa của mình, xây dựng nền điện ảnh của mình. Ta có thể thấy các nền điện ảnh châu Âu như Pháp, Thụy Điển… và một số nước khác… đều phải có định hướng của nhà nước. Bởi nếu muốn xây dựng nền văn hóa điện ảnh của mình thì phải có định hướng.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể quay về cách làm của ngày xưa, sử dụng tiền của nhà nước để làm phim mà không tính đến hiệu quả, đầu ra. Vì thế, chúng ta cần phải phối hợp giữa nhà nước và tư nhân, nhà nước vẫn định hướng vai trò của điện ảnh nhưng phải theo cách của thị trường như việc sử dụng kinh phí thế nào, cơ chế ra sao, chính sách thuế… Theo NSND Lê Hồng Chương, “thiếu sự định hướng của nhà nước chắc chắn là không ổn”.

Còn NSND Hồng Ngát - Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam thì cho rằng, bên cạnh sự trông đợi nguồn kinh phí của nhà nước thì cần thiết phải khích lệ, động viên, theo chiều hướng tốt đẹp đối với các nhà làm phim tư nhân.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, đặc điểm của sốt xuất huyết là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Do đó, công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cần phải được nâng cao, người dân không nên chủ quan khi bước vào cao điểm dịch.
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nếu để các bệnh viện và các trường đại học tự chủ mà phải tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao...
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng

Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng

(LĐTĐ) Mới đây, Công ty Cổ Phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã trúng thầu dự án Eaton Park trị giá gần 1.900 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Địa ốc Tâm Lực, thuộc Tập Đoàn Gamuda Land làm Chủ đầu tư.
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn

Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn

(LĐTĐ) Ngày 4/11, thực thi cam kết phát triển bền vững, Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) chính thức ra mắt Thẻ thanh toán Techcombank Visa Eco (thẻ Eco) - Thẻ xanh đầu tiên cho khách hàng sống xanh mỗi ngày cùng Techcombank.
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên

Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên

(LĐTĐ) Được quy hoạch theo mô hình “thành phố trong thành phố”, Thủy Nguyên của Hải Phòng đang cần những khu đô thị mới thực sự nâng tầm chất lượng sống của người dân địa phương như Vlasta - Thuỷ Nguyên hay Hoàng Huy Green River.
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm

Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm

(LĐTĐ) Cuộc đọ sức giữa Real Madrid và AC Milan trong khuôn khổ Champions League 2024/25 sẽ diễn ra lúc 03h00 ngày 6/11. Với lợi thế sân nhà, đoàn quân của HLV Carlo Ancelotti đang đặt nhiều kỳ vọng vào việc giành trọn 3 điểm để tiếp tục cuộc đua ở bảng đấu.
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?

Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?

(LĐTĐ) Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm, nhiều vỉa hè, tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội lại bị “xới tung”, bụi bay mù mịt gây ảnh hưởng đời sống dân sinh. Điều đáng nói, tình trạng này lặp đi lặp lại hàng năm trên khắp các nẻo đường, tuyến phố như một điệp khúc quen thuộc.

Tin khác

Bác thông tin đạo diễn Trương Nghệ Mưu tham dự LHP Quốc tế Hà Nội 2024

Bác thông tin đạo diễn Trương Nghệ Mưu tham dự LHP Quốc tế Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết thông tin đạo diễn Trương Nghệ Mưu và diễn viên Lee Kwang Soo tham dự LHP Quốc tế Hà Nội 2024 là không chính xác.
Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội 2024: Nơi điện ảnh sáng tạo cất cánh

Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội 2024: Nơi điện ảnh sáng tạo cất cánh

(LĐTĐ) Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF 2024) sẽ diễn ra từ ngày 7-11/11/2024 tại Thủ đô Hà Nội với chủ đề "Điện ảnh Sáng tạo - Cất cánh". Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo, Cục Điện ảnh chủ trì tổ chức.
“Đi giữa trời rực rỡ” sẽ có phần 2

“Đi giữa trời rực rỡ” sẽ có phần 2

(LĐTĐ) Theo thông tin từ phía nhà sản xuất, bộ phim truyền hình “Đi giữa trời rực rỡ” sẽ kết thúc ở tập 58 và có phần 2.
Bộ phim "Đào, phở và piano" từng gây sốt phòng vé sắp phát sóng trên VTV

Bộ phim "Đào, phở và piano" từng gây sốt phòng vé sắp phát sóng trên VTV

(LĐTĐ) Bộ phim "Đào, phở và piano" của đạo diễn Phi Tiến Sơn sẽ được chiếu vào lúc 21h20 ngày 13/10 trên VTV1. Đây là một tin vui khi tác phẩm có cơ hội tiếp cận đông đảo khán giả truyền hình trên khắp cả nước.
Trải nghiệm văn hóa Ý qua màn ảnh tại Liên hoan phim Italia 2024

Trải nghiệm văn hóa Ý qua màn ảnh tại Liên hoan phim Italia 2024

(LĐTĐ) Liên hoan phim Italia 2024 diễn ra từ ngày 23 đến 28 tháng 9 tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia, số 87 Láng Hạ, quận Ba Đình, hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả Thủ đô một bữa tiệc điện ảnh đầy màu sắc và cảm xúc.
Cánh diều Vàng 2024: Quyền Linh, Phương Anh Đào đoạt giải diễn viên chính xuất sắc phim điện ảnh

Cánh diều Vàng 2024: Quyền Linh, Phương Anh Đào đoạt giải diễn viên chính xuất sắc phim điện ảnh

(LĐTĐ) Lễ trao giải Cánh diều Vàng 2024 diễn ra tại Nhà hát Đó (thành phố Nha Trang) tối 10/9. Quyền Linh, Phương Anh Đào được trao giải Cánh diều Vàng cho Nam/Nữ diễn viên chính xuất sắc của phim điện ảnh.
Điện ảnh Việt Nam nhiều thành tựu sau 50 năm thống nhất đất nước

Điện ảnh Việt Nam nhiều thành tựu sau 50 năm thống nhất đất nước

(LĐTĐ) Sáng 10/9, tại thành phố Nha Trang, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Hội điện ảnh Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Điện ảnh Việt Nam từ khi đất nước thống nhất: 50 năm - một chặng đường” với sự tham dự của các nhà quản lý, tác giả kịch bản, đạo diễn, quay phim, diễn viên điện ảnh…Hoạt động này nằm trong chuỗi chương trình giải thưởng Cánh diều vàng 2024.
Cánh diều vàng 2024: Tạo bệ phóng đưa Nha Trang trở thành thành phố điện ảnh đầu tiên

Cánh diều vàng 2024: Tạo bệ phóng đưa Nha Trang trở thành thành phố điện ảnh đầu tiên

(LĐTĐ) Cánh diều vàng 2024 đang hướng đến một lễ hội điện ảnh - du lịch tầm cỡ quốc gia và khu vực, qua đó tạo bệ phóng đưa thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) vươn mình trở thành thành phố điện ảnh đầu tiên tại Việt Nam, hướng tới phát triển như: Cannes, Berlin, Venice, Busan,Thượng Hải, Tokyo…
161 tác phẩm tranh tài tại Giải thưởng Cánh diều Vàng 2024

161 tác phẩm tranh tài tại Giải thưởng Cánh diều Vàng 2024

(LĐTĐ) Từ ngày 3 đến 10/9/2024, Hội Điện ảnh Việt Nam sẽ tổ chức Giải thưởng Cánh diều Vàng 2024 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà với nhiều hoạt động hấp dẫn. Đây là sự kiện điện ảnh thường niên được mong đợi nhất, quy tụ những tác phẩm và nghệ sĩ xuất sắc nhất trong năm.
Phim Việt bùng nổ doanh thu dịp nghỉ lễ 2/9

Phim Việt bùng nổ doanh thu dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Trong bối cảnh thị trường điện ảnh toàn cầu đang dần hồi phục sau đại dịch, điện ảnh Việt Nam đang chứng kiến một làn sóng mới đầy hứa hẹn. Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 vừa qua đánh dấu một cột mốc đáng nhớ khi có đến 3 bộ phim Việt dẫn đầu phòng vé - một hiện tượng hiếm gặp ngoài dịp Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động